Những “bóng hồng” sau chiếc vô lăng
Tài xế xe tải đường dài là nghề khó nhọc. Thế nhưng, nhiều phụ nữ tự chọn cho mình nghề ôm vô lăng chạy xe chở hàng ba bốn trăm cây số mỗi đêm. Những cô tài xế tải lái rất có trách nhiệm, với bạn hàng và với luật đường bộ. Họ coi xe như thân thể mình.
Ốm, ra nổ máy xe là khỏi
23h đêm, trong số những xe tải khắp nơi tấp nập đổ về chợ đầu mối Thủ Đức, có chiếc xe BKS 71C 9535 loại 2,5 tấn của chị Nguyễn Thị Phương Hồng, 39 tuổi, chở theo đứa con 3 tuổi.
Đã 10 năm nay cái tên Hồng chôm chôm gắn với chị và với những người mưu sinh tại chợ đầu mối Thủ Đức, TPHCM.
Hồng chôm chôm hả? Nó chuyên chạy hàng hoa quả, chú biết nó từ cái thời nó còn phụ xe người ta cơ. Nó giỏi lắm, đúng là gái Bến Tre, thời nào cũng có phụ nữ đảm đang” – chú Năm Phúc, bảo vệ lâu năm tại chợ đầu mối Thủ Đức – nói.
Tôi theo xe chị từ chợ đầu mối Thủ Đức về huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Căn nhà cấp 4 của mẹ con chị khá tuềnh toàng bởi thiếu bàn tay của người đàn ông.
Chị Hồng trên tay lái xe tải
14 tuổi, chị Hồng theo anh trai đi làm lơ xe tải, rồi đam mê từ đó. Chị học lấy bằng lái xong cũng là lúc người anh trai bị tai nạn giao thông qua đời.
“Bố mẹ và mọi người đều nói con gái mà chạy xe tải nguy hiểm lắm, sao không học lái xe khách…? Những ngày đầu chạy đường dài, cánh tài xế nam vượt lên thấy mình lái, họ thi nhau thử tay nghề của mình” – chị Hồng kể.
Vào nghề được vài năm, chị bén duyên với anh Hải, tài xế chạy cùng tuyến. Anh chị quyết định cầm hết tài sản vay ngân hàng mua xe.
Có xe, anh vẫn chạy thuê, còn chị nhận các mối chở thuê quanh vùng. Lời chẳng được bao mà tháng nào cũng bị công an phạt, bí quá chị móc nối mối chạy hoa quả xuống chợ đầu mối.
Hằng đêm mình chị một xe. Những hôm đang chạy, xe chết máy, nổ lốp. Không biết xoay xở sao, chị đành chặn các xe khác nhờ đồng nghiệp giúp đỡ. Nặng quá thì gọi cứu hộ xa lộ, được cái, phụ nữ chạy xe cẩn thận, “vì coi nó như thân thể mình nên 10 năm, trộm vía, cầm lái chưa bao giờ bị tai nạn”.
Nhiều hôm bị công an tuýt còi kiểm tra. Nhưng rồi các anh thấy phụ nữ chạy xe ban đêm một mình mà thương tình cho qua.
Có những hôm bệnh nằm ở nhà 2 ngày, chân tay buồn bực, cố gượng dậy chạy ra xe nổ máy ngồi đó một lúc tự nhiên thấy đỡ hẳn.”-Chị Hồng nói
Chị bảo, có những hôm bệnh nằm ở nhà 2 ngày, chân tay buồn bực, cố gượng dậy chạy ra xe nổ máy ngồi đó một lúc tự nhiên thấy đỡ hẳn.
Video đang HOT
“Tôi chạy xe cho chị Hồng hơn năm nay, từ lúc chị mua xe thứ 2. Lúc mới mua được hơn tháng xe bị tai nạn nhưng chị không phạt tiền hay đền hàng, chị là người có nghĩa khí lắm nên tôi theo chị từ đó” – anh Vinh tài xế của chị nói.
Từ 15h chiều, chị Hồng chạy quanh tỉnh Bến Tre thu gom hoa quả tại các nhà vườn. 19h khởi hành. 23h đêm xe tới chợ đầu mối, xuống hàng và giao hàng cho các chủ mối tới 3h sáng hôm sau chị quay xe về khu công nghiệp Tân Bình lấy cám gia súc chở ngược lại Bến Tre giao cho các đại lý và kết thức vào 8h.
“Hàng của Hồng đảm bảo lắm, tính nó cẩn thận lại uy tín nên ai cũng muốn lấy hàng” – chị Hương, chợ đầu mối Thủ Đức, nói.
Thỏa hoa hậu
“Hoa hậu 71N-8524 hả? Ai mà không biết em đó. Đẹp lắm, chạy xe thì khỏi bàn. Cánh tài nam ngửi khói không đó”- anh Tuấn chạy xe tải cùng tuyến TPHCM – Tây Nguyên nói về chị.
Chị là Bùi Thanh Thỏa, 31 tuổi, đẹp hơn những gì cánh tài xế miêu tả. Vợ chồng chị ở thành phố Bến Tre. Vào nghề được 5 năm nhưng đã là một tài xế có tiếng.
Căn nhà như biệt thự giữa khu xóm nghèo chân cầu Bến Tre 2. Lúc tôi đến vợ chồng chị mới chạy hàng cây cảnh từ Tây Nguyên về.
Lúc lấy nhau, hai vợ chồng mua xe ba gác chạy. Được hơn tháng thì nhà nước cấm xe ba gác, sẵn tiện anh Ninh có bằng lái xe, hai vợ chồng quyết định cầm cố tài sản mua xe.
Chị Hồng giao hàng cho khách tại chợ đầu mối Thủ Đức
Có xe, hai vợ chồng chạy hàng thuê, sau một năm chuyển sang chạy hoa quả lên chợ Bình Điền Sài Gòn bán.
Sau 2 năm vợ chồng trả hết nợ, xây nhà mới, vay thêm tiền ngân hàng mua thêm chiếc xe 5 tấn chuyên chở cây cảnh lên Tây Nguyên.
“Nó siêng lắm. Ngoài chở cho mấy mối chính lên chợ Bình Điền, nó còn gom luôn mấy mối nhỏ lẻ và hàng nhà lên tận các vùng ven của thành phố như chợ Tân Hương, chợ Thủ Đức, chợ nông sản Hóc Môn để bán thêm kiếm lời” – chị Thúy, chợ Bình Điền, khen bạn hàng.
Tối, vợ chồng người ta bên nhau, dạy con học rồi ôm nhau ngủ… Vợ chồng chị mỗi người ôm một cái vô lăng. Đứa con trai tên Tuấn được 3 tháng, chị gửi ông bà nội chăm, chị đi chạy hàng.
Đàn ông chạy xe tải đường dài thường bị cho là phong tình, rải “mỗi cung đường một bà vợ”. Nhưng chắc tại các cô gái biết chồng chị Thỏa có vợ là g ái xe tải nên không dám động vào. Chị cũng nhiều phen bị đồng nghiệp tán vì tưởng chưa có chồng.
“Cũng vì cuộc sống cả thôi, chứ làm chồng ai không muốn vợ mình nhàn hạ con mình sung sướng, chấp nhận hy sinh cho con cái em ạ” – anh Ninh chồng chị nói.
“Thấy vợ chồng nó ngày đêm chỉ lo làm ăn, chạy xe nguy hiểm, chúng tôi bất an lắm. Nửa đêm có điện thoại là lại giật thóp nghĩ vợ chồng nó có chuyện gì” – ông Thiên bố chồng chị Thỏa nói.
Cuộc sống sau vô lăng
Chị Thỏa có cơ ngơi khang trang, vợ chồng được người dân ở đây khâm phục. “Tưởng cái nghề này vợ chồng cơm hẩm canh thiu nhưng sao vợ chồng nó hạnh phúc quá” – ông Mười trưởng ấp nói.
Ngày đầu chạy xe đường dài, lúc chồng mệt, chị lái. Rồi thành quen. Tuyến Tây Nguyên, những hôm trời mưa như trút nước, xe hỏng máy nằm ngay chân đèo. Hai vợ chồng đội mưa hì hục sửa tới sáng. Hay có những hôm chạy hàng hoa quả đi Sài Gòn thấy tai nạn giao thông, chị bỏ chuyến hàng, đưa người ta đi cấp cứu…
“Để có được cái cơ ngơi này là sự cố gắng lớn. Có hôm chạy xe bị mấy ông bạn tài xế móc đểu “vợ mày đẹp vậy mà đi miết, không sợ thằng khác cướp vợ hả”. Thỏa cũng bị hỏi vậy. Nhưng tin nhau là chính chứ đã có thói trăng hoa thì đâu cần phải hoàn cảnh như mình mới trăng hoa” – anh Ninh nói.
Không được như Thỏa, hạnh phúc tới với chị Hồng quá muộn lại đi quá nhanh. Khi đang có bầu bé Ái, chị và anh chia tay vì không hợp nhau.
Quyết định vừa chạy xe vừa nuôi con, nghỉ đẻ được 2 tháng chị đã phải đgửi bé ở nhà với bà ngoại để chạy hàng.
Bé Ái được 10 tháng tuổi, bà ngoại bệnh, chị cho bé theo xe, đùm sữa, đồ ăn, quần áo theo. Mẹ lái xe con ngồi cạnh chơi, rồi con ngủ lúc nào không hay. Tới chợ ai cũng ngạc nhiên và nói chị liều. Nhưng từ ngày đó trên xe chị luôn có người bạn nhỏ này.
“Số nó khổ từ bé, nhỏ không được học hành như người ta, lớn phải đi làm nuôi các em ăn học, chồng con lỡ làng. Lại làm cái nghề nguy hiểm này, chúng tôi thì già rồi phải dựa vào nó. Chỉ mong trời phật phù hộ cho nó khỏe mạnh bình an” – bà Sương mẹ chị Hồng, nghẹn ngào.
Chị Hồng già hơn với cái tuổi 39, khuôn mặt nhăn nheo bởi thức đêm, mái tóc luôn bù xù.
Chuyến hàng đêm nay chị lại có con gái đi cùng: “Sau này lớn con cũng theo mẹ lái xe. Bé vẫn nói vậy với chị vì nó giống chị, yêu cái nghề này và nếu không được trên xe một ngày thì không chịu được”.
Chiếc xe vút đi theo vệt sáng của cung đường 1A thẳng tiến tới Sài Gòn, nơi đó có những bạn hàng của chị. Ở đó cũng còn có bao phụ nữ như chị hằng đêm ôm chặt vô lăng và ôm chặt những hạnh phúc nhỏ nhoi mình đang có.
Theo 24h
"Hô biến" hoa quả thối thành sinh tố
Hoa quả thối từ các chợ đầu mối được bán cho cửa hàng cà phê giải khát với giá rẻ mạt. Sau đó, chủ quán phù phép để những miếng hoa quả dập thối thành các ly sinh tố bắt mắt, và có vẻ thơm ngon.
Hoa quả thối từ chợ vào quán
2 giờ sáng, tại chợ đầu mối Long Biên và Hoàng Mai (Hà Nội), hoa quả dập, thối được bày bán tràn lan ngay cổng ra vào. Quả dập, thối vứt cả ra lối đi. Người ta ngồi chễm trệ trên đống hoa quả để lựa.
Chợ đầu mối Long Biên vốn dĩ đã có tiếng "gai góc" trước những người cầm máy quay phim. Chúng tôi phải đi mua hoa quả trong 3 đêm trắng.
Hoa quả thối vào tủ đá, thành nguyên liệu chế biến sinh tố
Chúng tôi mua chiếc hộp xốp, chia thành 2 ngăn, ngăn dưới khoét lỗ đặt ống kính máy quay hướng ra ngoài, ngăn trên cho một ít hoa quả để ngụy trang. Cứ thế bê đi bê lại.
2 giờ sáng. Xe tải từ khắp nơi đổ về chợ đầu mối Long Biên, Hoàng Mai. Sau đó được người kinh doanh đầu mối tại chợ Long Biên, Hoàng Mai mua lại. Tiếp đó những người kinh doanh ở các chợ Hà Nội đổ về.
Từ khi xuống xe, hoa quả phải trải qua sự lựa chọn nhiều lần. Lần thứ nhất của người kinh doanh tại chợ đầu mối Long Biên. Hoa quả được chia làm 3 loại, tốt, trung bình và loại dập, rơi vãi tại lối đi. Loại tốt và trung bình sẽ được chuyển về gian hàng qua các loại xe kéo và người bốc vác.
Hoa quả dập thối, được bày bán tràn lan tại chợ đầu mối Long Biên
Mỗi xe tải loại 1,25 tấn chở hoa quả, sau khi bán hết hàng sẽ còn lại khoảng 10 đến 15kg loại dập thối. Loại hoa quả này, chủ vẫn trả công cho người bốc vác hoặc bán trực tiếp cho đầu nậu với giá bèo.
Một số khác do rơi vãi xuống lối đi tiếp tục được người bốc vác nhặt nhạnh cho vào thùng xốp và đưa tới quầy bán lại cho gian hàng chuyên bán hoa quả kém chất lượng.
Loại này sẽ được bán theo mớ, hoặc theo rổ, không phải cân kẹo gì. Có loại chỉ 50.000 đồng, có loại 70.000 đồng, cao nhất là 100.000 đồng/rổ (khoảng 7 đến 10kg).
Chị chủ quầy tên Lan bán cho tôi với giá 30.000 đồng/7kg xoài. Số xoài trên, tôi vừa bê ra đường Yên Phụ lập tức có khách "ăn" ngay với giá 50.000 đồng.
Trả tiền xong cho tôi, người phụ nữ rồ ga chạy về hướng đường Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm), lúc này khoảng 5h sáng ngày 2/10.
Chúng tôi bám theo vị khách về tới ngõ 265 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) chị ta vào một con hẻm rồi mất hút. 8h30, người phụ nữ từ con hẻm đi ra cùng chiếc xe máy treo rất nhiều túi ni lông. Chị đến gõ cửa các quán cà phê, sinh tố gần cổng trường học, điểm cuối cùng dừng lại phố Xã Đàn (Đống Đa).
Kết thúc hành trình đeo bám, chúng tôi trở lại các điểm mà người phụ nữ giao hàng để thưởng thức những ly sinh tố "thơm ngon" kia.
Hoa quả thối thành các ly sinh tố
Trở lại quán cà phê tại phố Xã Đàn, sau hồi tỉ tê thất nghiệp muốn xin việc, bà chủ Trần Thu H. đon đả đồng ý nhận tôi vào làm công việc pha chế đồ uống.
Hoa quả dập thối, được lượm ở lối đi
Vài ngày sau tôi trở lại, chị H. không ngần ngại hướng dẫn cho tôi cách pha chế sinh tố, giá cả từng loại hoa quả. Chủ quán chỉ cho tôi 2 loại hoa quả để ở 2 ngăn khác nhau, một loại tươi và một loại kém chất lượng.
Chỉ xong chị Hoa dặn: "Nhìn mặt mà bắt hình dong" tùy vào khách sang, thường quen biết hay lạ để pha chế sinh tố.
Những khách sang, sẽ lấy giá 35.000 đồng đến 40.000 đồng/ly tùy loại hoa quả, khách thường bán 15.000 đến 20.000 đồng/ly.
Chị H. lấy 1 miếng hoa quả to chừng bằng ngón tay cái trong ngăn đá ra cho vào cối xay sinh tố. Tiếp đó cho một ít sữa đặc, một ít nước tạo mùi, một ít đá lạnh rồi bật công tắc điện sau chừng 3 phút là cho ra một cốc sinh tố "thơm phức". Chị H. nói, đây là hoa quả giá rẻ.
Tôi chỉ thấy lạ là tại sao, một, hai miếng quả cộng với ít sữa, nước tạo mùi lại cho ra một ly sinh tố "thơm phức".
Đối với khách sang, quen, sinh tố sẽ được chế biến từ hoa quả tươi, khách thường và lạ sẽ được pha chế từ hoa quả để sẵn trong ngăn đá.
Tiếp đó chị H. hướng dẫn cho tôi nhập các loại hoa quả với giá khác nhau. Chị Hoa nói, giá cam sành từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, mãng cầu 70.000 đồng/kg, xoài 35.000 đồng/kg.
Nếu chỉ chế biến các loại hoa quả tươi ngon thế này, mỗi kg chỉ xay được khoảng 2 đến 3 ly sinh tố, 1 kg cam vắt được khoảng 3 ly, tương tự đối với mãng cầu khi bỏ vỏ hạt 1kg sau khi xay sinh tố chỉ còn lại chừng 2 đến 3 ly. Xoài sau khi bỏ vỏ, hạt 1kg xay sinh tố chỉ còn lại 2 ly.
Nếu pha chế hoa quả xịn thì sẽ phải lấy giá cao, mà lấy giá cao thì khách sợ không dám đến.
Những loại hoa quả này chỉ cung cấp cho những quán sang trọng với giá từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/ ly mới có lãi, trong khi các quán sinh tố vỉa hè chỉ bán với giá 15.000 đồng tới 20.000 đồng.
Nói rồi chị H. lấy 1 miếng hoa quả to chừng bằng ngón tay cái trong ngăn đá ra cho vào cối xay sinh tố. Tiếp đó cho một ít sữa đặc, một ít nước tạo mùi, một ít đá lạnh rồi bật công tắc điện sau chừng 3 phút là cho ra một cốc sinh tố "thơm phức". Chị Hoa nói, đây là hoa quả giá rẻ.
Tôi chỉ thấy lạ là tại sao, một, hai miếng quả cộng với ít sữa, nước tạo mùi lại cho ra một ly sinh tố "thơm phức".
Phóng viên thành... trái bóng
Sau khi thâm nhập đầu mối bán hoa quả dập, thối cho tới khi thành cốc sinh tố đặt trên bàn cho khách, chúng tôi tìm đến cơ quan chức năng để tìm lời giải đáp.
Những loại hoa quả vứt dưới gầm xe này sẽ được nhặt nhạnh và bán với giá bèo
Tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP - Bộ Y tế), bà Trần Thị Lựu, chuyên viên Phòng Truyền thông của Cục đề nghị phóng viên để lại giấy giới thiệu để báo cáo với lãnh đạo rồi trả lời bằng văn bản.
Cuối giờ chiều PV được bà Trần Thị Lựu truyền đạt lại nội dung của lãnh đạo Cục ATVSTP rằng: "Hoa quả dập, thối, theo quy định là bên Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý".
Tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản. Ông Tiệp cho rằng vấn đề hoa quả dập, thối thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) quản lý.
Chúng tôi tiếp tục liên lạc với ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật. Ông Hồng cho hay, chúng tôi chỉ quản lý vấn đề an toàn thực phẩm, còn quản lý chung thì còn liên quan đến nhiều ngành.
Ví dụ về nhãn mác, lưu thông trên thị trường thuộc về bên Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương). "Chúng tôi quản lý trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu về tới các địa phương".
ông Hồng nói - "Hoa quả về tới chợ là do Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) quản lý. Về tới chợ, tới hàng người ta bán, bảo quản, chế biến không tốt là do Cục ATVSTP (Bộ Y tế) quản lý".
Ông Hồng cho biết thêm, khi kiểm tra liên ngành, việc này không chỉ 3 Bộ mà còn kết hợp cả với công an.
Theo 24h
Phát hiện rau nhiễm khuẩn Chiều 5.10, Ban quản lý Chợ đầu mối Hòa Cường, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) cho biết một mẫu rau xanh tại chợ bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột. Trước đó, giữa tháng 8 vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản thuộc Sở Nông...