Những bộ xương người khổng lồ gây tranh cãi nhất lịch sử
Nhiều bộ xương người khổng lồ được phát hiện trong suốt thời gian qua với chiều cao lớn hơn rất nhiều so với người hiện đại.
Ngày 4/5/1912, The New York Times đăng tải bài báo viết về việc các nhà khảo cổ thuộc ĐH Beloit (Mỹ) khai quật được 18 bộ xương người khổng lồ
tại khu vực hồ Delavan, Wisconsin.
F. Bruce Russell – bác sỹ đã nghỉ hưu tại thành phố Cincinnati, Ohio, tuyên bố đã phát hiện ra một loạt các đường hầm phức tạp nằm sâu bên dưới Thung lũng Chết trong năm 1931. Tại đây, ông cùng tiến sĩ Daniel S. Bovee đã phát hiện bên trong các hang động chứa những bộ xương của người khổng lồ, với chiều cao 2,9m và các phần khác dài tầm 2m. Hai người này cho rằng những bộ xương đó khoảng 80.000 năm tuổi.
Năm 2015, cac nha khao cô đa phat hiên phân con lai cua môt “bô xương không lô” ơ thanh phô cô Odessus (hiện là thành phố Varna, Bulgaria). Theo kết quả phân tích, những mảnh xương thuôc vê môt ngươi đan ông sông ơ cuôi thê ky 4 hoăc đâu thê ky 5.
Năm 1964, linh mục Carlos Vaca ở Ecuador kêu gọi người dân xem xét những bộ xương kỳ lạ mà ông phát hiện ở một số ngọn núi cho đến khi qua đời. Những bộ xương đó có kích thước khác thường. Nhà nghiên cứu vật lý người Áo Klaus Dona đã được chấp thuận mang những bộ xương đó về nước nghiên cứu. Sau quá trình phân tích, kiểm tra, ông Dona tuyên bố đó là xương người và chiều cao của bộ xương là 7,6m.
Video đang HOT
Trong khi đi bè trên sông Colorado vào tháng 4/1909, nhà thám hiểm GE Kinkaid đã phát hiện một đường hầm dưới mặt đất. Bên trong có nhiều vũ khí, công cụ bằng đồng… Đặc biệt là một xác ướp bọc trong vải niệm có chiều cao 2,7m.
Hang Lovelock ở Nevada là nơi các chuyên gia tìm thấy những dấu tích người khổng lồ. Theo đó, vào năm 1931, 2 bộ khung xương to lớn được tìm thấy ở đáy hồ cạn Humboldt gần Lovelock. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bên trong hang Lovelock hơn 10.000 đồ tạo tác và xác ướp của hai người khổng lồ tóc đỏ – một là phụ nữ cao khoảng 1,9m và một nam giới cao hơn 2,4m.
Năm 1950, giới khảo cổ phát hiện hóa thạch người khổng lồ có xương đùi dài đến 1,2m ở gần sông Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tính toán, các nhà khoa học cho rằng người này cao khoảng 5m.
Đến năm 1976, giới khảo cổ học Viện bảo tàng Smithsonian (trong ảnh) ở Mỹ tiếp tục phát hiện các mảnh xương người đàn ông cao khoảng 2,5 – 3m tại vùng người Kurd sinh sống ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2004, những mảnh xương còn lại của người khổng lồ cao khoảng 3m tìm thấy sau một trận sóng thần ở đảo Phi Phi của Thái Lan.
Năm 2008, một nhóm các nhà nghiên cứu Gruzia phát hiện 2 bộ xương người với kích thước khổng lồ ngồi gục chết ngay trên ghế, bên cạnh một chiếc bàn rất lớn. Kết quả kiểm tra cho thấy đó đúng là xương cốt của con người nhưng kích thước lớn hơn so với bình thường. Theo đó, hai người này ít nhất cũng phải cao khoảng 2,5m trở lên.
Theo_Kiến Thức
Obama thăm Hiroshima: Sẽ không có lời xin lỗi
Quyết định này đã đánh một dấu mốc lịch sử khi thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm thăm thành phố này
Reuters đưa tin, Ben Rhodes phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama cho biết: "Chuyến thăm của ông Obama như một lời khẳng định cho cam kết thực hiện mục tiêu loại trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới của nhà lãnh đạo Mỹ".
Trong một thông báo mới, Nhà Trắng đã xác nhận về chuyến thăm của ông Obama vào ngày 27/5 tới đây. Thông báo cũng cho biết, sự kiện này nhấn mạnh cam kết của ông Obama trong việc tiếp tục theo đuổi hoà bình và an ninh trong một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945, làm khoảng 140.000 người chết trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Chuyến thăm là chủ đề thảo luận nóng bỏng trong Nhà Trắng suốt nhiều tháng trước khi ông Obama lên kế hoạch tới Việt Nam và Nhật.
Quyết định đi đến Hiroshima đã được tranh luận sôi nổi trong Nhà Trắng. Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ chỉ trích nặng nề rằng nó được xem như là một lời xin lỗi.
Nhưng Ông Ben Rhodes, nhấn mạnh: "Ông Obama sẽ không xem xét lại quyết định sử dụng bom nguyên tử vào cuối thế chiến II. Thay vào đó, Tổng thống sẽ đề ra tầm nhìn tập trung hướng đến tương lai của hai nước chúng ta".
Đa số người Mỹ xem vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là "hợp lý, để chấm dứt chiến tranh". Nhưng hầu hết người dân Nhật xem nó là phi lý.
Bình luận về sự kiện này, thư ký báo chí của ông Obama nói rằng: "Chuyến thăm này hoạt toàn hợp lý, nó như một sự hợp pháp của dòng chảy lịch sử. Mỹ mang một trách nhiệm đặc biệt, là quốc gia duy nhất sử dụng vũ khí hạt nhân trong thời chiến. Tổng thống Mỹ Obama sẽ nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm dẫn đầu của Washington trong việc nỗ lực loại bỏ chúng".
Theo chuyên gia Susan Heavey của Reuters: "Chuyến thăm đến Hiroshima như nhấn mạnh những nố lực của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ Mỹ - Nhật. Tín hiệu vui này có thể sẽ được đánh dấu bằng một Hiệp định thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hợp tác chống lại những căng thẳng hàng hải gây ra bởi Trung Quốc, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên".
Nhà Trắng cho biết, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hiroshima nhằm khẳng định cam kết của ông ủng hộ hòa bình và an ninh trên một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
"Tôi tin rằng việc Tổng thống Obama tới thăm Hiroshima là để tận mắt chứng kiến những hệ quả của một vụ ném bom nguyên tử. Ông ấy đã dám thể hiện cảm xúc của mình trước toàn thế giới, sẽ là một động lực lớn để thực hiện mục tiêu vì một thế giới không vũ khí hạt nhân", ông Abe nhấn mạnh.
Sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Hiroshima vào tháng trước, những người dân Nhật sống sót sau vụ đánh bom và các cư dân khác cho biết, nếu ông Obama tới thăm họ hy vọng ông sẽ giúp thế giới thoái khỏi hậu quả của vũ khí hạt nhân. Họ cũng mong một tương lai sẽ tốt hơn chứ không phải là một lời xin lỗi.
Trong chuyến thăm châu Á từ ngày 21 đến 28/5, ông sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật và có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam. Chuyến thăm nhằm củng cố sự "xoay trục" của Mỹ tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thống Obama có chuyến thăm lịch sử tới Hiroshima Ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm thành phố Hiroshima (Nhật) khi còn tại nhiệm vào ngày 27/5 tới. Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thành phố Hiroshima. Ảnh: Reuters Chuyến thăm diễn ra 71 năm sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 trong Chiến tranh thế giới thứ hai làm 140.000 người chết. Quả...