Những “bông hoa” thổi bay bom đạn
120 người phụ nữ thuộc tổ chức MAG tỉnh Quảng Trị hàng ngày đội nắng, dầm mưa thực hiện công việc mà không phải ai cũng làm được, đó là rà phá bom mìn, làm sạch đất đai trả lại người dân canh tác.
Họ là những người đại diện cho nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam.
Đối mặt tử thần
Giữa cái nắng tháng 4, nhiệt độ ngoài trời 40-42 độ C, từng cơn gió Lào thổi vào mặt cái nóng rát da rát thịt, chúng tôi đến thăm một khu đồi ở thôn Vực Kè, xã Hải Chánh ( Hải Lăng, Quảng Trị).
Nơi đây vừa được người dân địa phương cày xới, trồng keo tràm cao ngang đầu gối người lớn. Nhìn từ phía xa, dưới cái nắng nóng như chảo lửa, 13 người phụ nữ trong đội MAG 19 (thuộc Nhóm tư vấn bom mìn Vương quốc Anh, viết tắt là MAG) đang tỉ mẩn rà phá bom mìn.
Đưa tay gạt vội mồ hôi trên mặt, chị Lê Thị Bích Ngọc – Đội trưởng đội MAG 19 nở nụ cười tươi tắn đánh bay mọi nắng nóng, căn dặn: “Ở đây bom bi nổi trên mặt đất nhiều lắm, anh phóng viên chụp ảnh thì nhớ đi đứng, quan sát cẩn thận nhé”. Đúng như lời chị Ngọc, chỉ trong vòng 3 giờ, trên khoảng đất rộng 1.000m2, đội MAG 19 đã tìm thấy 6 quả bom bi còn nguyên kíp nổ.
Hồ Thị Khánh Ly là “bông hoa” trẻ, chưa lập gia đình, đang phát lộ một vật liệu nổ. ảnh P.V
Để rà tìm kỹ lưỡng, không bỏ sót diện tích, đầu tiên những bông hoa đội MAG 19 tiến hành rải dây theo từng ô
120 nhân viên nữ tham gia rà phá bom mìn ở hiện trường đang làm rất tốt. Họ sống, làm việc trong sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Phụ nữ mang thai sẽ được MAG ưu tiên làm việc nhẹ hơn. Khi mang thai tháng thứ 7, họ sẽ được rời hiện trường về làm việc tại văn phòng”.
ông Tạ Quang Hùng – quản lý hoạt động hiện trường của MAG
dọc, sau đó dùng máy rà loại lớn quét qua để tìm tín hiệu vật liệu nổ, đánh dấu lại bằng những tấm sắt tam giác màu đỏ. Tiếp đến, họ dùng máy nhỏ để xác định vị trí chính xác của vật liệu nổ rồi nhẹ nhàng làm lộ thiên và tiến hành các bước tiếp theo cho đến khi hủy nổ thành công.
Ở MAG 19, chị Ngọc ở tuổi 41 và có 18 năm “bầu bạn” với bom mìn. Chị không thể nhớ đã rà tìm được bao nhiêu bom, mìn nhưng chị chẳng thể quên quả mìn đầu tiên tìm thấy.
Video đang HOT
Đó là một buổi sáng tháng 1.2001, khi chị vừa gia nhập tổ chức MAG thực hiện nhiệm vụ rà tìm phế liệu, giải phóng đất đai ở đồn C1 của quân đội Mỹ (nằm trên khu đồi nay có tên xóm Rú, thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, Gio Linh, Quảng Trị). Đồn C1 là khu vực có hàng tấn bom đạn, đã gây bao đau thương cho người dân đi tìm phế liệu sau chiến tranh.
Khi làm việc, chị Ngọc phải mặc áo mũ giáp nặng 8kg, cộng thêm máy rà, hộp dụng cụ… gần 5kg, dưới cái nắng khét lẹt ở Quảng Trị, ai cũng mệt rã rời nhưng tuyệt không một lời ca thán.
Vật liệu nổ đầu tiên chị Ngọc rà tìm được là quả mìn M14. Đây là loại mìn cực kỳ nguy hiểm, nếu lỡ dẫm lên mìn phát nổ, sẽ cắt cụt bàn chân. Bài hát “Vết chân tròn trên cát” của nhạc sĩ Trần Tiến viết về người lính trở thành thương binh do loại mìn M14 gây ra.
“Phát hiện quả M14, tôi vừa run vừa mừng. Run là vì lần đầu tiên rà tìm được vật liệu nổ, còn mừng vì đã bắt đầu quen việc. Khi nghe tiếng hủy nổ quả mìn, tôi giật bắn người, nhưng sau đó là cảm giác hạnh phúc lâng lâng vì nghĩ rằng, mình đã làm được một điều gì đó giúp người dân sống yên tâm hơn” – chị Ngọc kể.
Hồi sinh đất chết
Chị Hoàng Thị Hải Lý (SN 1970, trú xóm Rú, thôn Trúc Lâm, Gio Quang, Gio Linh) có biệt danh “Lý mạ” (mạ nghĩa là mẹ – PV) để phân biệt với “Lý con”.
Năm 1997 sau khi lập gia đình, vợ chồng chị khăn gói lên xóm Rú, trước kia là đồn C1 của Mỹ đầy rẫy đạn, bom bi, mìn M14 để dựng căn nhà nhỏ, khai hoang sinh sống.
Bữa cơm trưa vui vẻ của những “bông hoa” MAG 19 giữa khu rừng tràm, cạnh nơi họ đang rà tìm bom đạn.
ảnh: P.V
“Tôi không thể nhớ đã bao lần cày, cuốc trúng bom bi. May mắn là toàn bom mìn điếc, nếu không giờ không ngồi ở đây mà nói chuyện” – chị Lý nói.
Năm 1999, khi 25 người đầu tiên của MAG đến, họ rà tìm quanh nhà chị Lý phát hiện đến 70 quả bom bi. Cuộc rà tìm ở xóm Rú mất hơn 1 năm mới hoàn thành. Hàng tấn bom, mìn đã được huỷ nổ, trả lại vùng đất sạch.
Năm 2001 MAG đã phối hợp với tổ chức Plan (tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam) hỗ trợ kinh phí xây
Theo số liệu từ Đơn vị Cơ sở dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh tại Quảng Trị (DBU), trong 6 tỉnh miền Trung Việt Nam, tỉnh Quảng Trị có mức độ ô nhiễm bom mìn cao nhất, chiếm khoảng 83,8% tổng diện tích đất. Đến nay, các tổ chức đã rà phá bom mìn, giải phóng an toàn 147.984.516m2 đất, hủy nổ 681.585 các loại bom đạn, giáo dục phòng tránh rủi ro bom mìn cho 388.698 người tại Quảng Trị.
dựng khu tái định cư cho người dân… Vì thế, giờ đây nơi này hàng chục ngôi nhà được xây dựng và có cùng màu sơn vàng y hệt nhau.
Thấy hoàn cảnh gia đình chị Lý khó khăn, tổ chức MAG đã gợi ý chị nộp hồ sơ dự tuyển. Sau quá trình phỏng vấn, tập huấn chị Lý được gia nhập tổ chức, làm nhân viên kỹ thuật ở đội MAG 4. 18 năm qua, chị Lý cũng như bao người phụ nữ khác ở MAG luôn tâm niệm rằng, phải nỗ lực làm việc, rà sạch bom mìn để có thêm nhiều xóm Rú đêm đêm sáng ánh đèn.
Đến nay xóm Rú đã có 79 hộ sinh sống, kinh tế ngày càng phát triển. Riêng gia đình chị Lý, dù còn vất vả nhưng anh chị đều chăm lo cho con cái ăn học đàng hoàng. Hiện con gái đầu của chị Lý đang học ở Nhật Bản, cậu trai kế học năm 2 Đại học Kiến trúc Đà Nẵng còn con trai út học lớp 8.
“Nhờ MAG tạo điều kiện xây nhà ở, rà phá bom mìn để sản xuất nên cuộc sống gia đình tôi và hàng chục hộ dân ở xóm Rú mới bớt khổ, bớt đi thương vong” – chị Lý nói.
Đối với chúng tôi, những người phụ nữ ở MAG không chỉ là người mẹ, người chị của gia đình mà còn là những bông hoa tươi đẹp, đại diện cho nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam. Mỗi giọt mồ hôi của họ đổi lại sự sống bình yên cho người dân vùng lửa đạn.
Trò chuyện với PV, ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tâm sự: Người dân trong tỉnh luôn tâm niệm câu “Đừng than phận khó ai ơi, còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” nên luôn cố gắng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, phấn đấu vì tương lai tốt đẹp hơn.
“Hiện nay, còn khoảng 80% tổng diện tích đất của tỉnh bị ô nhiễm bom mìn, hiểm họa vẫn rất lớn. Vì vậy, tỉnh rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ, đồng hành của các tổ chức, nhà hảo tâm để tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh” – ông Chính chia sẻ.
Theo Danviet
Tập trung phá bom mìn ở Hà Giang sau hơn 40 năm chiến tranh biên giới
Trung tâm hành động quốc gia bom mìn đang lên kế hoạch tập trung rà phá bom mìn ở Hà Giang, nơi sót lại nhiều hài cốt liệt sĩ và lượng bom mìn lớn sau cuộc chiến bảo vệ biên giới.
Sáng 2.4, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông tin về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Sự kiện nhằm hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4.4.
Đại diện Trung tâm hành động quốc gia bom mìn Việt Nam (VNMAC) cho biết các đơn vị đã khảo sát và đưa vào kế hoạch mỗi năm rà phá, giải phóng khoảng 50.000 ha đất đai bị ô nhiễm bom mìn. Tuy nhiên, công tác rà này phức tạp, tốn kém nguồn lực nên trong năm 2018, mới chỉ có hơn 30.000 ha đất được làm sạch.
Bên cạnh đó, Trung tâm hành động quốc gia bom mìn Việt Nam đang lên kế hoạch tập trung rà phá bom mìn ở địa phận tỉnh Hà Giang, nơi sót lại nhiều hài cốt liệt sĩ và để lại lượng bom mìn lớn sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.
Buổi họp báo có sự tham dự của Chánh văn phòng Bộ LĐTB&XH, lãnh đạo Trung tâm hành động quốc gia bom mìn Việt Nam, đại diện Bộ Quốc phòng. Ảnh: Mạnh Dũng.
Tại mặt trận Hà Giang, cuộc chiến diễn ra ác liệt nhất là trong giai đoạn 1984-1985. Đến nay, vẫn còn hàng nghìn chiến sĩ được cho là đã hy sinh nhưng chưa tìm thấy hài cốt.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn và chịu hậu quả của bom mìn còn sót lại nặng nề nhất trên thế giới.
Ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn. Tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha, chiếm 18,71% tổng diện tích của cả nước.
"Nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ đất bị ô nhiễm bom mìn là 80%, có nơi lên đến 98%", ông Nguyễn Hạnh Phúc, Phó tổng giám đốc VNMAC cho biết.
Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác trên khắp các tỉnh thành cả nước, tập trung nhiều nhất tại miền Trung. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em.
"Phải mất cả trăm năm và hàng chục tỷ USD để làm sạch diện tích đất còn chứa bom mìn cũng như khắc phục hậu quả do bom mìn để lại", ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết.
Đến nay, cả nước có hơn 1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng bao gồm cả những nạn nhân bom mìn. Những người này được hưởng trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Về công tác khắc phục hậu quả do bom mìn để lại, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết hệ thống giáo dục đặc biệt trên cả nước đã cùng các cơ sở trợ giúp xã hội đưa khoảng 1,1 triệu trẻ em khuyết tật, bao gồm nạn nhân bom mìn trong độ tuổi đi học đến trường.
Theo Nguyễn Hoài (VnExpress)
"Những tia sáng phía cuối đường hầm" của nạn nhân bom mìn Bằng ý chí, nghị lực và sự giúp đỡ của xã hội, nhiều nạn nhân bom mìn đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tìm được hạnh phúc cho mình. Không những thế mảnh đất Quảng Trị ngày nay còn chào đón những "người hùng" dám đối mặt hiểm nguy, tham gia dự án rà phá bom mìn, trả lại đất sạch,...