Những “bóng hồng” làm cảnh sát chia sẻ vui buồn ngày 8/3
Những câu chuyện thú vị về công việc hàng ngày đứng chốt chỉ huy giao thông của nữ cảnh sát giao thông Hà Nội. Có nữ cảnh sát đã bắt tên trộm khi chuẩn bị ra đứng chốt. Có nữ cảnh sát bị trêu ghẹo…
Nữ cảnh sát giao thông xinh xắn bắt trộm
Nữ CSGT Phạm Thị Chung (sinh năm 1990) thuộc Đội CSGT số 4, phòng CSGT Hà Nội, đã công tác trong ngành được 8 tháng. Nữ cảnh sát đã bắt đầu tham gia đứng bục chỉ huy giao thông ở các chốt Đại Cồ Việt – Phố Huế, Chợ Mơ (Minh Khai), Giải Phóng, ngay sau khi được phân về Đội số 4. Với ngoại hình xinh xắn, nữ cảnh sát Chung đã có nhiều kỷ niệm khó quên khi thực hiện vai trò của mình trong ngành.
Nữ CSGT Phạm Thị Chung nói: “Những ngày đầu ra đứng bục chỉ huy giao thông, tôi rất háo hức, tự hào nhưng cũng lo lắng và sợ, vì phải đối mặt với nhiều tình huống xảy ra. Nhưng được các anh trong đội động viên, chia sẻ giúp đỡ, nên tôi cũng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ”.
Nữ cảnh sát Phạm Thị Chung xinh xắn đã bắt tên trộm khi chuẩn bị ra đứng chốt.
Nói về những ấn tượng khó quê của mình trong những ngày đứng ở chốt, nữ CSGT cho biết bản thân có rất nhiều câu chuyện khó quên. Nhưng câu chuyện khó quên nhất là chính tay nữ CSGT đã tóm lấy tên móc túi đang chạy về hướng mình.
“Hôm đó, tôi đến sớm và đang chuẩn bị đồ để ra bục đứng, thì thấy có người hô móc túi, các anh trong đội cũng đang đuổi bắt lấy tên đó. Lúc đó thấy tên trộm cũng đang chạy về hướng của tôi, nên tôi đã vội tóm lấy tên trộm, trong quá trình giằng co với tên trộm đó tôi đã xé rách mất chiếc áo của anh ta (cười). Sau đó thì các anh trong đội chạy tới còn tay lại và đưa về công an phường Bạch Mai để giải quyết” nữ CSGT Chung chia sẻ.
Để có được bản lĩnh thực hiện được công việc của mình, CSGT Chung cũng không thể quên được những năm tháng được tôi luyện tại trường Học viện Cảnh sát nhân dân. Nữ cảnh sát cho biết, trước đây bản thân không thích theo ngành cảnh sát, nhưng bố mẹ định hướng nên đã theo học. Nhưng càng được đào tạo về ngành, nữ cảnh sát lại yêu ngành hơn, cảm thấy tự hào vì mình là một cảnh sát nhân dân.
Chia sẻ về kỷ niệm khó quên của mình tại trường, nữ CSGT Phạm Thị Chung nói: “Nhờ có sự đào tạo ở trường Học viện cảnh sát mà tôi đã trở nên trưởng thành hơn rất nhiều. Kỷ niệm khó quên nhất ở trường với tôi là giờ học võ, thầy giáo bắt chạy 15 vòng sân 800m, mình và các bạn nữ trong lớp đã khóc. Nhưng thầy giáo nói “không được nghĩ mình là nữ giới để chùn bước, mà hãy hoàn thành nhiệm vụ”, lúc đó mình mới cố gắng hoàn thành”.
Nữ CSGT xinh xắn bị trêu khi đứng chốt
Cùng ở Đội CSGT số 4, hai nữ CSGT khác là Nguyễn Hải Yến và Nguyễn Quỳnh Lê, cùng khóa học với nhau tại trường Trung cấp cảnh sát nhân dân số 1, ra trường và về công tác cùng. Trước Tết các nữ CSGT phải đứng chốt 3 ngày trong một tuần, sau Tết thì tăng lên 4 ngày, cùng với ngoại hình xinh đẹp, cho nên hai nữ CSGT này cũng không gặp ít chuyện cười trong lúc thực hiện nhiệm vụ đứng chốt của mình.
Video đang HOT
Nữ CSGT Nguyễn Hải Yến cho biết: “Lúc mới đầu ra quân thực hiện việc nữ CSGT xuống đường chỉ huy giảo thông. Hôm đấy tôi đứng ở bục Đại Cồ Việt – Bạch Mai, thì có một thanh niên đi xe tới, dừng xe lại rồi cúi chào tôi, sau đó chàng thanh niên này liên tục cầm điện thoại lên để chụp ảnh tôi. Sau khi chụp ảnh tôi anh ấy lại cúi chào tôi rồi đi về”.
Nữ CSGT Nguyễn Hải Yến (trái) và nữ CSGT Nguyễn Quỳnh Lê (phải) sau giờ làm.
Còn với nữ CSGT Nguyễn Quỳnh Lê đang thực hiện nhiệm vụ thì người bác họ của mình (không nghe được) đạp xe từ Bạch Mai đi ra bục, rồi đứng nhìn cháu mình chỉ huy giao thông. Nhưng nữ Cảnh sát không biết việc bác họ đang đứng nhìn mình, cho nên mãi 15 phút sau nữ CSGT mới phát hiện ra và xuống chào bác.
“Tôi cũng không biết bác đâu, bác cứ đứng nhìn vào mình. Khi tôi xuống thì bác dúi cho một túi ngô. Sau đó tôi cũng chào hỏi bác mấy câu rồi bảo bác đạp xe về nhà, còn mình quay trở lại thực hiện nhiệm vụ” nữ cảnh sát nói.
Bên những câu chuyện khó quên khi đứng bục của mình, các nữ CSGT cũng gặp không ít những cảnh trêu ghẹo của người dân đi đường. Nữ CSGT Phạm Thị Chung chia sẻ: “Họ đi qua tôi, họ cứ nói vọng lại “em ơi, em đứng đó thì bao giờ mới về nấu cơm”; “Em xinh thế mà phải đứng đường ạ?”,… Lúc đó tôi cũng chỉ biết mỉm cười với họ, hoặc nói lại là “em đứng bục xong rồi em về em lại nấu mà anh”.
Mùng 8/3 năm nay là ý nghĩa nhất
Sáng 7/3, Phòng CSGT Hà Nội đã tổ chức mitting cho toàn thể nữ CSGT trên địa bàn Hà Nội, vì thế mà đây cũng là dịp để các nữ cảnh sát ở nhiều thế hệ gặp gỡ, giao lưu với nhau, bạn bè cùng lớp, cùng khoa được hội tụ chuyện trò với nhau. Vì thế mà với các nữ CSGT còn trẻ cảm thấy ý nghĩa và đáng nhớ hơn.
“Đây là lần đầu tiên tôi đón mùng 8/3 ở đơn vị công tác, Phòng có tổ chức cho chúng tôi được gặp gỡ, giao lưu với nhau. Vì thế mà tôi cũng được nghe các cô, các chị nữ CSGT đi trước chia sẻ nhiều câu chuyện hay về họ. Ngoài ra, tôi còn được gặp lại các bạn cùng trước mà lâu lắm chúng tôi chưa được gặp, có những anh chị khóa trên phải mấy năm rồi thì lần này mới gặp” nữ CSGT Phạm Thị Chung chia sẻ.
Với hai nữ Cảnh sát Nguyễn Hải Yến và Nguyễn Quỳnh Lê cũng vậy, mùng 7/3 là ngày họ được nghỉ và tham gia vào cuộc mitting của cơ quan nên họ cũng cảm thấy rất vui vì được gặp lại nhiều bậc “tiền bối” cùng bạn bè của mình. Nhưng bù lại ngày 8/3 là chính là ngày trực của hai nữ cảnh sát này. Nói về dự định của ngày mai, cả hai nữ CSGT đều mong muốn kết thúc ca trực thì về nhà để đi ăn cùng với gia đình để mừng ngày 8/3.
Còn nữ CSGT Phạm Thị Chung đã lập gia đình, nhưng ngày mai nữ Cảnh sát này không thể gặp được chồng. “Vì hai vợ chồng đều làm trong ngành, mai lại là ngày trực của chồng bắt đầu từ 6h sáng 8/3 đến 6h sáng 9/3, nên tôi không thể gặp được chồng. Vì thế dự định ngày mai của tôi là về nhà tặng quà cho mẹ, rồi sau đó ăn cơm với bộ mẹ”.
Theo Vũ Minh
Pháp luật Việt Nam
Chính thức thông xe cầu vượt Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt
Cây cầu vượt có chiều dài hơn 350m, dành cho 2 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp (trừ xe chuyên dụng, thi công và xe thô sơ) tại nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt chính thức được thông xe vào 7 giờ sáng nay, ngày 30/8.
Sáng nay, Hà Nội đã chính thức làm lễ thông xe cầu vượt tại nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt sau sáu tháng thi công. Tính từ năm 2012 đến nay, đây là cây cầu vượt thứ 6 trên địa bàn Hà Nội được đưa vào sử dụng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông. Cầu vượt trên đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt có chiều dài hơn 350m dành cho 2 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp.
Theo phương án tổ chức giao thông đi qua nút giao này của Sở GTVT Hà Nội, các phương tiện xe con, xe máy, xe buýt, xe khách lưu thông theo hướng từ đường Đại Cồ Việt đi Trần Khát Chân và ngược lại qua khu vực nút giao sẽ được ưu tiên lưu thông trên cầu vượt.
Các phương tiện từ đường Đại Cồ Việt đi thẳng hướng Trần Khát Chân hoặc rẽ trái đi phố Huế; phương tiện từ đường Trần Khát Chân đi thẳng đường Đại Cồ Việt hoặc rẽ trái đi phố Bạch Mai; phương tiện từ phố Bạch Mai đi thẳng phố Huế hoặc rẽ trái đi đường Đại Cồ Việt; phương tiện từ phố Lê Đại Hành, Mai Hắc Đế qua đường Đại Cồ Việt để đi đường Trần Khát Chân, phố Bạch Mai phải tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông, biển báo trong nút giao. Các phương tiện được rẽ phải không phụ thuộc vào đèn tín hiệu.
Với các phương tiện xe tải, xe chuyên dùng, xe máy thi công, xe thô sơ, người đi bộ không được đi lên cầu vượt Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân. Sở GTVT tổ chức giao thông hai chiều cho tất cả các phương tiện trên tuyến đường Lê Đại Hành và Cao Đạt. Xe buýt đi theo hướng từ Bà Triệu ra Trần Khát Chân đi theo hướng Bà Triệu - Lê Đại Hành - gầm cầu vượt - Trần Khát Chân và ngược lại.
Cầu vượt nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt trước giờ thông xe
Vốn đầu tư ít, thời gian thi công chỉ vài tháng, cầu vượt được coi là giải pháp giải quyết ùn tắc giao thông hữu hiệu của Hà Nội
Cây cầu tại nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt vượt tiến độ 45 ngày
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chúc mừng thành công các đơn vị thi công
Dòng xe đầu tiên lăn bánh qua cầu
Cây cầu này được cho là có thẩm mỹ nhất trong sô những cây cầu vượt của Hà Nội
Khi chưa thông xe dòng phương tiện đông nghẹt đi dưới chân cầu
Đúng 7h, cây cầu vượt Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt được thông xe, phía dưới chân cầu thông thoáng hẳn
Người dân hân hoan đi qua cầu
Hy vọng cảnh ùn tắc tại nút giao này sẽ không còn khi cây cầu được thông xe.
Quang Phong
Theo Dantri
2 đứa trẻ bơ vơ trong gia đình có 9 người rơi xuống suối Ở nhà ông Chang A Súa, Phó chủ tịch HĐND xã Sơn Bình, người nằm trong quan tài vụ sập cầu ở Lai Châu chỉ có đứa anh 8 tuổi lau vội mép cho đứa em gái khi có khách đến. Ngày 27/2, ở nhà ông Súa tại bản Chu Va 6, cửa đóng im ỉm, chỉ có đàn lợn ỉ dũi đất...