Những bóng hồng đại gia “dính” án vụ siêu lừa Huyền Như
Nữ đại gia xinh đẹp Nguyễn Thiên Lý kháng cáo xin tòa xem xét lại phần trách nhiệm dân sự khi bị buộc phải nộp lại hơn 400 tỷ đồng cũng như hành vi cho vay nặng lãi.
Siêu lừa Huyền Như không chỉ “gây sóng” dư luận về số tiền lừa đảo lên đến gần 4.000 tỷ đồng mà còn vì hành vi phạm pháp của Như đã kéo theo hàng loạt lãnh đạo cấp cao đến cán ngân hàng, những đại gia đều phải xộ khám.
Tại phiên tòa sơ thẩm, khi nghe Huyền Như khai trước vành móng ngựa, người dự khán không khỏi giật mình bởi những thông tin khủng khiếp về thế giới ngầm của “tín dụng đen”. Càng nghe càng thấy Như là bị cáo đứng đầu nhưng cũng là một nạn nhân trong vòng xoáy của đồng tiền.
Những nữ đại gia cho vay cắt cổ
Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2007, khi còn là một nhân viên tín dụng Như bắt đầu vay lãi suất cao và đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản. Lần đầu tiên, một nhân vật chuyên môi giới chứng khoán là Hùng Mỹ Phương giới thiệu Nguyễn Thiên Lý gặp Như.
Biết Như đang “khát” tiền để làm ăn, Lý chủ động gặp Như tại Ngân hàng Vietinbank và đề nghị sẽ cho Như vay tiền với lãi suất 0,4 – 1,2%/ngày. Ngay sau đó, Như đã đồng ý vay 100.000 USD và khoảng 3 tỷ đồng để kinh doanh bất động sản và chứng khoán.
Nữ đại gia xinh đẹp Nguyễn Thiên Lý.
Video đang HOT
Với khoản vay đầu tiên này, với mức lãi suất thấp nhất 0,4%/ngày, mỗi tháng Như đã phải trả khoảng 600 triệu đồng tiền lãi. Không một cơ hội làm ăn nào có thể sinh lời với mức lãi suất cho vay cắt cổ nên Huỳnh Thị Huyền Như ngày càng vay lãi nặng nhiều hơn.
Bản án sơ thẩm xác định từ tháng 12/2009 đến tháng 9/2011, Nguyễn Thiên Lý đã cho Như vay tổng cộng hơn 554 tỷ đồng và 340.000 USD với lãi suất 0,4 – 1,7%/ngày. Như đã phải trả cho Lý hơn 1.296 tỷ đồng nhưng hiện vẫn còn nợ Lý 216 tỷ đồng và 340.000 USD tiền gốc. Thế nhưng đó vẫn chưa phải là trường hợp nhiều nhất. Dư luận không khỏi choáng váng với “nữ đại gia cho vay ngàn tỷ” Nguyễn Thị Lành. Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 3/2008 đến tháng 9/2011, Lành cho Như vay tổng cộng gần 7.842 tỷ đồng với lãi suất 0,4 đến 2%/ngày. Như đã phải trả hơn 9.000 tỷ đồng. Không chỉ là cầu nối cho mối quan hệ giữa Huyền Như và nữ đại gia Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương cũng là kẻ có “máu mặt” trong giới cho vay. Bản án sơ thẩm cho thấy trong vòng gần 3 năm, Phương đã cho Như vay 184,2 tỷ đồng, đã thu về 218,5 tỷ đồng nhưng hiện Như vẫn nợ Phương 130 tỷ đồng. Đối với trường hợp của Đào Thị Tuyết Dung, Như đã vay của Dung 265,7 tỷ đồng và đã phải trả 440,4 tỷ đồng. Với mức lãi suất cho vay cắt cổ, cả 4 nữ đại gia trên đã bị truy tố và xét xử về tội Cho vay nặng lãi. Ngoài mức án phạt, tòa sơ thẩm tuyên buộc các bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính để tịch thu sung quỹ Nhà nước. Cụ thể: Nguyễn Thiên Lý phải nộp lại hơn 414,7 tỷ đồng, Đào Thị Tuyết Dung nộp lại 174,7 tỷ đồng, Hùng Mỹ Phương phải nộp lại 164 tỷ đồng, Nguyễn Thị Lành phải nộp lại hơn 150 tỷ đồng.
Tiếp tay lừa đảo
Trong số 4 nữ đại gia cho vay nặng lãi có 2 người bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò giúp sức là Nguyễn Thị Lành và Đào Thị Tuyết Dung. Tại phiên tòa sơ thẩm, Lành và Dung đều thừa nhận sau khi cho Như vay quá nhiều tiền, thấy Như không có tiền trả nợ nên mỗi bị cáo đã đồng ý ký tên vào một bộ hồ sơ khống để Như thế chấp vay của ngân hàng VIB 15 tỷ đồng. Sau khi bị khởi tố, bị cáo Lành đã chi ngay 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Đào Thị Tuyết Dung.
Phiên tòa sơ thẩm kết thúc, hai nữ đại gia không kháng cáo là Nguyễn Thị Lành và Hùng Mỹ Phương. Điều này đồng nghĩa với việc họ chấp nhận nộp lại toàn bộ số tiền như bản án sơ thẩm đã tuyên. Bị cáo Đào Thị Tuyết Dung chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, không kháng cáo phần trách nhiệm dân sự.
Riêng nữ đại gia xinh đẹp Nguyễn Thiên Lý kháng cáo xin tòa xem xét lại phần trách nhiệm dân sự khi bị buộc phải nộp lại hơn 400 tỷ đồng cũng như hành vi cho vay nặng lãi. Đứng trước vành móng ngựa tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thiên Lý đề nghị tòa xem xét kỹ hơn, việc cáo trạng cho rằng bị cáo thu lợi bất chính hơn 735 tỷ đồng là không chính xác. Theo nữ đại gia thực tế còn rất nhiều tiền vốn mình bỏ ra cho Huyền Như vay nhưng không được đưa vào cáo trạng. Ngoài ra, nữ đại gia còn nói trước tòa: “trong cáo trạng nói bị cáo đi gặp chị Như đề nghị cho chị Như vay tiền là không đúng, gây hình ảnh xấu cho bị cáo, công kích dư luận, khiến bên ngoài hiểu lầm về bị cáo. Bị cáo khẩn thiết đề nghị xem xét, làm rõ bị cáo đã thu lợi bao nhiêu”. Vậy liệu kháng cáo trên của các bị cáo có được tòa xem xét? Họ sẽ nói gì tại phiên tòa phúc thẩm bắt đầu diễn ra vào ngày 15/12 tới.
Theo NTD
Xét xử phúc thẩm "đại án" Huyền Như vào ngày 15/12
- VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn và Đào Thị Tuyết Dung. Phiên xử phúc thẩm sẽ được Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở vào ngày 15/12.
Huỳnh Thị Huyền Như bị tuyên án chung thân.
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank - chi nhánh TP.HCM) cùng đồng phạm thực hiện vào ngày 15/12.
Trước đó như tin tức trên Người lao động, vào ngày 13/2, VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân) về 2 tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cho vay nặng lãi".
Theo VKSND TP.HCM, dù trong phiên sơ thẩm, đại diện VKS giữ quyền công tố đã đề nghị mức án từ 18,5 năm tù đến 21 năm tù đối với bị cáo Đào Thị Tuyết Dung và tù chung thân đối với Võ Anh Tuấn nhưng TAND cùng cấp chỉ xử phạt Dung 12 năm tù và Tuấn 20 năm tù.
VKSND TP.HCM cho rằng, với tính chất và mức độ phạm tội trong hành vi của các bị cáo này, thì mức án tòa tuyên là chưa phù hợp. Bởi hành vi phạm tội của các bị cáo này là đặc biệt nghiêm trọng, được diễn ra trong một thời gian dài, với các cách thức lừa đảo khác đã gây ra một vụ bê bối không nhỏ, làm thất thoát số tiền lớn của Doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cá nhân, tổ chức.
Đặc biệt, hậu quả của nó còn làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Ngân hàng Vietinbank, tạo ra tâm lý hoang mang lo ngại cho khách hàng tham gia giao dịch đối với các chi nhánh của hệ thống ngân hàng này.
Xem liên quan:
"Siêu lừa" Huyền Như thuật lại mánh khóe rút tiền của ACB
Trước đó, trong buổi tuyên án ngày 27/1 của phiên xét xử vụ đại án tham nhũng ngành Ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Vietinbank, Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu cũng đã khẳng định, hành vi phạm tội của nhóm các bị cáo này đã nguy hiềm cho Xã hội, xâm phạm đến nhiều khách thể, tài sản của các ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt đời sống xã hội, do đó cần trừng trị nghiêm khắc.
Do đó, Tòa đã tuyên phạt siêu lừa 36 tuổi Huỳnh Thị Huyền Như án chung thân, Võ Anh Tuấn 20 năm tù, chị gái Huyền Như là Huỳnh Thị Mỹ Hạnh lĩnh án 14 năm tù, "nữ đại gia" Thiên Lý nhận án 2 năm (tổng hợp hình phạt trước đó 4 năm là 6 năm tù). Các bị cáo còn lại nhận mức từ 1 - 20 năm.
Theo nguồn tin từ VietNamNet, tính đến ngày 10/2, đã có hơn 10 bị cáo trong "đại án" Huyền Như gửi đơn kháng cáo đến tòa.
Trong đó, 3 bị cáo gồm Nguyễn Thị Phúc Ngân, Bùi Ngọc Quyên và Lương Thị Việt Yên có đơn kháng cáo kêu oan. Các bị cáo còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
VIỆT HƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xét xử phúc thẩm đại án "siêu lừa" Huyền Như vào ngày 15/12 Bắt đầu từ ngày 15/12, Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm lại tiếp tục hầu tòa phúc thẩm. Dự kiến phiên xét xử kéo dài 2 tuần. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng...