Những ‘bóng hồng’ cắt cơn cho người nghiện ma túy
Khi người nghiện vật vã, đập phá đồ đạc, thậm chí tấn công những người xung quanh, là lúc cấn đến các nhân viên điều dưỡng – các “bóng hồng” ở Cơ sở xã hội Bàu Bàng (Đà Nẵng).
23 tuổi, Nguyễn Thị Hằng nghỉ việc ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để lặn lội lên vùng núi Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) làm công việc cắt cơn cho hàng trăm bệnh nhân nghiện ma túy.
Buổi đầu tiếp xúc với người nghiện, Hằng không khỏi lo lắng, vì lâu nay mới chỉ nghe chứ chưa tận tay khám bệnh. Nhưng đáng sợ nhất là lúc người nghiện lên cơn. “Họ không làm chủ được mình, đập phá và có thể tấn công cả người đối diện”, Hằng kể.
Được những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm giúp đỡ, cô dần làm quen và đến nay đã làm tại Phòng Y tế của Cơ sở xã hội Bàu Bàng 5 năm.
Chị Hằng tư vấn cho học viên nghiện ma túy tại Cơ sở xã hội Bàu Bàng. Ảnh: Nguyễn Đông.
“Làm nghề này quan trọng là phải nắm được diễn tiến sức khỏe và tâm lý người nghiện, chủ động dùng thuốc cắt cơn ngay trước khi họ có biểu hiện bộc phát ra bên ngoài”, Hằng chia sẻ và cho biết bây giờ chỉ cần nói chuyện với người nghiện vài câu là đoán được tình trạng của họ.
Hằng cho biết không chỉ những người mới đưa vào cơ sở điều trị cần cắt cơn mà nhiều người ở đây 5 đến 7 tháng vẫn có biểu hiện như người mới vào. Sau khi cắt cơn khoảng 15 ngày, học viên được đưa xuống các ban để lao động, quản lý.
Vốn không thiện cảm với những người có hình xăm, nhưng ca cắt cơn nghiện đầu tiên mà nữ y tế Huỳnh Thị Lành (22 tuổi) thực hiện lại là một bệnh nhân với chi chít những hình xăm kỳ quái. “Chứng kiến cảnh người nghiện vật vã tôi rất sợ, nhưng giờ đã quen và tự tin làm việc”, Lành kể.
Biết Lành nhỏ tuổi, chưa lập gia đình, nhiều bệnh nhân cai nghiện kiếm cớ chọc ghẹo, không chào bằng cô như cách xưng hô như thường lệ. “Đến khi có học viên chào bằng cô, tôi quen miệng chào những người lớn tuổi hơn mình bằng anh, thế là học viên toàn gọi tôi là em”, Lành nhớ lại.
Video đang HOT
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Lành là ca cắt cơn cho anh Lê Văn Thành (32 tuổi). Anh Thành bị nhiễm HIV, mất niềm tin vào cuộc sống nên khi vào cơ sở đã bất hợp tác, nói chuyện ngang ngược, hất đồ ăn, xé sách báo… Mỗi khi nhìn thấy nữ cán bộ Lành, Thành không gọi bằng cô như quy định, mà quay sang gọi “con quỷ”.
Nữ điều dưỡng Lành với công việc thường ngày. Ảnh: Nguyễn Đông.
Lành tâm sự khi đó đã rất buồn, nhưng cô quyết tâm mình sẽ làm thân với bệnh nhân để giúp đỡ anh. Cô tìm mọi cách tiếp xúc, trò chuyện, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân, và cuối cùng hai người có thể ngồi nói chuyện, chia sẻ cuộc sống cùng nhau như những người bạn thân.
Bây giờ Thành không còn ở phòng cắt cơn nghiện nữa, mà được chuyển xuống Ban quản lý lao động. “Mỗi lần tôi đi qua nơi các học viên lao động, đều nghe tiếng Thành chào cô Lành. Những lúc đó tôi rất vui”, Lành kể và chia sẻ chỉ mong những việc làm thường ngày của mình giúp được phần nào cho những người nghiện từng lầm lỡ, để họ sớm hòa nhập cộng đồng.
Việc phải đối diện với những người nghiện tính khí thất thường đã trở thành chuyện thường ngày của các cán bộ ở Trung tâm Bàu Bàng.Nguyễn Thị Hằng kể, khi chăm sóc sức khỏe cho học viên Vũ (25 tuổi), cô thấy bệnh nhân bình thường, nhưng khi vắng mặt người quản lý, anh này lại đột ngột gây gỗ, cãi vã với học viên khác một cách vô cớ. “Tôi đến cho thuốc để Vũ uống thì anh ta nổi nóng hơn, đập phá đồ đạc, lật tung chiếc bàn đang ngồi và còn định tấn công tôi”, Hằng kể.
Tìm cách tránh những đòn tấn công để đảm bảo an toàn cho mình, Hằng tức tốc gọi thêm cán bộ nam khác vào hỗ trợ, ép Vũ phải tiêm thuốc để cắt cơn.
Ngoài ra, có bệnh nhân dù hứa với các cán bộ ở Trung tâm là sẽ không tái nghiện, nhưng cứ ra khỏi cơ sở xã hội một thời gian thì quay lại. Những lúc đó càng khiến Hằng cũng như các cán bộ khác ở đây thêm trăn trở.
Công việc của những bóng hồng cắt cơn cho người nghiện luôn đối mặt với những bệnh nhân tính khi thất thường. Ảnh: Nguyễn Đông.
Phòng Y tế của Cơ sở xã hội Bàu Bàng hiện có 3 nữ điều dưỡng, thay phiên nhau theo dõi sức khỏe, cắt cơn nghiện cho học viên. Khi hỏi chuyện gia đình, Lành nói cô chưa có dự định gì, và không biết người chồng tương lai có chia sẻ công việc với mình không. “Những lúc mưa gió, đi làm về giữa đoạn đường vắng, em cũng lo lắng”, cô tâm sự.
Chị Hằng thì bảo, may mắn có chồng làm cùng cơ sở Bàu Bàng nên hiểu tính chất công việc. “Con đường đến ma túy với nhiều người bắt nguồn từ hạnh phúc gia đình tan vỡ, thiếu tình thương của cha mẹ… Họ là những người đáng thương, cần được sẻ chia, giúp đỡ và đó cũng chính là động lực thôi thúc tôi làm việc”, chị tâm sự.
Ông Phạm Tạo, Phó giám đốc Cơ sở xã hội Bàu Bàng, cho biết các nữ điều dưỡng cắt cơn cho người nghiện là những cán bộ nhiệt huyết với công việc, dù điều kiện và môi trường làm việc khó khăn, khắc nghiệt. “Cô Hằng có con nhỏ nhưng luôn là người đi làm sớm, về trễ nhất, để dành nhiều thời gian chăm sóc bệnh nhân”, ông Tạo nói
Nguyễn Đông
Theo VNE
Phụ huynh "rối ruột" vì trường học nằm sát cơ sở điều trị cho người nghiện
Một cơ sở điều trị cho người nghiện ma túy được đặt ngay giữa hai trường học trên địa bàn một huyện khiến phụ huynh luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo sợ mỗi khi con, em tới trường. Nhất là khi số người nghiện điều trị ở đây đã tăng lên tới gần 200 người.
200 người nghiện đến điều trị mỗi ngày
Nhiều ngày qua, những phụ huynh có con học tại trường mầm non và trường THCS An Hưng, xã An Hưng, huyện An Dương, TP Hải Phòng bức xúc kiến nghị tới chính quyền xã, huyện về việc cơ sở điều trị cho người nghiện ma túy nằm ngay sát trường học, khiến phụ huynh rất lo lắng.
Chị Nguyễn Thị H. (34 tuổi) có con gái đang học lớp 4 tuổi tại trường mầm non An Hưng, cho biết, sáng nào chở con đến trường chị cũng phải vội vàng đi sớm; chậm chút là bị kẹt lại vì gần đây do tình trạng những người nghiện đến điều trị tại cơ sở bên cạnh trường hay lảng vảng trước cổng chính, nhòm ngó vào các lớp học nên nhà trường buộc phải đóng cổng chính và chỉ mở cổng phụ để phụ huynh đưa các cháu vào.
Anh Trần Văn Q. (30 tuổi), có con trai học 3 tuổi tại trường cũng bức xúc nói, đưa con đi học mà cứ phải mắt trước mắt sau để ngó xem có người lạ nào trà trộn theo vào trường không. Cũng theo anh Q., những người đến cơ sở trên đa số đều có vẻ ngoài khá bất hảo, bặm trợn, nói năng tục tĩu nên cả cô và trò đều rất sợ hãi.
Ông Lê Quang D. (60 tuổi) cùng ở xã An Hưng cho biết, khi điều trị xong tại cơ sở này, những người nghiện thường không về nhà ngay mà còn lang thang, ghé vào các hàng quán xung quanh... Ban đầu thì chuyện trò vui vẻ, sau có khi cà khịa, đánh nhau khiến tình hình an ninh khu vực bất ổn, không tốt cho môi trường giáo dục của các cháu.
Hàng rào ngăn giữa cơ sở điều trị cho người nghiện tại Trạm y tế xã An Hưng với trường mầm non An Hưng vốn đã thấp lại còn bị bẻ hết phần sắt nhọn phía trên nên người nghiện đã có lần vượt rào sang trường.
Một giáo viên trường mầm non An Hưng xác nhận, cứ mỗi khi nhà trường mở cửa đón các cháu là những người đến điều trị tại cơ sở gần đó lại lượn lờ, ngó nghiêng, thậm chí còn gây gổ, đánh nhau, ảnh hưởng đến tinh thần các cháu. Cô giáo này cũng cho biết thêm, từ đầu năm tới nay đã xảy ra vài vụ người nghiện bên cơ sở điều trị Methadone (Trạm y tế xã An Hưng) nhảy qua hàng rào vốn rất thấp để sang trường và chỉ bỏ chạy khi bị bảo vệ cùng công an xã xuất hiện.
Dân bức xúc đòi di dời cơ sở
Một cán bộ xã An Hưng thừa nhận, những người nghiện khi đến điều trị có khi còn mang theo cả hung khí, có mâu thuẫn là sẵn sàng "ra tay". Công an xã An Hưng đã kịp thời ngăn chặn một số vụ, thu giữ cả hung khí.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trịnh Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã An Hưng, cho biết, cơ sở điều trị cho người nghiện bằng phương pháp Methadone được đặt tại Trạm y tế xã từ năm 2008. Tại thời điểm đó, cả 7 xã ven QL5, trong đó có An Hưng cũng chỉ có vài chục người nghiện nên tình hình không phức tạp. Tuy nhiên đến nay, con số người nghiện đã tăng lên tới 188 người khiến tình hình phức tạp hơn. Nhất là khi cơ sở nằm ngay giữa hai trường học.
Theo ông Quý, không chỉ cô, trò và phụ huynh lo sợ mà người dân sống trong khu vực cũng như toàn xã cũng bức xúc kiến nghị Sở Y tế, huyện An Dương cần có phương án di dời cơ sở trên đến khu vực khác phù hợp hơn.
Trả lời phóng viên Dân trí, bà Bùi Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện An Dương cho biết, trung tâm đã nhận được văn bản kiến nghị của chính quyền xã An Hưng về thực trạng trên. Lãnh đạo trung tâm cũng đã làm việc với xã để có phương án xử lý. Trước mắt sẽ tiến hành chuyển cổng qua hướng khác để tạo lối đi riêng vào cơ sở nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Về vấn đề di chuyển cơ sở đi nơi khác, bà Huyền cho rằng, tùy thuộc vào kiến nghị của người dân và tình hình thực tế để tính toán tới phương án này. Tuy nhiên nếu thực hiện trung tâm không đủ thẩm quyền mà chỉ báo cáo, đề xuất với Sở.
Một lãnh đạo huyện An Dương cũng cho biết, huyện đã nhận được phản ánh của người dân và chính quyền xã. Thậm chí vấn đề này cũng đã được cử tri phản ánh tại kỳ họp HĐND. Tuy nhiên cơ sở thuộc quản lý của Trung tâm Y tế huyện, Sở Y tế thành phố nên huyện sẽ chờ phương án xử lý của các đơn vị này. Bên cạnh đó huyện sẽ tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh trong khu vực cũng như tạo tâm lý ổn định cho người dân.
An Nhiên
Theo Dantri
Còn 138 học viên cai nghiện bỏ trốn Tính đến chiều 25/10, lực lượng chức năng đã đưa 424/562 học viên bỏ trốn khỏi Cơ sở điều trị nghiện ma túy Đồng Nai (đóng tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc) vào đêm 23/10, trở lại trung tâm. Như vậy, hiện còn 138 học viên bỏ trốn... Thông tin trên được ông Hồ Văn Lộc, Phó giám đốc Sở Lao động...