Những bộ phim Việt gắn liền với tuổi học trò
Tình bạn, cuộc sống và những rung động của tuổi học trò luôn là một trong những đề tài hấp dẫn cho các nhà làm phim.
Có thể nói 12A 4H là một bộ phim truyền hình hay và xúc động về lứa tuổi học trò. Bộ phim là câu chuyện về bộ tứ Hạ, Hân, Hoa, Hằng – nhóm 4H của lớp 12A trường Chu Văn An. Mỗi người một tính cách, mỗi người một lý tưởng nhưng ở họ lại toát lên cái tinh khôi và sức sống dạt dào của tuổi học trò. Với những niềm vui, nỗi buồn và cả sự rung động đầu đời với thầy giáo trẻ, bộ phim đã làm sống dậy những cảm xúc chân thực nhất của mỗi người khi bước qua năm cuối cùng của cấp ba.
Mang một phong cách trẻ trung, hiện đại, Bộ tứ 10A8 cũng là một trong những bài ca đẹp về câu chuyện tuổi học trò.
Thuộc thể loại phim sitcom, mỗi tập chỉ vỏn vẹn 8 phút, nhưng Bộ tứ 10A8 vẫn truyền tải được những câu chuyện học trò đầy sống động, chân thực và hài hước quanh câu chuyện về 4 bạn nhỏ Phan Linh, Mai Lâm, Đô Đô và La La.
Với tiêu chí “đến trường, không chỉ để học” bộ phim thể hiện những khía cạnh khác nhau trong giới học đường. Đó là nơi học tập, chia sẻ tâm sự, sở thích,… khởi nguồn cho những rung động tuổi học trò.
Video đang HOT
Bộ phim là những khung cảnh rất thật của cuộc sống học trò. Nhân vật chính của phim là hai cô bạn chơi thân lập “kế hoạch” cho hai vị phụ huynh đến với nhau để được ở chung một nhà.
Học chung trong lớp 10A6, nơi tụ họp những cô cậu dở dở ương ương, vô cùng lắm chuyện và nghịch ngợm, Chít và Pi đã có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười, từ những chuyện nhỏ nhặt xích mích ở lớp, đến chuyện thần tượng, hay đơn giản chỉ là chuyện về lòng tin và sự đố kị đến những rung động đầu đời với bạn khác giới, khi cả Chít và Pi đều thích cậu bạn đẹp trai Handsome.
Thứ ba học trò
Vẫn là câu chuyện về những cô cậu học trò tinh nghịch trong lớp 12A1, nhưng Thứ ba học trò lại là bức tranh rõ nét hơn về những trò nghịch ngợm “nhất quỷ nhì ma”.
Câu chuyện bắt đầu khi cô giáo chủ nhiệm của lớp phải nghỉ sinh. Không giáo viên nào dám nhận thay, nhà trường phải giao nhiệm vụ cho Nghiêm Tuấn – một thầy giáo trẻ dạy sinh vừa chân ướt chân ráo về trường. Do giáo viên dạy văn đã đủ, nên thầy Tuấn bất đắc dĩ phải chuyển sang dạy môn… Giáo dục giới tính!
Và những câu chuyện cười ra nước mắt cũng được bắt đầu từ đây, những buổi ban đầu nhận chủ nhiệm lớp 12A1 đối với thầy Nghiêm Tuấn thật khốn khổ, bởi lũ học trò cá tính và quậy phá. Cuối cùng Nghiêm Tuấn cũng tìm ra tiếng nói chung với lũ học trò cá biệt này, và chiếm được lòng tin của chúng.
Phim lấy bối cảnh tại trường PTTH Phan Đình Phùng, một trong những ngôi trường cổ kính ở Hà Nội, cùng nhiều địa điểm đẹp khác như khu đô thị Linh Đàm, bến xe Mỹ Đình, công viên Bách Thảo, Lăng Bác, Hồ Tây, sân bóng Đại học Y, các khu tập thể cũ kỹ… Dành cho tháng sáu khơi gợi cho người xem cái cảm giác nhẹ nhàng, thứ cảm xúc tinh khiết của tuổi học trò. Qua từng thước phim, người xem thấy được một câu chuyện về tình bạn, tình yêu học trò đầy sống động qua từng trận bóng rổ, và đôi khi không kém phần lãng mạn trong những khuôn hình ngập sắc vàng hoa cúc.
Theo Tiin
Phim cho teen "chất" nhất màn ảnh Việt
Khán giả trẻ cho rằng phim Việt về chủ đề học đường không hấp dẫn vì kịch bản nghèo nàn, xa rời thực tế.
Tuy nhiên, nói một cách công bằng hơn, ngay cả những bộ phim Hàn Quốc chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả như Vườn sao băng, Hoàng cung, Dream High... thì người xem vẫn tìm thấy những điều chưa thực tế.
Vậy nên, hãy bỏ đi những "hạt sạn" nhỏ để cùng điểm lại những bộ phim truyền hình Việt Nam về lứa tuổi học trò được nhiều người yêu thích nhất xưa và nay:
12A 4H
Đạo diễn Nguyễn Khải Hưng đã làm được một điều đáng trân trọng với những thế hệ khán giả trẻ khi cho ra đời một bộ phim truyền hình hay và xúc động về lứa tuổi học trò. Bộ tứ Hạ, Hân, Hoa, Hằng, nhóm 4H của lớp 12A trường Chu Văn An với những niềm vui, nỗi buồn và cả sự rung động đầu đời với thầy giáo trẻ, đã làm sống dậy những cảm xúc chân thực nhất của mỗi người khi bước qua năm cuối cùng của cấp ba.
Thầy giáo Minh cùng chia sẻ những kỷ niệm vui, buồn với học sinh lớp 12A
Trong đó có nhóm 4H: Hạ, Hân, Hoa, Hằng
Bộ phim được trao giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam vào năm 1995, xứng đáng với những gì mà đạo diễn, diễn viên trong phim đã thể hiện. Cho tới giờ khán giả vẫn không thể vai diễn thầy giáo Minh của Quốc Tuấn, vai Hạ của Huệ Anh, vai Ngôn với tính cách nổi loạn trong lớp 12A.
Xin hãy tin em
Bộ phim kể về cuộc sống của một nhóm sinh viên trong ký túc xá, trong đó trọng tâm là nhân vật Hoài "thát-chơ" ngỗ ngược vì được nuông chiều. Trớ trêu thay, cô lại yêu một chàng công tử hiền lành thư sinh.
Nữ diễn viên Lệ Hằng đã diễn xuất sắc vai Hoài với tính cách phá phách, thích tự do của một cô sinh viên lêu lổng, nhưng giả bộ ngoan hiền trước mặt người yêu. Nhưng khi sắp trở thành con dâu của một gia đình giàu có, Hoài lại để lộ bản chất thật của mình.
Bên cạnh đó, người xem cũng không thể quên "lão Trư" - người yêu của cô bạn cùng phòng Hoài. Đây là nhân vật chuyên gia gây cười trong phim vì sự ngô nghê nhưng chân thật. Đối lập về cả ngoại hình lẫn tính cách với "lão Trư" là anh chàng Thắng, bạn trai của Hoài, với vẻ ngoài điển trai, con nhà giàu, lại lãng mạn với những màn biểu diễn violin.
Hoài "thát-chơ" là nhân vật trung tâm
Xin hãy tin em khiến khán giả phải cười vì những câu chuyện rất sinh viên và cũng phải rơi lệ vì những giọt nước mắt hối hận của Hoài trong tập cuối, khép lại bộ phim với nhiều suy ngẫm dành cho người xem.
Cũng chính từ sau thành công của bộ phim, ca khúc "Mong ước kỷ niệm xưa" đã trở thành bài hát sống mãi với những cô cậu sinh viên, học trò. "Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại. Bên nhau tháng ngày, cho nhau những hoài niệm, để nụ cười còn mãi lăn trên hàng mi và trong những kỷ niệm xưa...".
Phía trước là bầu trời
Câu chuyện gắn bó như một gia đình của xóm trọ nghèo với ba cô bạn vừa tốt nghiệp ra trường Thương, Nguyệt, Nhung và những cô cậu sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường như Vinh, Hòa, Nam, Linh sẽ vẫn còn đọng lại trong ký ức của khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam.
Khó có thể quên được một ê kíp diễn viên diễn với nhau tự nhiên, chân thật và giàu cảm xúc đến vậy. Từ những câu đùa tếu táo khiến người ta phải bật cười vì cậu Nghĩa béo tới những bài học gian nan kiếm sống của Thương và Nhung đã giúp người xem được sống với quãng đời thật nhất của sinh viên Việt Nam những năm đầu 2000.
Chít và Pi
Từ bộ phim tuổi teen này, nhiều nickname bắt nguồn từ nhân vật trong phim trở nên phổ biến trong cộng đồng mạng như Chít, Pi, Cute, Tiên Tri, Rùa, Mỡ...
Thứ ba học trò
Dấu ấn "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" chính là những trò đùa khó có thể tưởng tượng hết của đám học sinh lớp 12A1 trong phim. Nhưng kịch bản phim không đơn giản như vậy. Đằng sau những cô cậu học trò ngỗ ngược đó là sự khao khát được quan tâm từ gia đình vì bố mẹ quá lo làm giàu.
Lớp học cá biệt của những cậu ấm cô chiêu
... đã được thầy giáo Nghiêm Tuấn cảm hóa
Bộ phim hội tụ dàn diễn viên sáng chói, từ ca sỹ Đan Trường, Thanh Thảo, Đông Nhi tới những hotboy, hotgirl Phương Trinh, Baggio, siêu mẫu 2009 Hoàng Long... Cộng với kịch bản thú vị về chuyện thầy giáo kiên định trước các kế hoạch tẩy chay thầy một cách ngỗ ngược của lớp học cá biệt trong trường, Thứ ba học trò được đánh giá là bộ phim mang tính giáo dục với thế hệ trẻ và là tiếng chuông cảnh tỉnh những ông bố bà mẹ chẳng lo lắng tới con cái.
Bộ tứ 10A8
Được đánh giá là bộ phim thuộc thể loại sitcom hấp dẫn khán giả lứa tuổi học sinh, bộ phim là những tình huống nhỏ trong cuộc sống, khai thác chủ đề "Đến trường... không chỉ để học" mà còn để chia sẻ, vui chơi và giúp đỡ nhau.
Từ cô bé Phan Linh đang học lớp 10 và những người bạn thân thiết trong lớp, cuộc sống của tuổi học trò được miêu tả khá chân thực. Khán giả được sống với những câu chuyện thú vị như giấc mơ của công chúa, nhiệm vụ khó xơi, Bluetooth và phụ huynh giả, oan gia hò hẹn, gái lớn phải làm việc nhà...
Dù chỉ vỏn vẹn 8 phút cho một tập phim nhưng chính điều đó lại tạo nên dư vị vừa hồi hộp vừa mới mẻ vì mỗi một mẩu truyện lại là một tình huống khác biệt.
Bộ tứ 10A8 hiện đại và chân thực
Các diễn viên chính Thùy Anh, Mai Chi, Dương Dương, Ngọc Phượng, Duy Random, Tặng Nhật Tuệ... thu hút vì vẻ ngoài dễ thương cộng với diễn xuất tự nhiên. Ngoài ra, ca khúc chính trong phim Những cô nàng 9X và Cô bé mắt tròn cũng thành bản hit với các cô cậu học trò.
Cô nàng bướng bỉnh
Ốc Thanh Vân và Hòa Hiệp diễn xuất thành công
Phần đầu của bộ phim là khoảng thời gian cô nàng bướng bỉnh Thu Phong và chàng công tử nhà giàu Đăng Khôi ngồi trên ghế nhà trường và được xem là điểm thành công hơn với phần sau, khi hai người ra trường. Những cuộc cãi vã, mâu thuẫn giữa một bên là cô gái cá tính, sống tự lập, biết vươn lên trong khó khăn với một bên là cậu ấm quen được chiều chuộng, mải chơi, đã dần dần xích họ lại gần nhau. Các khán giả tuổi teen sẽ không thể quên những kỷ niệm đẹp giữa Thu Phong và Đăng Khôi trong phim.
Theo VNN
Những đồng phục siêu "kute" trên màn ảnh: P4 - Việt Nam So với 3 "ông trùm" về đồng phục học sinh Nhật - Trung Đài - Hàn thì có lẽ đồng phục Việt Nam phải chịu ở "chiếu dưới". Đồng phục Việt từ trước đến nay không có nhiều kiểu dáng. Chỉ khi các tác phẩm học đường của nước láng giềng tràn qua và gây bão với các bộ đồng phục siêu "kute",...