Những bóng ma sân cỏ năm 2014
Bạo lực đã lên đến đỉnh điểm trên sân cỏ thế giới năm qua mà tiêu biểu là vụ bạo loạn kinh hoàng tại vòng loại Euro 2016 và những sự cố thiệt mạng do những hành vi bất chấp luật lệ.
Ẩu đả kinh hoàng trong trận vòng loại Euro 2016 giữa Albania và Serbia – Ảnh: Internet.
Vết nhơ lớn nhất trên sân cỏ trong năm 2014 chính là sự cố ẩu đả kinh hoàng giữa CĐV hai đội Albania và Serbia trên sân Partizan tại vòng loại Euro 2016 hồi tháng 10.2014 khiến trận đấu đã bị hủy bỏ ở phút 41, đồng thời gây leo thang căng thẳng chính trị giữa hai nước láng giềng. Gần cuối hiệp 1 trận đấu này, một cổ động viên đã thả lá cờ thân Albania vào sân. Ngay lập tức cầu thủ Stefan Mitrovic đã vươn lên cố gắng lấy lá cờ xuống. Hành động này khiến các cầu thủ Albania nổi giận cho rằng xúc phạm danh dự đất nước họ nên lao vào đánh Mitrovic.
Video đang HOT
Ngay lập tức nhiều cầu thủ chính lẫn dự bị và kể cả CĐV hai bên cũng lao vào tấn công nhau dữ dội bằng nắm đấm và bằng tất cả những gì họ cầm được trên tay. Các cầu thủ Albania yếu thế phải chạy trốn vào đường hầm. Dù cảnh sát đã kịp lao vào can ngăn nhưng cơn giận dữ của CĐV vẫn bùng phát khiến trận đấu phải gián đoạn. Sau đó UEFA đã xử Serbia thắng Albania 3-0 nhưng đội bóng này cũng bị trừ 3 điểm vì không đảm bảo an ninh để xảy ra tình trạng bạo lực khủng khiếp.
Bạo lực còn leo thang trong trận bán kết lượt đi AFF Cup giữa Malaysia và VN trên sân Shah Alam khi CĐV Malaysia đã tấn công CĐV VN bằng gậy gộc gây đổ máu cho một vài CĐV đội khách. Khi trận đấu chỉ còn 5 phút và trời đang đổ mưa thì do bất mãn với thất bại cầm chắc của đội nhà, một vài phần tử quá khích Malaysia không kìm được mình đã lao vào đánh các CĐV VN đang reo hò mừng chiến thắng khiến cho không khí trên sân đang sôi động bị chùng xuống bởi hành vi côn đồ của vài CĐV chủ nhà. Phải mất vài phút sau lực lượng bảo vệ mới can thiệp nhưng phía Malaysia đã để lại vết nhơ khó xóa tẩy. Sau đó đích thân Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao cùng Tổng thư ký LĐBĐ Malaysia phải lên tiếng xin lỗi VN. Cảnh sát Malaysia cũng vào cuộc bắt giữ 5 kẻ quá khích đã tấn công CĐV VN.
Chính bạo lực cũng dẫn đến những vụ chết người như việc tiền đạo Akli Fairuz của CLB Persiraja (Indonesia) bị thủ môn Agus Rahman (CLB PSPAP Sigli) phạm lỗi thô bạo trong một pha cản phá bóng tại Super League hồi tháng 5 khiến anh qua đời. Hay trường hợp của Albert Ebosse, 24 tuổi, tiền đạo người Cameroon đã chết tại bệnh viện do bị chấn thương sọ não. Ebosse chơi cho JS Kabylie, CLB này đã để thua 1-2 trước USM Alger trong trận đấu ở giải vô địch quốc gia Algeria. Anh đã bị trúng hòn đá được ném ra từ phía các CĐV đội JS Kabylie sau khi kết thúc trận đấu và dù được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng chấn thương quá nặng khiến anh không thể qua khỏi. Một kết cục cay đắng khác là thủ môn, đội trưởng CLB Orlando Pirates Senzo Meyiwa cũng chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu sau khi trúng đạn của những kẻ lạ mặt tại nhà cô bạn gái ở Vosloorus, Nam Phi.
Trớ trêu hơn là cái chết thương tâm của cầu thủ Ấn Độ Peter Biaksangzuala hồi tháng 10, sau cú nhảy santo ăn mừng bàn thắng. Vui mừng vì ghi được bàn gỡ hòa 1-1 cho CLB Bethlehem Vengthlang trong trận gặp Chanmari West FC (giải vô địch Ấn Độ), cầu thủ 23 tuổi bắt chước động tác ăn mừng của tiền đạo người Đức Miroslav Klose nhưng lại thực hiện không chính xác dẫn đến chấn thương đầu quá nặng rồi tử vong.
Và gần đây nhất, hồi đầu tháng 12, thủ quân CLB Tiro Federal (Argentina) là Franco Nieto bị các CĐV tấn công dẫn đến thiệt mạng. Trước đó, trận đấu giữa CLB Tiro Federal của Franco Nieto và đội kình địch Chacarita Juniors đã phải kết thúc sớm 15 phút sau khi trọng tài rút ra tổng cộng 8 chiếc thẻ đỏ do cầu thủ hai đội lao vào đánh nhau…
Theo Thanhnien
Thủ tướng Albania tố cáo UEFA
Hôm 24-10, Thủ tướng Albania Edi Rama (ảnh) cho rằng việc UEFA xử Serbia thắng 3-0 nhưng không công nhận 3 điểm ở trận vòng loại EURO 2016 chẳng khác nào là một "quyết định chính trị".
Nhận định về những quyết định của Ban kỷ luật UEFA, ông Rama nói trong một cuộc họp báo tại Tirana: "UEFA đã đưa ra một quyết định chính trị. UEFA không công bằng giữa kẻ tấn công, người chịu trách nhiệm trong những cuộc bạo lực thể xác, và việc các cầu thủ Albania chịu ảnh hưởng nặng nề về thể lực và tâm lý đến nỗi họ không thể tiếp tục thi đấu". Trước đó, Thủ tướng Rama còn viết trên Twitter: "Ngày nay, công lý không được thực thi. LĐBĐ Albania sẵn sàng bắt đầu cuộc chiến công lý".
Ngoài ra, ông Rama còn khẳng định rằng quyết định xử mỗi LĐBĐ Albania và Serbia nộp phạt 100.000 EUR là không công bằng. Theo ông, Serbia là nước chủ nhà và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức và diễn biến trận đấu. Thêm vào đó, ông Rama còn tố cáo UEFA không nhận thức rõ "nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực trong trận đấu" do cổ động viên Serbia gây ra.
Serbia được xử thắng nhưng họ lại không được hưởng 3 điểm. Thế nên, LĐBĐ nước này (FSS) không hài lòng và quyết định kháng án. Trong bản thông cáo, FSS cho rằng án phạt của UEFA là "mâu thuẫn" nên họ "quyết định dùng quyền kháng án quyết định của UEFA".
Theo VNE
Lá cờ tai họa khiến cầu thủ loạn đả Trận đấu giữa Serbia và Albania bị hủy giữa chừng vì xảy ra ẩu đả giữa các cầu thủ và CĐV. Cuối hiệp một trận đấu giữa Serbia và Albania ở bảng I vòng loại Euro 2016, một chiếc máy bay điều khiển mang theo theo tấm vải in hình bản đồ của Kosovo bất ngờ xuất hiện trên sân Partizan. Cảm thấy...