Những bộ quân phục độc đáo và sặc sỡ nhất thế giới
Có không ít bộ quân phục, lễ phục được thiết kế cực kỳ độc đáo, đề cao dấu ấn văn hóa nhiều hơn là mức độ thực dụng trên chiến trường.
Lính cận vệ Hy Lạp với bộ quân phục độc nhất vô nhị, thực hiện nghi thức trong kỷ niệm ngày độc lập của quốc gia này.
Biệt kích Pakistan với chiếc mũ cực kỳ độc đáo, duyệt binh ở thủ đô Islamabad.
Lính thủy Quân lục chiến Pháp với bộ quân phục trắng rất bắt mắt nhưng gần như không có chút tính thực tiễn nào trong chiến đấu.
Video đang HOT
Quân đội Bờ Biển Ngà lại có bộ quân phục rằn ri theo kiểu cực kỳ độc đáo, thậm chí gây hoa mắt cho người đối diện.
Nghi lễ hạ cờ ở thành phố Wagah, nơi có biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong hình, lính Ấn Độ đứng phía bên phải, lính Pakistan đứng bên bìa trái.
Lính cận vệ Hoàng gia Thái Lan lại có kiểu quân phục và mũ đội đầu lấy cảm hứng từ lính Hoàng gia Anh, tuy nhiên chiếc mũ đã được cải biên đi đôi chút.
Biên phòng Ấn Độ với lễ phục cực kỳ sặc sỡ, kèm theo đó là những chú lạc đà cũng được trang trí không kém phần lộng lẫy.
Những chiến binh Maori lại sử dụng trang phục truyền thống của người bản địa, với chỉ một chiếc khố và vũ khí là những chiếc gậy.
Đặc nhiệm hải quân Hàn Quốc mặc đồ lặn và mang theo bình dưỡng khí tham gia duyệt binh.
Lính Lê Dương của Pháp lại có quân phục truyền thống rất lạ mắt, với một tấm da đeo phía trước, và vũ khí truyền thống là chiếc rìu. Theo thông lệ của lính Lê Dương, các cựu binh của lực lượng này sẽ đều phải để râu. Nguồn ảnh: Sputnik.
Pakistan chia rẽ vì chiến thắng của Taliban
Nhiều người Pakistan ăn mừng chiến thắng của Taliban tại Afghanistan, song cũng có người lo sợ điều này sẽ thúc đẩy các tổ chức chiến binh Hồi giáo.
Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, lực lượng Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP), một nhánh của Taliban ở Pakistan, đã gửi lời chúc mừng tới "chiến thắng thần thánh" của lực lượng. Thông điệp này cho thấy việc Taliban tiếp quản Afghanistan có thể có ý nghĩa lớn với Pakistan, một trong vài nước từng công nhận Taliban khi lực lượng này nắm quyền ở Afghanistan 20 năm trước.
Các chính trị gia, giáo sĩ, sĩ quan quân đội và thậm chí Thủ tướng Pakistan Imran Khan đều hoan nghênh sự thành lập của chế độ Taliban. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại chiến thắng của lực lượng này sẽ thúc đẩy các tổ chức chiến binh Hồi giáo hoạt động mạnh hơn ở Pakistan.
Những nhóm chiến binh này đang đấu tranh để Pakistan áp dụng một mô hình cai trị kiểu Hồi giáo hà khắc hơn, tương tự cách Taliban áp đặt ở Afghanistan từ năm 1996 đến 2001.
"Vài tháng tới có thể sẽ yên bình, nhưng sau đó chủ nghĩa cực đoan sẽ nhen nhóm. Nếu Taliban thành công dưới bất cứ hình thức nào, các chiến binh sẽ có lý do thuyết phục về hệ thống cai trị kiểu Hồi giáo ở Pakistan", nhà phân tích chính trị Ayesha Siddiqa cho biết.
Người dân Pakistan đọc các bài báo nói về chiến thắng của Taliban tại Afghanistan ở một sạp báo tại Islamabad hôm 16/8. Ảnh: AFP.
TTP, một nhóm chiến binh bị cấm tại Pakistan chịu trách nhiệm về loạt vụ tấn công khủng bố, gần đây đang hồi sinh. Nhóm này là một nhánh của Taliban Afghanistan và mối quan hệ của họ cũng như hệ tư tưởng chung là không thể phủ nhận. Trong số những tù nhân đầu tiên được Taliban thả ở Afghanistan vào tuần trước có phó chỉ huy TPP Faqir Muhammad.
Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người ở Pakistan bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Taliban tiếp quản Afghanistan, trong đó có Asad Durrani, cựu lãnh đạo Tình báo liên dịch vụ (ISI) của Pakistan.
"Quần chúng sẽ rất vui mừng khi Taliban kiểm soát Afghanistan. Mối lo ngại chủ yếu đến từ các tầng lớp đặc quyền, những người sẽ bị tước đi sức mạnh nhằm bóc lột dân nghèo", Durrani nói.
Cựu lãnh đạo ISI cũng ca ngợi mô hình cai trị kiểu hồi giáo của Taliban. "Vấn đề ở đây là Taliban không có ý định ảnh hưởng đến chính trị hay hệ tư tưởng ở Pakistan. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta, liệu chúng ta có muốn áp dụng mô hình chiến thắng của họ hay không", Durrani nhận định.
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm soát Afghanistan, Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở nước này và kêu gọi hòa bình với cộng đồng quốc tế. Lực lượng này khẳng định không muốn sống cô lập và sẽ sớm làm rõ hình thức nhà nước, chế độ chính trị.
Đại sứ Nga tại Afghanistan Dmitry Zhirnov đã lên kế hoạch gặp mặt Taliban, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng phát triển "quan hệ hữu nghị" với lực lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thể hiện sự hoan nghênh với thông điệp nước này đánh giá là tích cực, được Taliban đưa ra với cộng đồng quốc tế sau khi kiểm soát Afghanistan.
Dữ liệu mới nhất cho thấy vaccine của Sinopharm an toàn và hiệu quả Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn tin trên tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/8 cho biết Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) - một chi nhánh của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), vừa thông báo vaccine của hãng này không làm tăng nguy cơ gây ra chứng huyết khối hoặc giảm tiểu...