Những bóng hồng giảm nhiệt giao thông Thủ đô
Dù trời nắng như đổ lửa, hay mưa ngập đường, rét cắt da cắt thịt, những nữ cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc công an TP Hà Nội vẫn sẵn sàng đứng chốt vào các khung giờ cao điểm để điều tiết giao thông, giảm ùn tắc. Sau giờ làm việc căng thẳng, họ lại về với trách nhiệm làm vợ, làm mẹ…
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng PC67 – Công an Hà Nội, việc tung nữ CSGT xuống đường làm nhiệm vụ là nhằm tạo sự thân thiện với người tham gia giao thông cũng như thể hiện nét đẹp của lực lượng CSGT. Đến nay, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng đi tập huấn cho nhiều tỉnh, thành và hiện nhiều nơi đã áp dụng việc đưa nữ CSGT ra điều tiết giao thông như TP.HCM; Ninh Bình; Hải Phòng; Thanh Hóa…
Thép trong mỗi bông hồng
Vào khung giờ cao điểm, nhiều người dân khi đi qua ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền đều không khỏi xuýt xoa, thán phục trước hình ảnh một nữ CSGT xinh đẹp tham gia đứng chốt. Đó là trung úy Phan Quỳnh Anh, sinh năm 1986, hiện công tác tại Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT- Công an TP Hà nội). Dù đang nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục nghiêm chỉnh của ngành, nhưng nữ trung úy Quỳnh Anh vẫn toát lên vẻ mềm mại đầy nữ tính, với đôi mắt long lanh, khuôn mặt sáng ngời.
Trung úy Phan Quỳnh Anh tại ngã tư Tràng Tiền, HN.
Trò chuyện với PV, Quỳnh Anh chia sẻ: “Với những người phụ nữ chân yếu tay mềm như tụi em, không phải ai cũng muốn đứng hàng giờ dưới đường, dầm mưa dãi nắng, hít khói bụi nơi đông người qua lại. Nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, đang nắng như đổ lửa lại chuyển sang mưa phùn gió bấc. Trong khi vẫn phải đứng chốt hàng giờ đồng hồ, chúng em cũng có lúc chân tay run lẩy bẩy. Thế nhưng vì nhiệm vụ, vì sự an toàn của người dân, chúng em vẫn phải đứng nghiêm và thực hiện đúng điều lệnh”.
Đối với Quỳnh Anh, có lẽ việc đứng bốt tham gia điều tiết giao thông đã trở thành nghiệp. Gia đình Quỳnh Anh có 2 anh em, anh trai hiện đang là công an làm việc tại tỉnh Điện Biên, bố làm CSGT Công an tỉnh Lai Châu nhưng hy sinh khi làm nhiệm vụ. Gia đình có truyền thống trong ngành công an nên từ nhỏ, Quỳnh Anh mơ ước sau này sẽ trở thành một nữ chiến sĩ. Hồi học Trung cấp Cảnh sát nhân dân tại Hà Nội, Quỳnh Anh thường xuyên chứng kiến cảnh đường phố ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm. Vì thế cô gái trẻ luôn nung nấu ước nguyện nhỏ nhoi là khi ra trường, sẽ tích cực xuống phố để góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giữ gìn anh ninh trật tự cho đường phố Thủ đô.
Năm 2007, Quỳnh Anh ra trường và về công tác tại phòng PC67- Công Anh tỉnh Điện Biên. Những tưởng ước mơ hồi sinh viên sẽ không có cơ hội thực hiện, nhưng có lẽ duyên trời đã định, Quỳnh Anh lại bén duyên với một chàng trai người Hà Nội, vậy là năm 2012, cô gái chuyển về công tác tại Đội dẫn đoàn CSGT CA TP Hà Nội theo diện đoàn tụ gia đình. Đầu năm 2014, Quỳnh Anh được điều sang đứng bốt điều khiển giao thông và công tác tại Đội CSGT số 1 cho tới nay.
Cũng như Quỳnh Anh, trung úy Nguyễn Thị Thu Giang – Đội CSGT số 14 đã rất nhiều lần tham gia đứng chốt. Hiện Giang đã có 2 con, cháu lớn 4 tuổi, cháu bé mới 2 tuổi, chồng lại làm cùng ngành, thường xuyên trực đêm nên cả hai rất vất vả. Ngoài việc phụ trách xử lý hồ sơ vi phạm an toàn giao thông tại phòng tiếp dân, Giang cũng được điều tiết tại các chốt giao thông Kim Đồng và Pháp Vân- Giải Phóng, vì thế cô luôn phải nỗ lực gấp đôi, cố gắng sắp xếp hài hòa công việc gia đình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Không được phép sai sót
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Hồng Thái – Đội trưởng Đội CSGT số 14 cho biết, hiện đơn vị có 4 nữ CSGT phục cụ công tác điều tiết giao thông. “Là địa bàn cửa ngõ Thủ đô, lưu lượng phương tiện và mật độ người tham gia giao thông lúc nào cũng đông đúc nên áp lực với đội ngũ CSGT rất căng thẳng. Tuy nhiên, từ khi đưa các đồng chí nữ CSGT tham gia điều tiết, áp lực đã giảm hẳn, người tham gia giao thông có phần nể nang và hợp tác tốt hơn khi nghe tiếng còi và hiệu lệnh điều tiết của các nữ CSGT”- Trung tá Thái nói.
Video đang HOT
Từ 3/1/2013, 10 đội nữ CSGT đã xuống phố phân làn giao thông ở một số điểm giao thông thường xuyên xảy ra ách tắc trên địa bàn Thủ đô.
Thiếu tá Nguyễn Văn Hải, Đội trưởng Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn, phòng CSGT cho biết, đơn vị có nhiệm vụ chính là đón, dẫn cũng như đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như những đoàn khách quốc tế, hay sự kiện lớn của đất nước diễn ra trên địa bàn Thủ đô. Vì vậy, CSGT dẫn đoàn phải là những nam thanh, nữ tú có nghiệp vụ, ý thức kỷ luật cao, không được phép sai sót trong bất cứ tình huống nào, giờ giấc phải chính xác đến từng phút.
“Nhận thức rõ vai trò của mình nên cán bộ chiến sĩ Đội CSGT dẫn đoàn luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào. Rất nhiều lần các cán bộ chiến sĩ phải ăn cơm trưa lúc 15h và tối lúc 22h, đối với phụ nữ, điều đó không chỉ là sự vất vả mà còn là thử thách”, Thiếu tá Hải chia sẻ.
Cũng theo Thiếu tá Hải, vì đơn vị chỉ có 10 nữ cảnh sát nên ngoài công việc chuyên môn văn phòng, tiếp dân, xử lý vi phạm giao thông, các nữ cán bộ chiến sĩ CSGT trong đơn vị thường xuyên phải tham gia công tác dẫn đoàn. Vất vả là thế, nhưng chị em nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nữ cảnh sát “hai giỏi”
Anh Trần Văn Kiên ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) – người thường xuyên đi qua chốt giao thông Hàng Bài – Tràng Tiền bày tỏ: Trước đây cũng có lúc anh vượt đèn đỏ, đè vạch, nhưng từ khi lưu thông gặp nữ CSGT đứng chốt, anh không còn vi phạm nữa. Anh Kiên nói: Lưu thông trên đường Hà Nội đông đúc, nhiều khi tắc đường không ai chịu nhường ai thì làm sao trách được ức chế, nhưng mỗi lần đến ngã tư lại được ngắm các bóng hồng CSGT , những bực bội trong tôi tiêu tan hẳn. Anh Kiên còn hài hước: Chỉ mong khi đến ngã tư, đèn đỏ bật lâu hơn để có thời gian ngắm các nữ CSGT.
Là đơn vị có số lượng nữ CSGT nhiều nhất Hà Nội, Trung tá Thiều Mạnh Ngọc- Đội trưởng Đội CSGT số 1 cho biết, chúng tôi được giao phụ trách quận Hoàn Kiếm- địa bàn trung tâm thành phố nên cấp trên đã phân bổ tới 9 nữ CSGT thực hiện điều tiết giao thông trong giờ cao điểm. Trung tá Ngọc khẳng định: Khi phụ nữ làm CSGT, họ luôn phải nỗ lực, gồng mình nhiều hơn nam giới. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị như nam CSGT thì các nữ CSGT còn có thiên chức làm mẹ. Chính điều đó khiến họ càng tất bật hơn. Nhưng dù khó khăn đến mấy, chị em cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và chưa bao giờ chúng tôi nghe thấy một lời than vãn, kêu ca nào từ họ cũng như gia đình.
Trao đổi với PV, Đại tá Đào Vịnh Thắng- Trưởng phòng PC67 – Công an TP Hà Nội, cho biết: Từ ngày 3/1/2013, Phòng CSGT đã tổ chức ra quân thực hiện nhiệm vụ phân luồng, chống ùn tắc tại các điểm nóng giao thông, các cửa ngõ dẫn vào nội đô. Khi đứng chốt làm nhiệm vụ, nữ CSGT cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị như súng bắn đạn cao su, còng số 8, bộ đàm, gậy điện.
Theo_VietNamNet
Ngày đầu xử lý mũ bảo hiểm "rởm": Chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền
Nhiều người tham gia giao thông cho biết không nắm được tiêu chí của một chiếc mũ bảo hiểm (MBH) đúng quy định. Vì vậy, các chiến sĩ CSGT phải tuyên truyền cho người tham gia giao thông các văn bản quy định về tiêu chuẩn của một chiếc MBH đạt chuẩn để tham gia lưu thông.
Sáng nay (1.7), lực lượng CSGT TP.Hà Nội đã ra quân xử lý người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện tham gia giao thông không đội MBH hoặc đội MBH không đúng cách, không phải là mũ bảo hiểm theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Mặc dù trước đó, các cơ quan chức năng đã tuyên truyền người tham gia giao thông sử dụng MBH đạt tiêu tiêu chuẩn, nhưng sáng nay vẫn có rất nhiều người dân sử dụng MBH không đạt chuẩn (mũ "rởm").
Chiến sĩ đội CSGT số 2, Công an TP. Hà Nội tuyên truyền nhắc nhở người dân về việc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Ghi nhận của PV tại các nút giao thông Kim Mã - Liễu Giai, Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng... lực lượng CSGT đã tiến hành kiểm, tra xử lý nhiều xe máy vi phạm luật giao thông như đi sai làn đường, vượt đèn đỏ, đội mũ không cài dây...
Tại ngã tư Liễu Giai - Kim Mã, các chiến sĩ Đội CSGT số 2 đã yêu cầu dừng xe nhiều trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Theo quan sát của PV, những người đội loại mũ lưỡi trai chỉ có một lớp nhựa đều nhận lỗi đội loại mũ không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Việc vi phạm đội MBH không đạt chất lượng đều được CSGT nhắc nhở, tuyên truyền, không xử phạt và người dân không bị thu lại MBH kém chất lượng. Trong buổi sáng, cũng không xuất hiện trường hợp nào người dân tranh cãi với lực lượng CSGT về việc MBH mình đội là kém chất lượng hay đúng chất lượng.
Các chiến sĩ Đội CSGT số 2 giải thích lỗi vi phạm đội loại mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy. (Ảnh: Hữu Thọ)
Bắt đầu xử phạt mũ bảo hiểm rởm: Cái gì khó là đổ cho dân?
Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải - Đội phó Đội CSGT số 2 cho biết: "Chúng tôi chủ yếu tuyên truyền, giải thích với người dân về việc đội loại mũ không phải MBH hay MBH kém chất lượng sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 171. Trong quá trình xử lý nếu chúng tôi phát hiện chiếc mũ người tham gia giao thông đội mũ "rởm", không có đủ 3 lớp, hay tem quy chuẩn, tem của nhà sản xuất theo quy định thì chúng tôi tuyên truyền cho người dân biết cách nhận biết chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn là như thế nào, từ đó họ có thể tìm mua. Chỉ những trường hợp cố tình vi phạm chúng tôi mới tiến hành xử phạt. Đồng thời, chúng tôi cũng không thu giữ MBH không an toàn, vẫn để người dân tiếp tục lưu thông vì đó là tài sản của người dân".
Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải, Đội phó Đội CSGT số 2.
Tương tự, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, các chiến sĩ Đội CSGT số 1 cũng đã nhắc nhở nhiều trường hợp người dân đội MBH không đạt tiêu chuẩn. Nhiều người khi được lực lượng CSGT giải thích loại mũ lưỡi trai chỉ có một lớp nhựa không phải là MBH vẫn tỏ ra khá mơ hồ và cho rằng mình đã sử dụng từ lâu nhưng không thấy ai nhắc nhở gì. Đồng thời, người vi phạm về việc đội MBH chưa hợp quy định cũng cho biết chưa nắm được quy định cụ thể thế nào là MBH đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Phần lớn các trường hợp người dân đội MBH không đạt tiêu chuẩn đều được nhắc nhở rồi cho đi hoặc xử phạt lỗi vi phạm khác, nhưng vẫn có trường hợp bị xử lý hành chính vì lỗi vi phạm này. Như trường hợp người vi phạm L.X.T (Quảng Ninh) đã nộp phạt tại chỗ 150.000 đồng vì hành vi không đội MBH dành cho người đi xe mô tô, xe gắn máy. Anh L.X.T đã ghi vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính: "Tôi nhận lỗi vi phạm. Tôi sử dụng MBH không đúng tiêu chuẩn".
Đội CSGT số 1 cũng đã xử phạt vi phạm hành chính anh T.V.T (Đống Đa, Hà Nội) vì lỗi đi không đúng phần đường quy định và không đội MBH dành cho người đi xe mô tô, xe gắn máy. Anh T.V.T đã đội mũ bảo hộ lao động khi lưu thông trên đường. Trong biên bản xử phạt anh T.V.T cũng đã nhận lỗi không đội MBH đúng quy định.
Một cán bộ thuộc Đội CSGT số 1 cho biết: "Trước mắt chúng tôi thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo phòng là nhắc nhở, tuyên truyền lần đầu đối với các trường hợp đội mũ không đạt tiêu chuẩn, đồng thời yêu cầu người vi phạm ký cam kết phải đổi sang đội mũ đúng tiêu chuẩn ngay. Tất cả số liệu về việc xử lý và cam kết sẽ được chúng tôi gửi về Phòng CSGT, vì vậy trường hợp nào cố tình không đổi mũ, lần vi phạm sau chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".
Về trường hợp mũ đáp ứng được các tiêu chuẩn về hình dáng theo quy chuẩn hàng hóa của bộ Khoa học Công nghệ và có đủ 3 lớp vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo, nhưng tem bị mờ hoặc thiếu tem do bị mất, một cán bộ Đội CSGT số 1 cho biết, nếu CSGT xác định được đây là mũ thật thì không xử lý.
Nhiều người tham gia giao thông sử dụng mũ chuyên dụng cho công nhân xây dựng để tham gia lưu thông.
"Chưa có máy xác định mũ bảo hiểm rởm hay thật, khó xử lý"
Bị lực lượng CSGT dừng xe xử lý hành vi đi sai làn đường, đồng thời bị nhắc nhở về hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng quy định, anh Nguyễn Đức Hoàn (nhân viên giao hàng) tâm sự, anh không biết hôm nay (1.7) lực lượng chức năng bắt đầu ra quân xử lý những người đội mũ "rởm" và cũng không rõ tiêu chuẩn về chiếc mũ bảo biểu đúng quy định được phép đội tham gia lưu thông.
"Hàng ngày tôi đi giao hàng từ 6h sáng đến 11 giờ đêm nên không biết thông tin cơ quan chức năng hôm nay bắt đầu kiểm tra xử lý những người đội mũ bảo hiểm rởm. Chiếc mũ của tôi đội là mũ thời trang, mũ "rởm". Tôi mua có 30 nghìn đồng nên không có cái tem nào cả. Mũ này được cái mát mẻ, lại trẻ trung, nhưng sau khi được các anh CSGT tuyên truyền về các tiêu chuẩn của một chiếc mũ bảo hiểm đúng quy định và sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm đúng quy định, tôi đã cam kết về sẽ về mua mũ bảo hiểm mới đạt tiêu chuẩn để tham gia giao thông", anh Hoàn tâm sự.
Theo ghi nhận của PV, ngoài anh Hoàn, nhiều người tham gia giao thông cũng không nắm được tiêu chuẩn của một chiếc MBH đúng quy định. Vì vậy, các chiến sĩ CSGT phải đọc và cung cấp cho người tham gia giao thông các văn bản quy định về tiêu chuẩn của một chiếc MBH được phép sử dụng khi tham gia lưu thông. Tuy nhiên, theo cán bộ CSGT của Đội CSGT số 1 và số 2 Công an TP.Hà Nội những trường hợp nào cố tình vi phạm như đội mũ không cài quai, đội mũ không phải mũ bảo hiểm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
TheoDân Việt
Chưa phạt người đội mũ bảo hiểm không chuẩn - Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, thời gian đầu thực hiện quy định xử phạt việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chất lượng (từ ngày 1/7), lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở và chưa tiến hành xử phạt. Ảnh minh họa. Mới chỉ nhắc nhở là chính Chiều ngày...