Những bộ phim từng khiến khán giả Việt ‘mất ăn mất ngủ’ (Phần 2)
Tiếp tục đến với 5 tựa phim tiếp theo của loạt những bộ phim truyền hình Việt được nhiều thế hệ khán giả yêu thích.
Đất khách
Phim Đất khách đánh dấu sự trưởng thành của nữ ca sỹ – diễn viên Thanh Thúy. Cô khẳng định được khả năng nhập vai đa dạng của mình. Thanh Thúy đồng thời thể hiện ca khúc nhạc phim Trên mảnh đất tình người rất thành công.
Nhân vật chính trong bộ phim truyền hình Việt này là Lệ Mai – con của một tư sản người Hoa mấy đời sinh sống ở Chợ Lớn. Sau một nghịch cảnh lịch sử, gia đình Lệ Mai và gia đình người cô yêu vượt biên, bỏ lại cô một mình… Tuy bơ vơ ở lại, Lệ Mai sớm tìm được cuộc sống đích thực khi tham gia lực lượng thanh niên xung phong và trở thành cán bộ của liên hiệp công đoàn thành phố. Cô đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người công nhân và tìm được mái ấm hạnh phúc của riêng mình.Đất khách phản ánh cuộc sống đầy sức sống của lớp thanh niên trẻ thời bấy giờ.
Những nẻo đường phù sa là thước phim lịch sử hào hùng của dân tộc. Bộ phim ghi lại đời sống của những con người cơ cực nhưng luôn biết phấn đấu vươn lên, không chịu đầu hàng số phận, sẵn sàng chiến đấu cho quê hương, đất nước.
Nhắc đến bộ phim truyền hình Việt này là nhắc đến những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của bài hát cùng tên do cố nhạc sĩ Bảo Phúc sáng tác. Mỗi khi ca khúc Những nẻo đường phù sa vang lên, người xem lại được gợi nhớ về những năm tháng hào hùng ấy.
Người Hà Nội sản xuất năm 1996 là một trong những phim truyền hình để lại dấu ấn khó phai trong lòng người xem. Người Hà Nội chia làm 3 tập (Trở Gió, Giấc Mơ Vàng, Người Đàn Bà Xa Lạ), lấy bối cảnh tại Phố nhà binh những năm đầu đổi mới. Phim xoay quanh cuộc sống của người lính trở về sau chiến tranh.
Người lính ấy tên là Nam (Hồng Sơn). Từng chiến đấu quyết liệt ở chiến trường, trở về gia đình khi đất nước thanh bình, anh bỗng dưng gặp phải bi kịch khi không thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại. Nam cảm thấy lạc lõng và cô đơn. Vợ anh ra nước ngoài, yêu người đàn ông khác rồi đòi ly hôn. Người Hà Nội kết thúc với cảnh Nam trở về nhà vào chiều 30 Tết. Nhà cửa lạnh lẽo, trống vắng, anh bỏ ra hồ Gươm đón giao thừa.
Phim Người Hà Nội có sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hồng Sơn, Lê Khanh, Chiều Xuân… Đó cũng là phim thành công của Quyền Linh. Trong phim, anh vào vai Lãm – do lấy vợ dân tộc ở địa phương nên phải giải ngũ và bị gia đình từ, phải sống ngoài vỉa hè Phố nhà bình. Lãm của Quyền Linh được khán giả yêu mến và được đánh giá là vai diễn rất ấn tượng của anh từ khi bắt đầu diễn xuất.
Video đang HOT
Quyền Linh
Nếu để nói về một phim truyền hình Việt làm về đề tài sinh viên thì không thể không nhắc đến Xin hãy tin em. Bộ phim đầu tay sản xuất năm 1997 của đạo diễn Đỗ Thanh Hải rất thành công khi vừa mới ra mắt.
Xin hãy tin em chỉ dài vỏn vẹn 3 tập phim nhưng đã phản ánh đời sống sinh viên nhiều màu sắc. Nội dung phim xoay quanh nhân vật Hoài “Thát – chơ” và phòng ký túc xá của cô. Hoài “Thát – chơ” là cô gái cá tính, ngang tàng, chẳng sợ ai. Tình cờ, cô gặp Phong – chàng sinh viên Nhạc viện hào hoa, lãng tử. Yêu Phong, Hoài thay đổi hoàn toàn. Cô dịu dàng, nữ tính. Thế nhưng, trong lần sinh nhật chị gái Phong, vì lời khích bác của bạn gái cũ Phong, Hoài không làm chủ được mình và bộc lộ con người chơi bời trước kia. Phong lập tức chia tay Hoài dù cô có van xin anh rằng mình đã thay đổi…
Cùng với sự nổi tiếng của phim, bài hát nhạc phim Mong ước kỷ niệm xưa trở thành ca khúc chia tay mái trường của học sinh, sinh viên. Cứ mỗi khi giai điệu Mong ước kỷ niệm xưa cất lên, những kỷ niệm về thời sinh viên, sự nuối tiếc và ngậm ngùi lại trở về trong lòng khán giả.
Sau Xin Hãy Tin Em, Phía Trước Là Bầu Trời là bộ phim làm về đề tài sinh viên được nhiều khán giả trẻ đón nhận nhất. Phim tái hiện cuộc sống của sinh viên những năm 2000.
Chuyện phim kể về cuộc sống của ba cô gái tỉnh lẻ Nguyệt, Thương, Nhung với ba tính cách trái ngược. Cả ba vừa mới tốt nghiệp đại học và gặp phải những khó khăn trong công việc. Thương làm việc trong nhà hàng, Nhung chật vật làm tiếp thị rồi xin làm báo. Chỉ có Nguyệt, nhờ mối quan hệ của người yêu mà kiếm được công việc tốt hơn. Dù ở bất cứ công việc nào, mỗi người trong họ đều phải đối mặt với sự phức tạp và thử thách. Có người may mắn trụ lại được Hà Nội, có người lại phải đến nơi khác lập nghiệp.
Ba diễn viên chính của phim
Phía trước là bầu trời được yêu thích là bởi cuộc sống trong xóm trọ của sinh viên nghèo sinh động và đầy chân thực. Đó là nỗi lo cơm áo gạo tiền, là khi khất tiền trọ, phải bán xe đạp để chi tiêu… Bên cạnh khó khăn trong cuộc sống, lũ sinh viên nghèo ấy vẫn có giây phút vui vẻ, mà sau này chia xa, tất cả sẽ là những kỷ niệm đẹp.
Theo Mask Online
Những bộ phim Việt về sinh viên được yêu thích nhất
Ngoài bộ phim mới "Chạm tay vào nỗi nhớ", "Xin hãy tin em", "Phía trước là bầu trời" cũng là những bộ phim về sinh viên được đông đảo khán giả say mê và đón nhận.
Chạm tay vào nỗi nhớ (2013): "Con cưng" của đạo diễn Hồng Sơn là một trong những bộ phim mới về đề tài học sinh, sinh viên được yêu thích nhất. Thuộc thể loại tâm lý hình sự song Chạm tay vào nỗi nhớ lại đề cập tới đời sống, tình cảm và những trải nghiệm của sinh viên trường cảnh sát thông qua những vụ án.
Chạm tay vào nỗi nhớ kể về nhóm sinh viên năm thứ nhất của học viện cảnh sát trong đó có Quân - con của một vị Thiếu tướng trong ngành - được mẹ chiều chuộng và ỷ vào chức vụ của bố nên ngang tàng và hống hách. Quân tự xưng mình là "cậu" để chứng tỏ vẻ bề trên so với các bạn và thách thức mọi kỷ luật của nhà trường, coi thường giáo viên chủ nhiệm.
Cô bạn học cùng lớp là Ngân Hà luôn cảm thấy khó chịu trước những trò phá phách của Quân và nhiều lần lên tiếng can thiệp, vì thế bị Quân đặt biệt danh là Canpo. Tuy nhiên, sau này Quân và Hà lại nảy sinh tình cảm với nhau. Để "điều trị" Quân, nhà trường quyết định mời thượng úy Minh - một cựu cán bộ điều tra đã phải chuyển công tác - làm chủ nhiệm của lớp Quân. Bắt đầu từ đây, những câu chuyện bí ẩn và hấp dẫn giữa các nhân vật trong phim dần hé lộ.
Chạm tay vào nỗi nhớ thu hút người xem, nhất là khán giả trẻ với những câu chuyện về hành trình phá những "vụ án" trong chính Học viện cảnh sát. Từ đó, những bài học về tình bạn, tình thầy trò, tình đồng đội được truyền đạt một cách chân thực và sâu sắc. Cùng với dàn diễn viên trẻ đẹp, được nhiều khán giả yêu thích như Tiến Lộc, Baggio, Thanh Sơn..., bộ phim từng tạo nên cơn sốt trong khoảng thời gian lên sóng. Trong lễ trao giải Cánh diều 2013, Chạm tay vào nỗi nhớ giành được giải Cánh diều bạc cho Phim truyền hình xuất sắc nhất.
Xin hãy tin em (1997) là bộ phim xoay quanh cuộc sống của một nhóm sinh viên tỉnh lẻ trong ký túc xá trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Tâm điểm là câu chuyện tình của Hoài "thát- chơ" - cô sinh viên ngang tàng, quậy phá nhưng bản chất tốt bụng do diễn viên Lệ Hằng thủ vai - với anh chàng Phong "lãng tử" do Lê Vũ Long thể hiện.
Bộ phim để đời của đạo diễn Đỗ Thanh Hải được đánh giá là một trong những phim về đời sống sinh viên hay nhất của màn ảnh Việt Nam khi đã lột tả thành công hoàn cảnh sống cũng như suy nghĩ, tình cảm, hoài bão của những cô cậu sinh viên thời kì đó bằng những câu chuyện rất đời, vừa hài hước vừa cảm động, cùng với diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên...
Chỉ dài 3 tập phim song Xin hãy tin em đã tái hiện một cuộc sống sinh viên muôn màu, muôn vẻ với nhiều trạng thái từ vui, buồn, hạnh phúc đến tuyệt vọng. Phim để lại sự day dứt, ám ảnh về câu chuyện tình của Hoài "Thát-chơ" và Phong "lãng tử". Từ một cô gái với tính cách mạnh mẽ, phá phách, ngang tàng Hoài đã thay đổi và thành một người dịu dàng, nữ tính kể từ sau khi gặp chàng sinh viên Nhạc viện tên Phong. Thế nhưng, câu chuyện tình yêu của đôi trẻ đã không có được một cái kết hạnh phúc.
Phía trước là bầu trời (2001) Nhắc đến những bộ phim Việt Nam hay về đề tài sinh viên, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua Phía trước là bầu trời. "Đứa con tinh thần" của đạo diễn Đỗ Thanh Hải phát hành năm 2001 và chinh phục được đông đảo khán giả màn ảnh nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên vào thời điểm lên sóng.
Bộ phim xoay quanh cuộc sống của một nhóm sinh viên nghèo cùng sống trong một khu trọ nhỏ với những câu chuyện về công việc, tình bạn, tình yêu của những người trẻ tuổi. Mỗi người một hoàn cảnh, tính cách nhưng rồi cuộc sống đã đưa họ đến những ngã rẽ, bước ngoặt khác nhau để hiểu và thông cảm với nhau hơn.
Hướng nghiệp (2005): Khi bộ phim truyền hình dài tập Hướng nghiệp phần 1 được chiếu, khán giả màn ảnh nhỏ đều hồi hộp theo dõi những diễn biến đầy kịch tính xung quanh một nhóm bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học trước những ngã rẽ sau khi ra trường. Có người trong số họ chọn sự nghiệp làm đầu, quyết tâm tìm một chỗ đứng vững chắc để khẳng định mình, lại có người tìm kiếm và đi theo tiếng gọi tình yêu. Nhưng giữa họ, tình bạn đẹp vẫn luôn tồn tại và dắt nhau qua những thời điểm khó khăn nhất.
Bộ phim hấp dẫn bởi tính chân thực, các tình tiết câu chuyện luôn mới mẻ, với đủ các cung bậc yêu thương, hận thù, sa ngã... Trước sự yêu mến của đông đảo người xem, phần 2 của phim nhanh chóng được sản xuất, khai thác sâu hơn vào từng mối quan hệ làm ăn, những vấp ngã, sai lầm của các bạn trẻ. Xem phim, khán giả sẽ cảm nhận hết những chua chát, đắng cay của cuộc đời và đồng cảm cho những bạn trẻ chẳng may sa cơ lỡ bước.
Ký túc xá - KTX (2007): Được đài truyền hình TP.HCM sản xuất vào năm 2007, bộ phim KTX của đạo diễn Châu Huế ngay từ khi ra mắt đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của khán giả. Kịch bản phim được lấy cảm hứng từ cuộc sống sôi động, đa sắc màu của những người trẻ đương thời. Mạch phim là chuỗi ngày tháng học tập và làm việc của nhóm bạn trẻ đến từ mọi miền đất nước.
65 tập phim xây dựng xung quanh cuộc sống của sinh viên trong một kí túc xá(KTX) với các nhân vật: Kiên, Thanh, Trinh, Xuân - những bạn trẻ đến từ khắp mọi miền đất nước để học tập và làm việc tại TP.HCM. Cuộc sống mưu sinh đã xô đẩy từng người vào những hoàn cảnh khác khau và mỗi người cũng lựa chọn cho mình một cách sống khác nhau.
"Những con người trẻ tuổi với cái nhìn trong trẻo và hồn nhiên khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời sẽ vấp phải không ít khó khăn và thử thách. Sẽ có người gục ngã nhưng cũng có người vươn lên bằng ý chí và nghị lực..." - đó cũng là thông điệp mà KTX muốn chuyển đến người xem. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Quỳnh Anh, Kinh Quốc, Lê Phương, Diễm Quỳnh, Trang Nhung, Mai Phương...
Cổng mặt trời (2010): Là bộ phim truyền hình được yêu thích nhất trên HTV năm 2010, Cổng mặt trời được chiếu lại rất nhiều lần trên màn ảnh nhỏ và được đông đảo khán giả yêu mến, theo dõi. Bộ phim là bước đệm đưa hàng loạt những diễn viên trẻ như Tú Vi, Lê Bê La, Lương Thế Thành... đến gần hơn với người xem.
Bộ phim khai thác cuộc sống của một nhóm 11 bạn sinh viên cùng sống trong một con hẻm nhỏ giữa Sài Gòn. Với những câu chuyện rất sinh viên, Cổng mặt trời đem đến cho người xem nhiều tiếng cười và cả nước mắt. Diễn xuất gần gũi, tự nhiên của dàn diễn viên cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bộ phim.
Theo Zing
17 năm mối tình gái quê trai phố trong "Xin hãy tin em" Mối tình gái quê - trai phố trong "Xin hãy tin em" - bộ phim Việt đình đám thập niên 90 đã từng làm thao thức biết bao khán giả màn ảnh nhỏ. Xin hãy tin em là một cái tên lừng lẫy trong số các bộ phim truyền hình Việt Nam cuối thập niên 90. Ra mắt khán giả màn ảnh nhỏ...