Những bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 của Việt Nam được lưu hành ở châu Âu
Các bộ test kit COVID-19 đều được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam, với độ chính xác cao, cho kết quả nhanh và được lưu hành tại nhiều nước trên thế giới.
Độ chính xác gần tuyệt đối
Ngày 8/6, Công ty CP Sao Thái Dương thông báo, 2 bộ test kit COVID-19 được đại diện Công ty TRADINGFOE (nền tảng thương mại điện tử đầu tiên của các nước Đông Nam Á và châu Âu) ký kết phân phối và phát triển tại Bắc Âu và châu Âu.
Đó là bộ test kit One-step RT-PCR COVID-19 kit THAI DUONG và RT-LAMP COVID-19 kit THAI DUONG.
Hai bộ kit trên được kế thừa từ đề tài nghiên cứu chế tạo kit chẩn đoán virus corona của hai nhóm các nhà khoa học tại Việt Nam đến từ Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế cùng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Cụ thể, bộ kit One-step RT-PCR COVID-19 phát triển dựa trên quy trình xét nghiệm chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bộ kit này có độ nhạy và độ đặc hiệu lâm sàng đạt tỷ lệ 100%, không phản ứng chéo với các tác nhân khác, cho kết quả sau 2,5 giờ.
Bộ kit thứ 2 sử dụng công nghệ khuếch đại đẳng nhiệt cho phép phát hiện nhanh virus corona trực tiếp bằng mắt thường dựa vào sự đổi màu của chất chỉ thị. Kit này không cần trang thiết bị và thời gian cho kết quả sau khi xử lý mẫu là 30 phút.
Qua thử nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bộ chẩn đoán này cho độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 99,6%. Cả 2 bộ kit trên đều được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn lưu hành tự do tại châu Âu.
Video đang HOT
Hai bộ test kit của Việt Nam vừa được ký kết lưu hành tại châu Âu.
Thử COVID-19 có kết quả sau 2 giờ
Đầu tháng 3/2020, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có thể sản xuất được bộ test kit xét nghiệm nhanh COVID-19 trên thế giới bên cạnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Đức, Trung Quốc và Nhật Bản.
Bộ kit real-time RT-PCR là kết quả của đề tài Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV) do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.
Bộ kit được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8, được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại tại phòng thí nghiệm chuẩn thức của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.
Bộ test Kit COVID-19 được nghiên cứu thành công bởi các chuyên gia Việt Nam hồi đầu tháng 3. (Ảnh: VietQ)
Khi được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, bộ kit cho kết quả chính xác tin cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm, cho kết quả kiểm tra sau khi test 2 giờ đồng hồ.
Bộ sinh phẩm về test kit COVID-19 này lần đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để sản xuất hàng loạt và được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khuyến cáo sử dụng để phát hiện COVID-19. Đặc biệt, bộ test kit trên cũng đã được dán nhãn CE (tiêu chuẩn châu Âu) và CFS (giấy phép bán hàng tự do) tại EU và Vương quốc Anh.
Theo các chuyên gia, việc liên tiếp các bộ test kit COVID-19 ra đời đã mở ra hướng xuất khẩu đối với những sản phẩm kit chẩn đoán COVID-19 do Việt Nam sản xuất trong hoàn cảnh dịch đã cơ bản được kiểm soát tốt.
Bên cạnh đó, đóng góp của Việt Nam với quốc tế bằng những test kit chẩn đoán COVID-19 trên có ý nghĩa quan trọng trong việc khống chế dịch thành công.
Vua Thụy Điển kêu gọi người dân ở nhà lễ Phục sinh
Vua Carl XVI Gustaf kêu gọi người dân Thụy Điển hạn chế thăm nom người thân trong mùa lễ Phục sinh nhằm ngăn ngừa Covid-19 lây lan.
"Nghỉ lễ là dịp chúng ta thích đi du lịch hoặc dành thời gian bên gia đình và bạn bè. Nhiều người lại thích đi lễ nhà thờ", Vua Carl XVI Gustaf phát biểu trên truyền hình hôm 5/4.
"Nhưng vào lễ Phục sinh năm nay, vài việc không khả thi. Chúng ta buộc phải chấp nhận. Chúng ta phải nghĩ kỹ, chuẩn bị sẵn sàng ở nhà", ông nói.
Vua Carl XVI Gustaf trong bản tin kêu gọi người dân ở nhà hôm 5/4. Ảnh: SVT.
Nhà vua năm nay 74 tuổi, cùng Hoàng hậu Silvia, 75 tuổi, được coi là những người có nguy cơ cao trước nCoV vì yếu tố tuổi tác. Hai người đã tự cách ly ở một lâu đài hoàng gia tại phía bắc Stockholm.
Thụy Điển hôm 5/4 cho biết 352 trong số 401 ca tử vong vì Covid-19 ở nước này là những người trên 70 tuổi. Gần 1/3 ca nhiễm nCoV mới ở Thụy Điển được ghi nhận trong viện dưỡng lão.
Quốc gia này báo cáo 6.830 ca nhiễm nCoV tính đến 5/4, tăng mạnh so với 3.700 ca nhiễm và 110 ca tử vong một tuần trước. Con số thực tế có khả năng cao hơn, do chỉ bệnh nhân nhập viện và nhân viên y tế ở Thụy Điển mới được xét nghiệm.
Trái ngược với các nước láng giềng Bắc Âu và phần lớn châu Âu, Thụy Điển không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn nCoV, vẫn cho phép trường học, nhà hàng, quán cafe mở cửa và tụ tập đám đông ở công viên, dù khuyến cáo người dân nên cách biệt cộng đồng và tự cách ly nếu phát hiện triệu chứng nhiễm bệnh.
Tỷ lệ người nhiễm nCoV ở Thụy Điển là 36 trên một triệu dân, cao hơn so với tỷ lệ 29 tại Đan Mạch và 9 ở Na Uy, hai quốc gia láng giềng đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn.
Thủ tướng Stefan Lofven đã kêu gọi người dân tự giác nâng cao ý thức phòng tránh nCoV, cảnh báo hàng nghìn người tại Thụy Điển có thể chết vì nCoV và cuộc khủng hoảng có thể kéo dài hàng tháng thay vì hàng tuần. Trong khi đó, các nhà phê bình kêu gọi chính phủ thực thi biện pháp phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt hơn, trong bối cảnh ngày càng nhiều người lo ngại về chính sách chống dịch của nước này.
Hồng Hạnh
Chuyên gia dịch tễ Thụy Điển thừa nhận sai lầm vì không phong tỏa Annika Linde, chuyên gia dịch tễ học Thụy Điển, thừa nhận quốc gia Bắc Âu đã "sai lầm" khi không phong tỏa để chống Covid-19. Bà Linde, nhà dịch tễ học từng đứng đầu chiến dịch ứng phó với SARS và cúm lợn ở Thụy Điển từ năm 2005 tới 2013, tin rằng nước này cần có những biện pháp hạn chế nghiêm...