Những Bộ trưởng nào phiếu tín nhiệm thấp sẽ nhận nhiều chất vấn?
Ngày mai (30.10), Quốc hội bắt đầu bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là phiên chất vấn có sự thay đổi so với các phiên chất vấn thông thường. Dân Việt ghi lại một số ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (ảnh VNN).
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện: Hình thức hiệu quả mang tính hậu giám sát
Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 này sẽ không có các nhóm vấn đề cụ thể hay Bộ trưởng, trưởng ngành được đưa ra để chất vấn và trả lời chất vấn. Thực hiện chất vấn giữa nhiệm kỳ nhằm xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội cũng như rà lại việc thực hiện lời hứa của các tư lệnh ngành tại các kỳ họp trước. Tôi cho đây là hình thức rất hiệu quả và mang tính chất “hậu giám sát” việc thực hiện lời hứa.
Đây là một trong những bước góp phần việc thúc đẩy thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Điều này sẽ giúp cho các kiến nghị của cử tri, các chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với các Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ được thực hiện sớm hơn. Thông qua hình thức chất vấn này, các Bộ trưởng cũng sẽ phải rà soát lại công việc của mình thông qua góc nhìn của cử tri, của đại biểu Quốc hội.
Thông qua các kiến nghị của cử tri gửi đến Ban Dân nguyện trước kỳ họp, có thể thấy cử tri quan tâm rất nhiều đến các lĩnh vực giáo dục, trong đó có công tác thi cử, sử dụng sách giáo khoa; lĩnh vực giao thông với việc xuống cấp của các công trình BOT…
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (ảnh quochoi.vn).
Video đang HOT
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Bộ trưởng phiếu tín nhiệm thấp thì ngành đó còn nhiều bức xúc
Những vị Bộ trưởng nào trong đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua (công bố 25.10) có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất thì chắc chắn còn những vấn đề bức xúc ở bộ, ngành đó và có thể sẽ được nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi để giải quyết. Chẳng hạn ở ngành giáo dục, tôi cho rằng đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn về những vấn đề còn tồn tại, để cả Bộ trưởng, Quốc hội cũng như Chính phủ cùng nhìn nhận ra những vấn đề tồn tại, bất cập mà người dân đang bức xúc, để có giải pháp thực hiện. Chất vấn không phải đưa vấn đề ra để nói nặng nhau hay có xung đột gì cả, mà vì sự mong mỏi của người dân.
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (ảnh quochoi.vn)
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng: Bộ trưởng hứa nhưng làm đến đâu
Tại phiên chất vấn của Quốc hội sẽ chuyển trọng tâm nội dung chất vấn, nếu có nội dung mới thì các đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tới người được chất vấn. Quốc hội dành thời gian trực tiếp ở hội trường để đại biểu tập trung chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành trả lời những vấn đề đại biểu đặt ra mà người được chất vấn đã hứa từ những kỳ họp trước.
Anh hứa trước Quốc hội nhưng anh có làm không, làm đến đâu, kết quả thế nào và kết quả đến đó đã đạt chưa. Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục truy vấn phải như thế nào cho tốt hơn.
Có thể nói đây là bước rất quan trọng trong hoạt động giám sát trực tiếp của Quốc hội tại nghị trường. Điều đó thể hiện điều Quốc hội đeo đuổi, giám sát tới cùng chứ không phải chỉ nêu lên vấn đề – trả lời – rồi để đó. Các đại biểu rà soát các nội dung chất vấn và trả lời trước đây. Có nghĩa rằng công việc đặt ra cần phải được rà soát, xem xét về quyết tâm, hiệu quả mà chúng ta đã làm.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Bình Phước: Quyết liệt gỡ vướng gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đã từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc giải ngân số vốn 100 nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp công nghiệp cao. Chính phủ đã ban hành những quy định để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Tuy vậy, ở địa phương, doanh nghiệp phản ánh vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, nếu không công nhận nhà lưới là tài sản có giá trị thế chấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Mong rằng, qua phiên chất vấn tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ quyết liệt, tạo thuận lợi cho địa phương khi triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
Theo Danviet
6 điều "mừng - lo" của Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận là gì?
Chiều nay (27.10), phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bắc Việt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận đã nói về bối cảnh tình hình đất nước có 6 cặp mừng -lo.
Đại biểu Nguyễn Bắc Việt (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Nguyễn Bắc Việt cho biết: Thứ nhất, mừng vì đường lối chủ trương, nghị quyết của Đảng ban hành sát hợp nhưng lo về việc triển khai thực hiện có sát, có đúng kịp thời, có quyết tâm không.
Thứ hai, mừng vì tăng trưởng kinh tế nhưng lo về đạo đức xã hội xuống cấp, vẫn còn đó những mảnh đời, những gia đình khó khăn, thậm chí có gia đình bế tắc trong cuộc sống phải tự vẫn như ở Hà Tĩnh (4 người tử vong).
Thứ ba, mừng vì thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhưng lo về tình trạng tái nghèo, tình trạng an ninh, trật tự an toàn ở nông thôn và cả đô thị. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, dạng tội phạm mới như ma túy, tín dụng đen, xâm hại trẻ em xảy ra ở những nơi được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.
Thứ tư, mừng vì kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng lo vì trên nóng dưới chưa nóng, lo xử lý không đúng người, đúng tội.
Thứ năm, mừng vì thực hiện tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế đang triển khai nhưng lo vì tâm trạng của một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là những trường hợp sẽ nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi, rất mong Chính phủ ban hành chính sách phù hợp. Ở đây còn lo việc bố trí cán bộ đúng người đúng việc không, người tốt có được bố trí sử dụng hay không.
Thứ sáu, mừng vì những âm mưu chống phá của những thế lực thù địch, cơ hội bị đập tan nhưng lo về ý thức, tinh thần cảnh giác cách mạng. Trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thấy được để nâng ý thức cảnh giác cách mạng.
"Trong đánh giá bối cảnh nên thêm vấn đề về âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và tình hình đời sống của một bộ phân nhân dân còn khó khăn, trong đó có cả cán bộ, công chức. Cán bộ công chức giờ về nghỉ ai quan tâm đến họ làm gì, con sống ra sao, trong khi tinh giản không ít. Việc sắp xếp tinh giản bộ máy phải nhanh chóng ban hành chính sách đối với cán bộ công chức nghỉ trước tuổi; phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, trong nghị quyết không nêu rõ vấn đề này; còn về quốc phòng an ninh thì nên thêm câu nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng", đại biểu Nguyễn Bắc Việt nói.
Cũng nói về vấn đề đạo đức xã hội, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho biết, cần khắc phục những biểu hiện xuống cấp gần đây. Ông cho rằng những hiện tượng đơn lẻ ngoài xã hội nhưng không khỏi làm chúng ta giật mình, đau xót. Vị đại biểu này nêu vụ nữ sinh viên năm thứ tư được đánh giá ngoan, hiền, nhưng nửa năm đã yêu 3 người, rồi có thai và sinh con, sau đó ném con từ nhà cao tầng xuống đất. Vụ việc đau lòng này xảy ra ở khu đô Linh Đàm, Hà Nội.
"Vừa qua Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có tiến hành khảo sát về đời sống văn hoá. Qua cuộc khảo sát nhiều chuyên gia, người dân có nhận định, đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp", đại biểu Thắng nói.
Theo Danviet
Phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội có thay đổi thế nào? Theo chương trình kỳ họp Quốc hội, trong 3 ngày 30, 31.10 và ngày 1.11, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (ảnh IT). Buổi sáng 30.10, sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính...