Những bộ quân phục rườm rà, quái dị nhất thế giới (P1)
Nhiều đơn vị quân đội trên thế giới có nhiệm vụ đặc biệt và quân phục cũng đặc biệt không kém một phần là do yếu tố truyền thống, văn hoá quốc gia.
Đầu tiên phải kể đến lực lượng British Beefeater của Anh. Đây là lực lượng có nhiệm vụ canh gác và Thành London trong quá khứ và chịu sự chỉ huy trực tiếp của Nữ Hoàng Anh. Nguồn ảnh: BI.
Toàn bộ binh lính trong lực lượng British Beefeater đều có kinh nghiệm phục vụ quân ngũ hàng chục năm, bản thân lực lượng này cũng là một nhánh chính thức của quân đội Hoàng gia Anh. Mặc dù vậy, quân phục và vũ khí của họ có phần cực kỳ đặc biệt loè loẹt. Nguồn ảnh: BI.
Kiểu ăn mặc này đã được Nữ hoàng Anh quy định từ cách đây nhiều trăm năm và với quyền lực quá lớn của những Nữ Hoàng Anh trong quá khứ, tới nay không ai dám thay đổi bộ quân phục đậm chất “chim cò” và truyền thống này. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp đó là cận vệ Tổng thống Hy Lạp, tổng cộng lực lượng cận vệ Tổng thống Hy Lạp có khoảng 400 người, tất cả đều có quân phục truyền thống là giày có một… quả bóng bằng bông cùng với váy, áo bó tay rộng, mũ kèm tóc giả. Nguồn ảnh: BI.
400 lính cận vệ Tổng thống tương đương với 400 bộ quân phục này là biểu trưng cho việc Hy Lạp từng bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng trong 400 năm lịch sử. Mặc dù vậy, thiết kế kỳ cục của bộ quân phục này vẫn khiến không ít người khó hiểu. Nguồn ảnh: BI.
Rất may là tới năm ngoái, người Hy Lạp đã quyết định tìm cách thay thế bọ quân phục này và cải biên nó theo chiều hướng gọn gàng hơn. Mặc dù vậy chung quy lại, kể cả sau khi được sửa đổi lại, người lính cận vệ Tổng thống Hy Lạp vẫn phải… mặc váy. Nguồn ảnh: BI.
Video đang HOT
Rất may là tới năm ngoái, người Hy Lạp đã quyết định tìm cách thay thế bọ quân phục này và cải biên nó theo chiều hướng gọn gàng hơn. Mặc dù vậy chung quy lại, kể cả sau khi được sửa đổi lại, người lính cận vệ Tổng thống Hy Lạp vẫn phải… mặc váy. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí, người lính Hiến binh Italia còn có thể nhận ra cấp bậc của nhau dựa vào những chiếc mũ của đồng đội mình. Ví dụ như mũ của chỉ huy sẽ có nhiều lông hơn và lông sẽ rủ xuống, trong khi mũ của lính trơn lông ít hơn và dựng ngược. Nguồn ảnh: BI.
Bộ quân phục này đã ra đời từ khoảng giữa những năm 1800, vào thời điểm nó ra mắt, bộ quân phục này được xem là lấy ý tưởng dựa trên những quân phục của những thuyền trưởng trên tàu chiến với màu đen chủ đạo và mũ tam giác cực kỳ quen thuộc với thuỷ thủ. Nguồn ảnh: BI.
Lực lượng Phòng không Uganda cũng được coi là lực lượng có màu quân phục “dị” nhất thế giới. Khi nhìn thoáng qua, sẽ khó nhận ra sự khác biệt của kiểu quân phục này nhưng khi nhìn kỹ, một vài điểm “khó chịu” sẽ hiện rõ. Nguồn ảnh: BI.
Với kiểu quân phục vừa có vệt đen của đất, vừa có vệt xanh của nền trời hoà vào nhau theo kiểu rằn ri, lính Phòng không không quân Uganda dường như đang mặc trên mình bộ quần áo trộn lẫn giữa quân phục nguỵ trang của lục quân lẫn không quân. Nguồn ảnh: BI.
Đặc biệt kiểu quân phục của lực lượng này tỏ ra cực kỳ nổi bật khi đứng cạnh quân phục của những quốc gia khác do nó pha trộn cả màu của trời và đất trong một bộ quần áo – khiến cho hiệu quả nguỵ trang gần như bằng không. Nguồn ảnh: BI.
Đặc biệt kiểu quân phục của lực lượng này tỏ ra cực kỳ nổi bật khi đứng cạnh quân phục của những quốc gia khác do nó pha trộn cả màu của trời và đất trong một bộ quần áo – khiến cho hiệu quả nguỵ trang gần như bằng không. Nguồn ảnh: BI.
Đây là một trong những trang phục truyền thống của nam giới Malay và tới nay vẫn được duy trì tại nhiều vùng quê hẻo lánh của quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, nếu theo đúng như truyền thống, nam giới Malaysia sẽ chỉ mặt chiếc váy này bên ngoài mà không cần quần dài hay thậm chí là… quần lót ở bên trong. Nguồn ảnh: BI.
Bí quyết mặc đồ quân đội bụi phủi và "chất chơi"
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chiếc áo khoác safari, món đồ đã xuất hiện trong nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood trong nhiều thập kỷ qua.
Nguồn gốc của những chiếc áo khoác safari cũng bắt nguồn từ quân đội: đồng phục Khaki Drill của Quân đội Anh, xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 trong chiến tranh Boer. Thiết kế của nó pha trộn giữa tính thực dụng của quân trang với nhu cầu về một thứ gì đó nhẹ nhưng bền để chống nóng: được làm từ vải cotton khaki với bốn túi ở ngực và thắt lưng, cổ áo lớn, thắt lưng bằng da.
Một vài thập kỷ sau, khi những chiếc áo khoác safari trở nên phổ biến trong giới thượng lưu châu Âu và Mỹ, chúng đã được cải tiến lại: Cổ áo ngắn hơn, nhọn hơn, các miếng dán thường bị tụt xuống và thắt lưng được thay đổi từ da sang vải cotton. Như với quân phục, tất cả những chiếc túi đều rất tiện dụng, có thể đựng đạn, ống nhòm, dao hoặc bản đồ.
Lịch sử và văn hóa đại chúng giữa thế kỷ 20 đã khiến chiếc áo khoác safari trở thành một biểu tượng địa vị, một biểu tượng đồng thời đại diện cho cuộc sống hưởng thụ và phiêu lưu. Các bức ảnh của Ernest Hemingway và Teddy Roosevelt cho thấy những nhân vật quan trọng này lựa chọn áo khoác safari trong các chuyến thám hiểm châu Phi.
Sau đó, từ những năm 40 đên những năm 80, các diễn viên chính trong các bộ phim đề tài phiêu lưu mạo hiểm của Hollywood đều xuất hiện với chiếc áo safari trên màn ảnh như: Gregory Peck trong The Snows of Kilimanjaro, Clark Gable trong Mogambo, Roger Moore qua nhiều bộ phim về James Bond, và Clint Eastwood trong White Hunter Black Heart.
Áo khoác Safari trong thời trang
Thế giới thời trang đã áp dụng và cải tiến lại chiếc áo khoác nổi tiếng này cho người tiêu dùng thành thị cao cấp. Yves Saint Laurent có lẽ là người có tác động lớn nhất với bộ sưu tập mang ảnh hưởng châu Phi của mình, ra mắt vào năm 1968 sau khi ông được mời thiết kế một chiếc áo khoác safari cho một bài viết của tạp chí Vogue vào năm trước đó. Vào thời điểm đó, bộ trang phục nữ này vay mượn từ những gì được coi là một món đồ chỉ dành cho nam giới, nhưng những thiết kế ban đầu của Laurent đã thu gọn lại chiếc áo khoác và thắt đai, gần giống như một chiếc áo khoác trench coat cắt ngắn.
Chiếc áo khoác safari kể từ đó đã trở thành thiết kế chủ chốt của nhà mốt Yves Saint Laurent và đã trải qua nhiều lần biến đổi trong nhiều năm. Về trang phục nam, Tom Ford và Ralph Lauren đã hồi sinh chiếc áo khoác safari trong vài năm qua với một vài thay đổi như việc sử dụng da lộn cho mặt ngoài và vải bông cho mặt trong.
Cách lựa chọn áo khoác safari
1. Chọn loại vải theo mùa
Chất liệu của áo khoác safari hiện đại có cảm giác nhẹ hơn nhiều so với chất liệu thực tế được sử dụng ngày xưa. Áo khoác safari hoạt động giống như một chiếc áo khoác nhẹ, mang hơi hướng quân đội với một vài túi phụ. Với suy nghĩ này, bạn hãy mặc áo khoác safari vào mùa xuân hoặc mùa thu. Do đó, vải cotton hoặc vải lanh là lý tưởng cho áo khoác safari để có được mức độ thoáng khí cần thiết.
Mặt khác, da và da lộn, như bạn có thể thấy từ một vài sản phẩm gần đây, tạo ra một sự kết hợp giữa chiều dài và tính thực dụng, với một chút ảnh hưởng của một chiếc áo khoác biker truyền thống. Trong trường hợp này, bạn hãy mặc chúng như mặc một chiếc áo khoác da và phù hợp nhất vào cuối mùa thu và đầu xuân.
2. Tìm một chiếc áo khoác Safari có độ vừa vặn và cấu trúc phù hợp
Kiểu dáng hiện đại không phải là sự hồi sinh các thiết kế cổ điển mà là sự tái tạo và định vị lại các thiết kế đó một cách mạnh mẽ. Kiểu dáng áo khoác safari cần trông có cấu trúc nhưng vẫn tạo cảm giác nhẹ nhàng. Nếu thiết kế quá rộng, nó sẽ trở thành một chiếc áo khoác tiện ích. Nếu bạn thắt lưng quá chặt, chiếc áo lại mang đậm hơi thở thập niên 70 và bạn nên ghép chúng với quần ống loe.
Vì vậy, nếu bạn muốn mặc nó như một chiếc áo blazer thông thường cho môi trường đô thị hoặc đi du lịch, bạn hãy bắt đầu với một kiểu dáng thẳng, có cấu trúc, lý tưởng là với vai góc cạnh để tạo điểm nhấn. Đối với cổ áo, hãy giữ nó ở mức tối thiểu nhất có thể: mũi nhọn hoặc thậm chí là phong cách mandarin. Để mặc áo khoác safari, không cài cúc là cách mặc casual bình thường nhất, trong khi việc cài cúc nhấn mạnh hình dạng thẳng tự nhiên của áo khoác. Nếu bạn sử dụng thắt lưng, đừng thắt quá nhiều - nếu không, trang phục sẽ giống phong cách của phụ nữ.
3. Kết hợp áo khoác Safari với phong cách casual trung tính
Vì lịch sử của nó, bạn hãy tránh mặc áo khoác safari với bất kỳ thứ gì theo chủ đề quân sự: không họa tiết ngụy trang hoặc màu xanh ô liu, tránh xa bốt combat và thậm chí kính aviator.
Thay vào đó, bạn hãy xem nó như một món đồ phong cách casual thông thường hoặc như một chiếc áo khoác du lịch thiết thực đầy phong cách. Như vậy, hãy giữ cho phần còn lại của bạn trông thoải mái nhưng không quá xuề xòa: quần jean hoặc chinos ôm vừa vặn, áo phông hoặc sơ mi và giày thể thao hoặc bốt, tất cả đều phải có màu sắc trung tính, đơn giản.
10 mẹo giặt đồ bạn nên biết Những bí quyết đơn giản mà hiệu quả này có tác dụng kéo dài tuổi thọ trang phục hoặc giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. Mở cúc (nút) áo sơ mi khi giặt Trước khi cho đồ vào máy giặt, bạn đừng quên mở hết cúc ra, bởi nếu cài lại, cúc sẽ dần dần trở nên lỏng lẻo và...