Những “bóng hồng” khuân vác, phụ hồ
Nói đến những công việc như phụ hồ, khuân vác… thường ta nghĩ đó là việc của cánh đàn ông trai tráng. Thế nhưng trên các công trình xây dựng, hình ảnh chị em đi phụ hồ không còn xa lạ, âu cũng vì cuộc sống mưu sinh.
“Phái yếu” cũng lăn xả với nghề phụ hồ (Ảnh: Minh Hoàng)
Mệt lắm nhưng làm riết cũng quen
Từ những quận trung tâm thành phố, cho đến vùng ngoại ô, hầu như trong bất kỳ một công trình xây dựng lớn nhỏ nào đều có thể bắt gặp ít nhiều bóng dáng người phụ nữ trong vị trí phụ hồ hay khuân vác.
Ngày cuối tuần, khi chúng tôi tìm đến một công trình đang xây dựng trên quốc lộ 13 thuộc quận Thủ Đức, trên độ cao hàng chục mét, những người phụ nữ đang cặm cụi làm việc mặc cho cái nắng chói chang.
Trên giàn giáo cao chục mét, chị Trương Thị Tin cố gắng hoàn tất công việc dưới cái nắng chói chang (Ảnh: Hoàng Linh)
Kéo tay áo lau mồ hôi trên mặt, chị Trương Thị Tin, quê ở Bình Phước bộc bạch: “Mấy ngày đầu công trình còn làm ở dưới thấp, bây giờ lên cao nên em cũng sợ, nhưng làm riết rồi cũng quen”.
Ngày 10/6/2012, tai nạn thương tâm đã xảy ra với một nữ phụ hồ. Chị Dương Thị Hằng, 30 tuổi, ở xã Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) rơi tự do từ tầng thứ 9 của tòa nhà xuông đât khiến chị tử vong ngay sau đó.
Video đang HOT
Làm riết rồi quen, cho nên chị em chẳng nề hà việc gì, từ khiêng gạch, trộn hồ, đẩy xe, cho đến đổ bê tông, uốn thép… Mặc dù bây giờ cũng có mày móc hỗ trợ, nhưng không phải việc gì máy cũng làm thay người.
Điều đáng ngại là hầu như các chị em làm việc rất thiếu thốn về trang thiết bị bảo hộ lao động, nếu có thì chỉ là chiếc mũ và bộ đồng phục. Ở những công trình quy mô nhỏ và hộ gia đình thì các chị em chỉ có cái nón lá là thứ che mưa che nắng.
Làm việc trên tầng cao nhưng mũ bảo hộ lại là chiếc nón lá (Ảnh: Hoàng Linh)
Chung công việc, nhiều cảnh đời
Đa số các chị em đều đến từ các tỉnh thành lân cận, dù chung một công việc nhưng mỗi người là một cảnh đời khác nhau.
Hai vợ chồng chị Nguyễn Văn Bảy sống ở Tân Phú, Đồng Nai hồi mới lấy nhau cũng có được mảnh ruộng nhỏ để làm ăn, nhưng vì thu nhập không đủ sống nên chuyển sang nghề hồ, làm dưới quê hết việc thì lại lên thành phố.
Có chị em thì xoay trần với nhiều công việc: “Chồng em trước cũng làm nghề hồ nhưng bị tai nạn, giờ ở nhà thay em trông nom các con. Khi xong công trình này, em lại bắt xe lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) hái mướn vì khoảng tháng 11,12 là mùa thu hoạch cà phê rồi.” – chị Bùi Thị Sương quê ở Tây Ninh dự định.
Và trên những công trình ngổn ngang cũng không ít những “bông hoa” mới bước sang tuổi mười tám đôi mươi như Lê Kim Phượng quê ở Bình Dương: “Mấy năm trước em làm trong xưởng điều, mỗi ngày được 50-70 ngàn đồng. Mặc dù làm nghề hồ rất cực nhưng một ngày công cũng kiếm được trên dưới 150 ngàn đồng, cũng có dư để gửi về cho cha mẹ”.
Dù đeo găng tay, khẩu trang kín mít nhưng công việc nặng nhọc này vẫn bào mòn sức khỏe và vẻ đẹp của chị em (Ảnh: Hoàng Linh)
Dấu ấn nghề hồ
Trong dáng hao gầy, chị Hoàng Thị Lụa kể lại: “Đang lúc dọn đống bê tông thì chẳng may đạp phải cái đinh nên đành phải nghỉ một ngày công đi chích ngừa, tiếc đứt ruột!”.
Với 5 năm phụ hồ, chị Vũ Thị Tươi ở Bến Tre có những kỷ niệm “rùng mình”: “Lần đó mình phụ hồ trên giàn giáo ở tầng một cao khoảng 4m, chẳng may bước chân vào tấm ván không có giá đỡ, thế là lao xuống đất. May mà ở dưới là đống cát nên tôi chỉ bị thương nhẹ ở chân”.
Ông Trần Văn Long một chủ thầu công trình nói: “Đàn ông thanh niên làm hồ còn có nhiều người không chịu nổi, nhìn chị em họ làm thấy thương, vì công việc này tốn sức nhiều lắm. Nhưng vì miếng cơm manh áo, họ cứ nằng nặc xin vào làm nên chúng tôi không thể chối từ”.
Làm việc trong môi trường bụi bặm, nhiều chị em mắc phải bệnh viêm xoang, viêm họng, đau lưng, vôi vữa ăn tay… Sau những tháng ngày dãi nắng dầm mưa, những mái tóc đen óng ngả dần sang màu nâu vàng, khuôn mặt cháy sạm đi, đôi bàn tay cũng thô kệch. Nếu có nhắc đến ngày 20/10 thì có người biết, có người không. Nhưng họ có chung mong ước là tìm được việc làm ổn định, phù hợp với sức khỏe của mình, và được làm việc ở gần nhà để chăm sóc chồng con chứ không phải bôn ba nơi đất khách.
Theo Dantri
Anh phụ hồ quyết không để con bỏ học giữa chừng
"Dù có vay tiền cho con đi học tôi cũng quyết không để đứa nào phải bỏ học giữa chừng" - anh Nguyễn Xinh (35 tuổi), tổ 1, thôn 4, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, bộc bạch.
Vợ chồng chị Xuân bên những tấm giấy khen của các con
Anh Xinh là một trong những hộ nông dân nghèo tiêu biểu của huyện Tiên Phước được trao vốn trong chương trình "Tiếp sức nhà nông cho con đến trường" ở Quảng Nam.
Phụ hồ nuôi con ăn học
Anh Xinh có bốn đứa con đang tuổi ăn học. Hằng ngày anh phụ hồ, kiếm tiền lo cho gia đình và nuôi con ăn học. Tuy nhiên đồng lương phụ hồ khoảng 80.000-100.000 đồng/ngày chỉ giúp anh trang trải cuộc sống gia đình chứ không đủ lo tiền học cho con. Để nộp học phí anh Xinh phải vay 15 triệu đồng tiền chính sách diện hộ nghèo trong xã.
Không đầu hàng cái nghèo, những lúc không phụ hồ anh Xinh lên rừng phát rẫy, trồng keo, hồ tiêu, quế để cải thiện cuộc sống. Hiện giờ anh đang trồng khoảng 5 sào keo với hi vọng vài năm nữa bán kiếm tiền lo cho con.
Biết ba cực khổ, các con của anh luôn ngoan ngoãn, nỗ lực học tập. Các bé Vy, Trinh, Quỳnh liên tục mấy năm liền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nguyện vọng lớn nhất của anh Xinh là có một số vốn cho vợ mua thêm heo, bò phát triển chăn nuôi, lấy tiền nuôi con ăn học đến cùng.
"Căn nhà của tôi đã cũ kỹ không có tiền sửa, mái ngói bị dột khi trời mưa... Nhưng mặc kệ, miễn có tiền lo cho mấy đứa con học hành đàng hoàng, nên người, cực khổ mấy tôi cũng vui" - anh Xinh nói.
Gia tài cho con chỉ có đàn gà
Đã nhiều năm qua chị Ngô Thị Xuân, thôn 5, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, là lao động chính trong nhà. Chồng mắc bệnh hiểm nghèo không làm ăn được, mình chị lo cho bảy đứa con ăn học nên người. Hằng ngày, sau khi làm xong việc nhà, chị Xuân lại phải làm thuê, làm mướn để kiếm thêm tiền lo cho gia đình. Nhà đã nghèo lại càng nghèo hơn khi phải gánh số nợ hàng trăm triệu đồng tiền chữa bệnh cho anh Liêm - chồng chị Xuân.
Thời gian trước chị Xuân đã vay mượn tiền để làm chuồng gà, mua mấy chục con gà giống với hi vọng đàn gà sẽ giúp chị có tiền nuôi con ăn học. Một tay chị mua tre về sửa sang chuồng, chăm sóc chu đáo cho đàn gà. Bởi chị biết đó là tất cả gia tài mà chị dành cho con. Chị Xuân còn sửa sang lại vườn nhà, trồng thêm cây ăn quả như cam, bưởi, có thêm đồng ra đồng vô... Ngoài ra chị Xuân còn học cách chăm sóc keo, trồng hơn 1.000 cây keo gần một năm tuổi trên 2 sào đất.
Hết chăm keo chị Xuân lại xoay qua làm 4 sào lúa, rồi phụ hồ, phát keo thuê cho hàng xóm... Cực khổ là vậy nhưng chị Xuân rất hạnh phúc vì con cái học hành chăm chỉ, gặt hái nhiều kết quả tốt. Ngoài hai đứa con lớn đã ra trường, làm việc ở TP.HCM, chị còn năm đứa con đang theo học các trường đại học, trung học phổ thông. Cả Khả, Luyến, Khởi, Khẩn, Khôi đều học khá, giỏi.
Mỗi tháng chị Xuân lại chắt mót gửi gần 8 triệu đồng sinh hoạt phí cho năm đứa con. Chị mong có một số vốn để mở rộng chuồng gà, mua thêm gà giống để lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Dù làm việc quần quật, chị quyết không để con mình phải bỏ học giữa chừng. Ước mơ lớn nhất của đời chị là nhìn thấy con cái ăn học thành tài. Với ước mơ ấy chị càng vững tin làm lụng, tất cả vì tương lai của đàn con.
Theo Tuổi Trẻ
"Rủ nhau" trúng số độc đắc, hơn chục dân nghèo cùng làm từ thiện Suốt ba ngày nay, hơn chục hộ dân thôn Đông Phước (xã Hòa An, huyện Phú Hòa, Phú Yên) vui sướng tột cùng vì cùng trúng vé số độc đắc. Điều ý nghĩa hơn cả là hầu hết những người trúng số lần này đều là dân lao động chân chất, chạy ăn từng bữa. Một số người nhanh tay làm việc thiện...