Những bộ phim về chiến dịch “không vận trẻ em” năm 1975
Chiến dịch “không vận trẻ em” ở Việt Nam diễn ra trong những ngày tháng 4/1975 đã được phản ánh như thế nào trong những bộ phim Mỹ?
Phim tài liệu “Daughter from Đà Nẵng” (Người con gái Đà Nẵng – 2002)
Heidi bên mẹ đẻ người Việt
Bộ phim tài liệu kể về người phụ nữ có tên Heidi Bub (tên tiếng Việt: Mai Thị Hiệp) – một người phụ nữ Mỹ gốc Việt sinh ngày 10/12/1968 ở Đà Nẵng. Cô là một trong những đứa trẻ sang Mỹ trong chiến dịch “không vận trẻ em” tháng 4/1975.
Ở Việt Nam, mẹ của Heidi – bà Mai Thị Kim – còn có 3 người con nữa, riêng Heidi là đứa con lai duy nhất của bà Kim với một người lính Mỹ. Năm lên 6 tuổi, Heidi có mặt trên chuyến bay sang Mỹ cùng những đứa trẻ khác trong chiến dịch không vận.
Dù được nhận nuôi nhưng cuộc sống của Heidi trên đất Mỹ không hề dễ chịu bởi mối quan hệ giữa cô và mẹ nuôi không suôn sẻ. Họ từ mặt nhau chỉ vì những tranh cãi nhỏ nhặt trong đời sống. Heidi bị mẹ nuôi đuổi khỏi nhà sau một lần về trễ so với “giờ giới nghiêm”… 10 phút.
Rồi cô kết hôn, làm mẹ, nhưng những tổn thương của một đứa trẻ lớn lên không có một gia đình đúng nghĩa đã vĩnh viễn làm tổn thương tâm hồn Heidi. Cô muốn được chữa lành những vết thương trong tâm hồn, những lỗ hổng trong ký ức, và cô quyết định tìm lại người mẹ đẻ của mình. Sau những nỗ lực tìm kiếm, mối quan hệ giữa họ đã được nối lại.
Heidi quay trở về Việt Nam thăm gia đình, nhưng những trải nghiệm mới lạ khiến cô bị sốc văn hóa. Cô đã rời xa Việt Nam từ năm lên 6, vì vậy, cả Heidi và gia đình cô đều khó lòng hiểu được lối sống của nhau.
Hình ảnh trong phim
Để thể hiện tình cảm với con gái, mẹ của Heidi đã ở bên con từng giây từng phút, bà muốn ngủ chung giường với con… Tất cả những sự gần gũi này trái ngược với lối sống đề cao tự do cá nhân của người Mỹ. Heidi như bị ngạt thở vì không tìm đâu ra một không gian riêng tư.
Đó là chưa kể những mâu thuẫn, khác biệt trong quan niệm về chuyện tiền bạc, khiến Heidi càng suy sụp. Kết thúc chuyến thăm gia đình ở Việt Nam, Heidi càng cảm thấy đau khổ và trống trải. Cô thuộc về một thế hệ không biết đâu là quê hương đích thực của mình…
Bộ phim từng giành được nhiều giải thưởng tại những LHP ở Mỹ, đặc biệt, phim từng được đề cử ở hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất tại giải Oscar 2003.
Phim tài liệu “Precious Cargo” (tạm dịch: Cuộc không vận chở những mầm non quý giá – 2001)
Chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam diễn ra hồi tháng 4/1975 đã đưa hơn 3.000 trẻ em người Việt rời khỏi quê hương để sang Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây khác. “Precious Cargo” đã lồng ghép những đoạn phim tư liệu lịch sử ghi lại những cuộc không vận diễn ra trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Bộ phim đã đưa ra những góc nhìn nhiều chiều về chiến dịch không vận này. Tuy vậy, nội dung chính của “Precious Cargo” là theo chân một nhóm những “trẻ em không vận” (giờ đều đã là những người trưởng thành) trở về nguồn cội – đất nước Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ phim sẽ theo bước từng nhân vật, để qua đó phản ánh những diễn biến tâm trạng của từng người – những con người mà số phận đã vĩnh viễn thay đổi vì những biến động thời cuộc. Trở về Việt Nam, những con người này thoạt tiên cảm thấy nơi đây vừa xa lạ vừa gần gũi, họ vừa thấy mất mát vừa thấy biết ơn, vừa gắn kết vừa xa cách…
Khi mới đặt chân về nguồn cội, tất cả họ đều rất bình tĩnh nhưng rồi dần dần những xúc cảm bất ngờ ập đến, trỗi dậy mạnh mẽ mỗi khi họ thăm lại những trại trẻ mồ côi, những góc phố nơi từng một thời sinh sống… Và họ biết rằng ở nơi đây vẫn còn người mẹ đẻ đã sinh ra mình, những người họ hàng từng một thời gắn bó…
Kết thúc chuyến đi, nhiều người cảm thấy thanh thản và yên bình, như thể họ đã trút bỏ một gánh nặng, đã dũng cảm đối diện với quá khứ những tưởng đã quên. Nhưng cũng có những người bị xao động mạnh, miên man nghĩ về chiến tranh, về lòng nhân đạo trong một bối cảnh hỗn loạn như những ngày tháng 4/1975, khi những đứa trẻ bước lên máy bay, và từ đây cuộc sống sẽ vĩnh viễn đổi khác.
“Precious Cargo” là cuộc hành trình mang cả vị ngọt và vị đắng, đề cập tới câu chuyện về chiến tranh, về lòng nhân đạo, và về một giai đoạn mà những giá trị truyền thống trong gia đình Mỹ bắt đầu thay đổi, khi những bậc phụ huynh Mỹ bắt đầu mở rộng vòng tay đón những đứa trẻ khác màu da với mình.
Chính từ chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam mà những quan niệm truyền thống về gia đình của người Mỹ đã thay đổi theo hướng cởi mở, thực sự phản ánh tinh thần của một “hợp chủng quốc”, đó là sự đa sắc tộc tồn tại ngay trong chính một gia đình.
Phim tài liệu “Operation Babylift: The Lost Children of Vietnam” (Không vận trẻ em: Những đứa trẻ bị đánh mất – 2009)
Bộ phim tài liệu khai thác những thách thức trong cuộc sống của những đứa trẻ người Mỹ gốc Việt từng có mặt trên những chuyến không vận năm xưa. Điều không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành của những em nhỏ này, đó chính là định kiến.
Bản thân cuộc chiến tranh Việt Nam đã là một đề tài gây tranh cãi đối với người Mỹ và từng gây ra một cuộc khủng hoảng trong đời sống văn hóa – xã hội Mỹ. Vì vậy, những đứa trẻ đến Mỹ từ những chuyến không vận năm xưa luôn cảm thấy bóng đen chiến tranh thấp thoáng trong quá trình trưởng thành của mình.
Bộ phim đã khai thác những góc nhìn chân thực về chiến dịch không vận trẻ em, đặc biệt, từ phía những bậc phụ huynh nhận con nuôi, và những “đứa trẻ không vận” giờ đã trưởng thành.
Có thể nói, những bậc phụ huynh người Mỹ từng nhận nuôi những em bé Việt Nam khi đó là những người đi tiên phong trong xu hướng “nhận con nuôi quốc tế”, họ đã đón vào gia đình mình những đứa trẻ khác màu da, sắc tộc, và câu chuyện từ những gia đình như thế đã được chia sẻ chân thực, xúc động.
Trong mối quan hệ này, các bậc cha mẹ cũng gặp khó khăn, đặc biệt, những đứa trẻ lại càng phải đương đầu với những rào cản. Trong bản thân mỗi “đứa trẻ không vận” đều từng diễn ra những cuộc xung đột nội tâm, làm sao để chung sống hòa bình với quá khứ “phong ba bão táp”, để chấp nhận chính mình rồi hòa nhập cộng đồng.
Điều mà bộ phim tài liệu muốn thể hiện, đó là khi cuộc chiến đã kết thúc, thì vẫn còn những con người thầm lặng đang phải kiên cường đối diện với những tàn tích vô hình của chiến tranh – những tàn tích nằm ẩn sâu trong tâm hồn những con người đã từng sống trong thời đại ấy.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Theo Dantri
Vì sao trẻ Việt Nam bị xếp vào nhóm "thấp bé nhẹ cân" nhất thế giới?
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới. Một nghiên cứu cũng cho thấy, cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trẻ em Việt Nam luôn thấp, bé hơn so với nhiều trẻ ở các nước trong khu vực ( ảnh MH)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoại trừ yếu tố về gen, còn 3 yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng về chiều cao, cân năng của người Việt Nam. Điều đáng nói, trong 3 yếu tố này, có đến 2 yếu tố là do sự tác động liên qua đến môi trường giáo dục trẻ em của phụ huynh và nhà trường.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốcTrung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết, 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao, cân nặng đó chính là dinh dưỡng, vận động, môi trường.
Trong 3 yếu tố trên, yếu tố dinh dưỡng và vận động đang có sự tác động của môi trường giáo dục, góp phần làm cho thể trạng người Việt Nam thấp, bé hơn so với các nước khác.
Từ ảnh hưởng dinh dưỡng
Bà Diệp phân tích, với xứ nhiệt đới như ở Việt Nam, trẻ ăn sáng vào thời điểm từ 6 giờ đến 7giờ là hợp lý nhất, bảo đảm việc hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều trẻ phải dậy từ rất sớm, ăn sớm hơn khoảng thời gian đó với lý do để đi học đúng giờ.
Theo bà Diệp, hiện nay, giờ học của các trường ở TP.HCM, nhất là các trường tiểu học từ 7h đến 7h30 là tương đối hợp hợp lý, nhưng khoảng cách mà nhiều học sinh từ nhà đến trường hiện nay còn quá xa. Nhiều bậc phụ huynh phải đưa con đi từ rất sớm, 5 hay 6 giờ sáng, buộc các em phải ăn sáng sớm hơn so với giờ ăn hợp lý.
Dù ngành giáo dục đang thực hiện bố trí trường học theo hộ khẩu thường trú của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thuận lợi, không mất thời gian. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều trường tiểu học ở TP.HCM, nhất là các trường có chất lượng cao luôn trong tình trạng quá tải, nhiều trẻ không thể học đúng tuyến, phải chuyển đi rất xa.
Cụ thể nhất, ở trường Tiểu học Vĩnh Lộc 2 (thuộc xã Vĩnh Lộc A,huyện Bình Chánh, TP.HCM). Trường này nằm ở địa bàn ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, lẽ đương nhiên các học sinh ở ấp 3 sẽ học ở trường này, nhưng do lượng học sinh ở đây rất đông, các em học sinh bước vào tiểu học ở khu vực này lại được phòng giáo dục huyện chuyển lên tận trường Tiểu học Võ Văn Vân (ở xã Phạm Văn Hai) - cách khu vực ở của học sinh hơn 10km.
Trong khi đó, các trẻ em ở quận nội thành TPHCM, nhiều gia đình lại chọn cho con mình học ở những trường được xem là "chất lượng cao",chấp nhận xa nhà, thay vì học trường đúng tuyến ở gần nhà.
Nhiều trẻ nhà ở cách xa trường phải đi học rất sớm, khiến cho giờ ăn sáng của trẻ không hợp lý
Bác sĩ Diệp kể, có một cháu bé là bệnh nhân của chị, nhà ở tận đường Trường Chinh, quận 12, TPHCM nhưng lại được phụ huynh cho học ở quận 1, cách xa nhà hàng chục km.
Còn phụ huynh này thì làm ở quận 10. Khi đó, đứa bé tan trường phải chờ phụ huynh từ quận 10 đến quận 1 đón. Mỗi ngày đứa bé này phải dậy rất sớm để ăn sáng và đi học cho kịp đúng giờ, nên bé bị mất sức, suy dinh dưỡng do ăn uống không đảm bảo.
"Ở Việt Nam, thường thời điểm mặt trời mọc lên là khoảng 6 giờ đến 7giờ, đó là thời điểm cho trẻ ăn sáng hợp lý nhất. Về mặt dinh dưỡng, bữa ăn cho trẻ kéo dài không quá 30 phút. Như vậy, nếu cộng thêm thời gian ăn thì gần đúng với giờ học của trẻ. Do đó, những trẻ phải học ở cách xa nhà cả chục cây số, buộc phải dậy sớm, ăn sáng sớm
Điều này khiến bữa ăn của trẻ không hấp thụ tốt, hoặc bé ăn ít dẫn đến bệnh và suy dinh dưỡng. Hậu quả về lâu về dài là những đứa trẻ này sẽ kém phát triển về thể chất, nhất là chiều cao, cân năng", bà Diệp cho biết.
Bên cạnh đó, một đứa trẻ trong độ tuổi học tiểu học, theo bác sĩ Diệp, thời gian ngủ trong ngày phải bảo đảm 9 tiếng đồng hồ, trong đó phải có 1 giờ ngủ trưa. Thế nhưng hiện nay, nhiều trẻ học tiểu học phải thức quá khuya đến 11 giờ, thậm chí đến 12 đêm nên chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng trong đêm.
Thời gian ngủ trong ngày không đảm bảo, khiến cho trẻ chậm phát triển hơn và phát triển không toàn diện.
Đến ảnh hưởng vận động
Cũng theo bác sĩ Diệp, thực tế cách quản lý giáo dục của nhà trường và gia đình hiện nay khiến trẻ gần như rất ít vận động. Một đứa trẻ, nhất là trẻ em mầm non và tiểu học bán trú đều được giáo viên, bảo mẫu chăm sóc một cách thái quá. Trong bữa ăn, các trẻ ở đây, không chỉ được các giáo viên, bảo mẫu bưng bê đồ ăn, thức uống đến tận nơi mà con móm, đút cho các em.
Việc làm này khiến trẻ mất đi tính vận động và cả tính tự lập. Điều này vô hình trung làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể trạng của các em, đồng thời làm mất đi cả sự tự giác, tính tự lập của trẻ.
Môi trường giáo dục hiện nay đang tạo điều kiện cho trẻ ít vận động , góp phần làm suy giảm thể trạng của trẻ.
Bác sĩ Diệp cho biết, nhiều trường tiểu học ở Thái Lan, các học sinh đến giờ ăn là phải tự lấy thức ăn và tự ăn. Các giáo viên, bảo mẫu chỉ là người trực tiếp đứng quan sát, hướng dẫn, chứ không làm thay việc đó cho các em.
Đó là chưa kể, nhiều học sinh đã học đến cấp 2, 3, các bậc phụ huynh còn phải đưa đón.
Bà Diệp cho rằng, việc đưa đón là con là thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và muốn con mình được an toàn, nhưng các bậc phụ huynh lại vô tình tạo cho những đứa trẻ thiếu sự vận động. Đây là một trong những yếu tố khiến trẻ giảm đi sự phát triển về thể trạng của mình.
Bỏ qua yếu tố về gen, bà Diệp chốt vấn đề, thể trạng của người Việt Nam thấp, bé hơn so với các nước trong khu vực là do chế độ dinh dưỡng, vận động chưa phù hợp và môi trường sống chưa thuận lợi. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và vận động chưa phù hợp đang chịu sự tác động từ đến từ dạy và học của nhà trương và gia đình.
Cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
Vào đầu tháng 8.2014 vừa qua, tại hội nghị "Dinh dưỡng trẻ em: tiếp cận từ cộng đồng, trường học và bệnh viện" do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM và Hội Dinh dưỡng TP.HCM phối hợp tổ chức, GS.TS Lê Thị Hợp - chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam có 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có khoảng 2,2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tức cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Chiều cao trung bình của người dân Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực, nam mới đạt chiều cao 1,65m, nữ đạt 1,54m. Điều này là do suy dinh dưỡng thể thấp còi lúc 3 tuổi, ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành (18 tuổi). Trẻ không bị suy dinh dưỡng luôn có chiều cao hơn hẳn (cao1,71m) so với trẻ suy dinh dưỡng nặng (luôn dưới 1,6m)
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới.
Theo Hồ Quang
Một thế giới
Vụ tai nạn máy bay Mi 171: Mong anh sớm bình phục trở về Vào những ngày giữa tháng 7, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình Thượng úy Nguyễn Văn Tuấn (SN 1981) - một trong ba cán bộ chiến sỹ bị bỏng nặng đang được các bác sĩ tận tâm điều trị trong vụ tai nạn máy bay rơi vừa qua. Từ khi xảy ra vụ tai nạn máy bay Mi 171 số hiệu...