Những bóng hồng nổi bật làng game Việt 2011
Họ đều có ảnh hưởng tới thị trường game online nội địa, dù có thể không xuất hiện nhiều hoặc đã bị lãng quên.
Giờ đã là quãng thời gian cuối năm 2011, và cũng là lúc để chúng ta bắt đầu nhìn lại toàn bộ thị trường MMO nội địa. Hãy bắt đầu loạt bài tổng kết làng game online Việt Nam 2011 với việc nhìn lại vài khuôn mặt nữ giới nổi bật nhất. Trong số này đa phần là những nhân vật có scandal trong giới nghệ thuật, tuy nhiên sau khi giai đoạn truyền thông cho game mới kết thúc thì họ cũng lui vào bóng tối.
“ Thiên thần sexy” TGHM Việt
Là tâm điểm của cộng đồng game thủ TGHM nói riêng và Việt Nam nói chung trong những ngày cuối 2010 lẫn đầu 2011, nữ gamer với nick name Tiểu Ly đã thể hiện một bộ ảnh Cosplay cực kỳ dễ thương với phục trang “Công chúa” của TGHM 2.
Hà Ly trong bộ ảnh dễ thương.
Được biết, Tiểu Ly tên thật là Hà Ly, sinh năm 1992 và là một “Hot girl” khá nổi tiếng của giới mộ đạo Cổ Long Online, ngoài ra Ly còn khá say mê TGHM bởi kho đồ thời trang cực kỳ đồ sộ của game. Ngoài ra, cô bạn đa tài còn là một MOD (Điều hành viên) rất được lòng thành viên của diễn đàn GameVN.
Trong cuộc phỏng vấn sau đó, Ly cho hay cô không thấy thoải mái khi được gọi là “hot girl” vì chủ yếu họ chỉ đơn giản là những người nổi trội về mặt ngoại hình. Và thật sự nếu may mắn có được cơ hội để tự khẳng định mình, Ly sẽ vươn lên bằng niềm tự hào về những gì cô có.
“Bạch Cốt Tinh” Lê Kiều Như
Hồi tháng 02, đại diện SGame cho hay họ đã mời Lê Kiều Như làm hình ảnh đại diện của hãng, sau khi nghe giới thiệu đây là một tựa game nhập vai có hình ảnh hết sức dễ thương và lối chơi cuốn hút là Thần Tiên Vui Vẻ, cô tỏ ra hết sức quan tâm, và ngỏ lời muốn tham gia công việc viết kịch bản cho game.
Bộ ảnh Bạch Cốt Tinh của Lê Kiều Như.
Mặc dù sau đó hợp đồng với người đẹp này không thành công, cô vẫn góp mặt trong bộ ảnh cosplay Bạch Cốt Tinh để quảng bá cho Thần Tiên Vui Vẻ – webgame lấy bối cảnh Tây Du Ký làm nội dung chủ đạo.
Nếu bạn chưa biết, Lê Kiều Như là nữ diễn viên kiêm ca sỹ gây nhiều sự chú ý trong giới trẻ Việt Nam. Nhất là sau khi cô cho ra mắt tiểu thuyết “Sợi Xích”. Ngay từ khi còn chưa ra đời, tác phẩm này đã khiến cư dân mạng xôn xao (nguyên nhân chủ yếu là vì những trường đoạn “ nóng bỏng” bên trong).
“Nữ hoàng dao kéo” Phi Thanh Vân
Hồi giữa năm, NPH Tamtay cho hay họ đã mời được người mẫu Phi Thanh Vân vào vị trí đại diện cho Địa Vương – webgame bất động sản của hãng. Điều này được chứng minh rõ ràng khi trên trang chủ game xuất hiện hình ảnh Phi Thanh Vân trên các poster event quảng bá. Thêm vào đó, bộ ảnh mới của cô cũng thực hiện với tên gọi “Địa Vương”, dẫu nội dung của nó liên quan tới việc… cướp tình.
Phi Thanh Vân diễn xuất trong bộ ảnh “cướp tình”.
Ngay sau khi danh tính đại sứ lộ diện, đã có nhiều lời phản ánh trái chiều trên diễn đàn. Không ít game thủ cho rằng việc lựa chọn Phi Thanh Vân là một sai lầm của Tamtay, thậm chí có người còn gọi đây như là một “thảm họa cho MMO Việt Nam”.
Video đang HOT
Tuy nhiên theo đại diện Tamtay sau đó cho hay lượng người chơi vẫn không ngừng tăng. Có thể nói đó là thành quả của việc quảng bá dựa trên hình ảnh đại diện.
Mỹ nữ 12 tuổi Bảo Trân
Để quảng bá mạnh mẽ cho dự án mới với tên gọi Đua Ngựa (thực chất là Thống Lĩnh Online), SaigonTel đã khôn khéo khi mời mỹ nữ mới 12 tuổi Bảo Trân làm hình ảnh đại diện. Thành quả của việc này là bộ ảnh “đại chiến hoa hồng” khá nghệ thuật.
Series ảnh duy nhất mà Bảo Trân thực hiện cho Thống Lĩnh.
Nhưng sau đó, hình ảnh của nữ đại sứ này nhanh chóng nhạt nhòa vì không thấy cô góp mặt trong bất cứ event nào của Thống Lĩnh. Tựa game này cũng hoạt động hết sức ảm đạm trong toàn năm 2011, server in-game vắng vẻ đến nỗi phải sáp nhập, xóa 50% tài khoản cấp thấp.
Hồi cuối năm 2010, cũng từng có thông tin Bảo Trân làm đại diện cho tựa game Túy Tiêu Tao của Trung Quốc, sau đó tên cô có trong danh sách mỹ nữ tham dự ChinaJoy 2010 nhưng rồi tất cả chẳng đi đến đâu.
Diễn viên Kiều Trinh
Hồi tháng 08, nhằm quảng bá tối đa cho Ngạo Kiếm, NPH xGo đã mời hẳn diễn viên Kiều Trinhlàm đại sứ. Cô này từng gây sốt cho cộng đồng online nói chung và game thủ nói riêng với video “ảnh hot”, bằng Clip nhạc re-mix từ bài hát Britney Spear – Baby one more time, được Việt hóa và thể hiện bởi giọng hát của Kiều Trinh: “Trinh ơi, đừng sợ”.
Màn cosplay của Kiều Trinh.
Trong buổi phỏng vấn sau đó, Kiều Trinh cho hay cô chơi phái Chân Đạo trong Ngạo Kiếm. “Thật sự thì lịch của Trinh khá kín nên Trinh chỉ có thể chơi được một chút ở khoảng trống giữa các cảnh quay. Trinh cũng rất vui vì có game làm chỗ thư giãn trong thời gian làm việc vất vả”, cô tâm sự.
Tuy nhiên sau đó các thông tin về vị đại sứ này nhanh chóng rơi vào quên lãng, ngoại trừ một bộ ảnh cosplay khá “hot”.
Đệ nhất mỹ nhân TLBB Việt Nam
Cuộc thi Miss ảnh Thiên Long Bát Bộ có hơn 500 thí sinh tham gia dự thi, thu hút hàng triệu lượt bình chọn của game thủ. Cuối cùng, nữ game thủ Nguyễn Ngọc Hiền đăng quang ngôi vị đệ nhất mỹ nhân. Cô sở hữu nhân vật XxTrieuManxX, cấp độ 96 ở cụm máy chủ Như Lai Thần Chưởng).
Nguyễn Ngọc Hiền (phải) là nữ gamer thực thụ.
Đây cũng là mỹ nữ duy nhất trong danh sách này là game thủ thực thụ, trong năm 2011 cô thực hiện khá nhiều bộ ảnh gợi cảm và nghệ thuật nhằm quảng bá cho MMORPG hút khách nhất của FPT Online. Điển hình như bộ ảnh áo dài hồi đầu tháng 11 vừa qua.
Nguyễn Ngọc Hiền hiện là sinh viên chuyên ngành Thiết Kế Đồ Hoạ và đang chờ chuyển tiếp lên đại học Greenwich của Anh.
Giám đốc sản phẩm VGE
Ngay sau khi có thông tin nhà phát hành game VGE bổ nhiệm giám đốc sản phẩm mới, diễn đàn đã trở nên sôi nổi khác thường. Sự việc chủ yếu khởi nguồn từ việc GĐSP mới trông… quá trẻ trung và xinh đẹp, khác hẳn với suy nghĩ thông thường của mọi người về ứng viên cho vị trí quan trọng như vậy.
Chân dung GĐSP VGE đầy cá tính.
Từ đó, nhiều ý kiến hoài nghi cho rằng một “hotgirl” khó mà quản lý được game, nhất là nó đang trong giai đoạn khó khăn, âu đây cũng là rắc rối khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến cho rằng phản bác lại GĐSP mới khi chưa biết gì về người này là không công bằng.
Suy cho cùng, với game thủ thì Giám đốc là ai có lẽ không phải là vấn đề quan trọng. Điều quyết định cho sự thành công hay thất bại trong lần “thay máu” này của VGE là ở đường hướng phát triển và khả năng tập hợp được sức mạnh của cả cộng đồng người chơi chứ không phải ở khoản “cô ấy cao bao nhiêu” hay “cô ấy đẹp thế nào”.
Theo Game Thủ
Căn bệnh bất lực của ngành game nội địa
Mặc dù còn chưa hết năm, nhưng chúng ta đã có thể liệt kê ra được một số điểm yếu mà làng MMO Việt Nam chắc chắn không thể khắc phục được trước 2012.
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có bất cập riêng, game cũng vậy. Đặc biệt hơn nữa là làng game Việt Nam trước nay trong mắt game thủ vẫn tràn ngập những điểm yếu cố hữu mà dù nhắm mắt, bịt tai họ còn kể ra được. Niềm mong mỏi nhỏ nhoi của họ rằng một ngày nào đó thị trường trở nên sáng sủa hơn vẫn còn rất xa vời.
Chẳng thế mà dù hơn 1 tháng nữa năm 2011 mới chính thức trôi qua, nhưng chúng ta đã có thể liệt kê ra được một số bất cập mà làng MMO Việt Nam chắc chắn không thể khắc phục được trước 2012. Chúng đại diện cho căn bệnh "bất lực" của ngành game nội địa nhiều năm gần đây.
Bất lực khi đưa 3D vượt lên trước 2D
Đây là vấn đề đã được đưa ra bàn tán, thảo luận đến hàng vài năm nay nhưng vẫn chẳng đi đến kết quả nào. Nhiều người chơi dù rất chán ghét những thể loại MMO 2D, 2.5D tới từ Trung Quốc nhưng họ buộc phải chấp nhận chúng, cơ may đã đến khi năm 2010 ghi nhận một loạt game 2D, 2.5D đóng cửa, thế nhưng mọi chuyện không hề tươi sáng hơn chút nào trong năm 2011.
Thay vì game 3D, thị trường MMO nội bị thống trị bởi... webgame.
Cụ thể, suốt 3 quý đầu năm thị trường nội địa tràn ngập... webgame, thể loại mà khó ai có thể tưởng tượng được lại làm chủ cả ngành MMO với tuổi đời 10 năm. Dĩ nhiên, vẫn có một số MMO 3D hiếm hoi ra đời nhưng đều bị lu mờ vì phải vận hành dưới dạng server ngoại (webgame cũng thế nhưng do đặc trưng nhẹ nhàng của nó nên độ lag, dis không cao).
Nói cách khác, năm 2011 đã thất bại hoàn toàn trong việc triệt tiêu những thể loại game xưa cũ để đưa game thủ Việt đến với loạt sản phẩm cao cấp hơn. Bệnh "bất lực" này có khi còn kéo dài đến cả năm 2012 không biết chừng.
Bất lực khi cải thiện cái nhìn của xã hội
Năm 2010 đã bị phủ một bóng đen khi tất cả đều nhìn nhận game online như "bạch phiến số", dư luận lên đến đỉnh điểm giai đoạn cuối năm và dần dịu đi khi bước sang đầu năm 2011. Điều này cộng với việc nhiều MMO ra mắt trở lại tạo nên cảm giác an toàn phần nào cho gamer.
Game thủ vẫn bị nhìn dưới hình dạng "con nghiện".
Nhưng trên thực tế, những con mắt nhìn vào làng game nội địa vẫn còn quá lạnh lùng, thậm chí những thứ như bài bạc, cá độ cũng bị quy vào... game để nhấn mạnh thêm tính tiêu cực của loại hình giải trí này. Có thể thấy vẻ bề ngoài thì thị trường game đã hoạt động lại bình thường, nhưng bên trong còn quá nhiều sơ hở và khó khăn cũng vì không cải thiện được cái nhìn của xã hội.
Từ nay đến hết năm là quãng thời gian quá ít ỏi để có thể can thiệp vào nỗ lực ấy, chúng ta chỉ có thể kỳ vọng vào năm 2012 mà thôi.
Bất lực với ý tưởng Câu lạc bộ game thủ
Cuối năm ngoái, có tin tức đồn đại rằng một số NPH bắt đầu phối hợp với nhau để thành lập một CLB game thủ thực thụ với chức năng định hướng cho cộng đồng, đồng thời đứng ra bảo hộ cho người chơi. Vẫn biết chuyện này khó thành sự thật nhưng vẫn tạo nên hy vọng mong manh.
Ngay cả CLB game thủ "tự túc" cũng không tồn tại lâu chứ chưa nói tới CLB bài bản.
Và hy vọng ấy vẫn tiếp tục tắt ngấm trong cả năm 2011, thậm chí còn không ai buồn nhắc đến ý tưởng CLB gamer vì những điều kiện tiền đề như ai tổ chức, vốn ở đâu còn chưa rõ ràng. Cứ thế, ý thức dân cày nội địa rớt xuống mức báo động, bị gamer nước ngoài kỳ thị tẩy chay không thường tiếc, quyền lợi của họ cũng chẳng có ai bảo hộ.
Không lẽ ý tưởng trên chỉ là một giấc mơ đẹp?
Bất lực khi loại bỏ cách phục vụ yếu kém của NPH
Hiếm có năm nào mà làng game Việt lại phải đối mặt với những dịch vụ hậu đãi cho khách hàng kém cỏi như năm 2011 này. Cách kinh doanh theo kiểu "game ngoại phiên bản Việt" khiến danh tính NPH của một số tựa game không biết là ai, họ cũng trắng trợn phẩy tay khi gamer yêu cầu hỗ trợ.
Vẫn còn những vụ việc bất cập diễn ra hàng ngày.
Có thể đơn cử như việc Thần Bài và Cửu Đỉnh bất ngờ đóng cửa mà không đếm xỉa gì tới gamer, hay mới đây Thiên Hạ khai tử 3 server cũ với lý do rất không chuyên nghiệp là... chi phí vận hành quá cao, bất chấp họ vừa mới kêu gọi người chơi cũ trở lại nạp thẻ nhận quà.
Công cuộc chống hack cũng thất bại thảm hại khi những MMO mới như Tank Ranger bị hack lên hack xuống, còn "ổ hacker" Đột Kích thì khỏi phải nói thêm nhiều. Với chừng đó chuyện chưa làm được, còn từ nào để diễn tả nỗi bất lực của ngành game nội?
Bất lực khi nâng cao trách nhiệm đại sứ
Đại sứ game từ lâu vẫn là vị trí mà game thủ Việt không coi ra gì, đơn giản vì hầu hết trong số họ chẳng có bất kỳ đóng góp nào cho cộng đồng ngoại trừ... chụp ảnh, sau đó lặn mất tăm. Năm 2011 tiếp tục ghi nhận chiêu bài lựa chọn đại sứ "hot" để quảng bá MMO, và tất nhiên họ vẫn "vô tích sự" như cũ.
Đại sứ game trong năm 2011 không làm được gì ngoài những bộ ảnh thế này.
Ví dụ như trường hợp của Địa Vương khi NPH rêu rao Phi Thanh Vân là đại diện, thế nhưng ngoài vài bộ ảnh với mục đích chủ yếu là gây sốc ra thì còn không rõ người mẫu này có biết trò chơi mình đại diện là trò gì hay không. Hoặc như NPH Ngạo Kiếm cho hay họ đang liên hệ với diễn viên Kiều Trinh để làm đại diện hình ảnh, nhưng ngoài thông tin đó và bộ ảnh cosplay nóng ra thì... chẳng có gì thêm.
Bất lực trong việc thổi gió cho game thuần Việt
Năm 2011 cũng là năm mà số lượng game thuần Việt ra mắt nhiều nhất, trải dài từ những cái tên bài bản như SQUAD, Jay Online, TheKing cho tới một số dự án không chuyên như Nuôi thú ảo... Thế nhưng chúng vẫn còn thiếu thứ gì đó thực sự quan trọng để nổi bật lên trước các sản phẩm ngoại nhập.
SQUAD, một trong những dự án thuần Việt tốn kém nhất vẫn còn rất mịt mù tương lai.
Cho đến lúc này, ngoài dự án 7554 của Emobi Games ra thì ngay cả SQUAD là MMO ngốn tiền tấn của VTC Studio vẫn chưa đâu vào đâu (đồ họa tốt nhưng gameplay còn nhiều thiếu sót, dự kiến ra mắt tháng 10 mà chưa thấy đâu). Còn các dự án thuần Việt hạng 2 thì khả năng hút khách chắc chắn còn ít hơn nữa.
Từ nay đến cuối năm, có lẽ sẽ chẳng có cơn địa chấn nào lớn dành cho làng game "made in VN", vì thế ngay từ lúc này chúng ta nên hướng mắt nhìn về năm 2012 thì hơn.
Theo Game Thủ
Những danh hiệu trào phúng nhất làng game Việt Cùng thử trao một số vương miện cho các MMO nội địa kể từ đầu năm 2011 đến nay xem sao. Gần 3 quý đầu năm 2011 đã sắp qua đi, mang theo biết bao hỷ nộ ái ố nơi game thủ nước nhà. Giờ là lúc để chúng ta cùng bình thản ngẫm nghĩ lại từng sản phẩm nổi trội để thử...