Những bộ phim trả giá bằng tính mạng của diễn viên
Vì sự “điên rồ” của đạo diễn muốn có cảnh quay chân thực đã phải đánh đổi bằng máu và cả mạng sống của người khác.
Khi câu chuyện hậu trường được tiết lộ, khán giả không khỏi rùng mình trước những sự thật đen tối này.
Bộ phim khoa học viễn tưởng do hàng loạt đạo diễn tên tuổi thực hiện, trong đó có Steven Spielberg, được ra mắt năm 1983.
Trong quá trình sản xuất bộ phim đã xảy ra vụ tai nạn làm nam diễn viên Vic Morrow và hai diễn viên nhí thiệt mạng. Vụ tai nạn xảy ra khi Vic Morrow cùng Myca Dinh (bảy tuổi) và Renee Shin-Yi Chen (sáu tuổi) đang thực hiện một cảnh quay đêm với trực thăng. Chiếc trực thăng bị mất kiểm soát đã lao xuống quá thấp, xảy ra vụ va chạm khủng khiếp đè chết 3 người.
Toàn bộ thảm họa có thể tránh được nếu có sự liên lạc tốt hơn giữa phi công và kỹ thuật viên dựng cảnh. Một nhân viên an ninh chịu trách nhiệm phần hỏa hoạn đã lo sợ cháy nổ gây ra tai nạn nhưng không cảnh báo cho đạo diễn chính John Landis.
Dù bị kiện nhưng các nhà làm phim đã xóa bỏ được mọi cáo buộc. Tuy vậy, những cảnh quay với trực thăng đã bị cắt khỏi bộ phim.
14 tháng quay bộ phim được cho là cơn ác mộng đầy ám ảnh của cả đoàn phim. Apocalypse Nowđược quay ở Philippines và chính phủ nước này rất hào phóng trao cho đoàn làm phim trực thăng và vũ khí để tạo ra một bộ phim về chiến tranh chân thực nhất.
Đạo diễn Francis Ford Coppola phát cuồng vì bộ phim này nên ông gom góp hết tài sản mình có với 30 triệu USD để đầu tư vào phim. Coppola muốn mọi thứ trong phim phải chân thực nhất, cả việc thể hiện sự loạn trí của các nhân vật nên diễn viên đều phải sử dụng rượu và chất kích thích.
Nam diễn viên Martin Sheen lạm dụng quá nhiều rượu và ma túy đến mức mất trí. Cảnh đầu phim, khi Martin Sheen khóc nức nở và đập vỡ gương khiến bị thương vì ông đang thực sự say rượu.
Họ còn mang đến trường quay một xác chết thực và diễn viên nào vào trường quay cũng không còn tỉnh táo. Đạo diễn Francis Ford Coppola cũng phát điên tới mức nhiều lần định tự sát ngay giữa phim trường. Còn có tin đồn ông tự chĩa súng vào đầu mình trước đoàn phim.
Fitzcarraldo
Người ta gọi đạo diễn Werner Herzog là một kẻ điên bởi cách thực hiện bộ phim Fitzcarraldo. Sự điên khùng càng tăng cao với việc nam diễn viên Klaus Kinskiwere góp sức. Nhà báo Padraig Cotter kể lại điều này với tạp chí WhatCulture: “Kinski trở nên điên loạn, hận thù khi quay phim. Hầu hết mọi người đã làm việc với ông đều nổi khùng và ông nổi tiếng vì những cơn thịnh nộ”.
Video đang HOT
Câu chuyện trong phim kể về nhân vật Fitzcarraldo do Kinski đóng vai, người cố gắng “kéo một chiếc tàu nặng 320 tấn lên ngọn đồi dốc ở Peru”. Điều dở hơi nhất trong phim là đạo diễn Herzog đã khăng khăng muốn dựng lại con tàu đúng thực tế và trả tiền cho những người bản địa làm việc này chứ không muốn một mô hình thu nhỏ.
Nick Thorpe tiết lộ điều này trong một bài báo: “Hàng trăm người da đỏ bản địa đã được yêu cầu để kéo tàu lên bờ dốc. Tuy nhiên nam diễn viên Kinski đều tranh cãi với họ mỗi ngày, thậm chí người đứng đầu địa phương còn tiếp cận đạo diễn và đe dọa sẽ giết Kinski”. Thêm vào không khí thù địch này, các diễn viên và thành viên đoàn làm phim phải làm việc nhiều giờ trong một khu rừng nhiệt đới trong một mùa hè nóng nhất trong lịch sử.
Mọi việc còn tồi tệ hơn khi thành viên bộ lạc đã tấn công đoàn làm phim, bắn tên trúng cổ một người đàn ông và đánh một người phụ nữ. Cả hai đều may mắn sống sót. Hai chiếc máy bay rơi khiến một trong đoàn phim bị liệt hoàn toàn, một người bản địa chết đuối, một người đàn ông phải cưa chân vì bị rắn độc cắn.
Noah’s Ark
Đây là bộ phim điển hình về việc làm phim hiện thực không cần thiết. Đạo diễn bộ phim Michael Curtiz (người cũng thực hiện tác phẩm Casablanca nổi tiếng) đã tiết lộ các diễn viên và nhân viên phụ trách đã bị nhấn chìm khi quay cảnh lũ lụt.
Trang Cracked kể lại: “Khi nhà quay phim Hal Mohr hỏi đạo diễn điều gì sẽ xảy ra với đoàn làm phim, ông đã trả lời “Họ đều sẽ phải nắm lấy cơ hội của họ”.
Kết quả, có 15 quay phim và không đếm được thành viên đoàn đã phải vật lộn dưới nước trong nhiều giờ. Nữ chính bị viêm phế quản, một nam diễn viên bị gãy 2 xương sườn. Theo thông tin từ người phụ trách hiện trường, đã có 3 thành viên đoàn chết đuối và một người phải cắt chân vì bộ phim này.
Cannibal Holocaust
Đạo diễn người Ý Ruggero Deodato luôn gây sốc bởi những phim kinh dị hạng B. Bộ phimCannibal Holocaust kể những cuốn băng ghi lại một bộ tộc ăn thịt người. Phim đã bị cấm chiếu ở nhiều nơi vì quá rùng rợn còn đạo diễn Ruggero Deodato đã phải ra hầu tòa vì buộc tội giết chính các diễn viên tham gia trong phim. Sau này ông đã tự minh oan được cho mình.
Tuy vậy, quá trình thực hiện bộ phim này cũng quá kinh khủng. Cảnh cắt xén thân thể được thực hiện bằng cách sử dụng những hình nộm xác người. Những người tham gia bộ phim còn nghi ngờ đạo diễn đã dùng bộ phận của một tử thi thật để đạt được tính hiện thực. Có thông tin cho rằng, thân dưới của xác chết được mua rẻ từ một nạn nhân vô danh… bị rơi đầu trong một tai nạn xe hơi. Cho đến giờ vẫn chưa ai xác nhận thông tin trên.
Đoàn làm phim còn bị buộc tội giết động vật hoang dã một cách dã man, như chặt đầu 2 con khỉ vì cảnh quay thực hiện 2 lần.
Đạo diễn Ruggero Deodato cũng là bạo chúa trong quá trình quay phim. Diễn viên Carl Gabriel Yorke mô tả bộ phim là “Tàn nhẫn không thể tả nổi” còn Robert Kerman nói về đạo diễn “vô lương tâm, không quan tâm đến người khác”. Đạo diễn còn bị buộc tội bóc lột người dân địa phương, bắt họ thực hiện những cảnh nguy hiểm như chạy vào một ngôi nhà cháy mà không trả công đầy đủ.
Theo VNE
Những cách thức 'man rợ' đến khó tin để diễn viên nhập vai
Có biện pháp tiêu cực đến mức khiến diễn viên tuyệt vọng và thất bại trong sự nghiệp.
Để làm ra những thước phim chân thực nhất, mỗi đạo diễn đều có bí quyết khác nhau. Tuy vậy, nhiều biện pháp cực đoan đến mức khó tin đã được áp dụng, để lại những ám ảnh tâm lý khó quên cho dàn diễn viên.
Bí mật thay đổi đạo cụ khi quay cảnh nóng, làm diễn viên ám ảnh tâm lý
Năm 2016, một cuộc phỏng vấn của đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci từ năm 2013 được chia sẻ lại. Điều này khiến toàn thế giới chấn động về những gì đạo diễn và nam chính Marlon Brando đã làm khi quay bộ phim Last Tango in Paris.
Last Tango in Paris, bộ phim tình cảm hợp tác giữa Pháp - Italy, được xem là bộ phim tai tiếng nhất thế kỷ 20 bởi những cảnh sex gây sốc và có tính khiêu dâm. Phim bị cấm chiếu ở nhiều nước, dù từng nhận được 2 đề cử Oscar.
Phim kể về mối tình giữa một cô gái trẻ người Pháp và một doanh nhân trung niên người Mỹ. Mối quan hệ giữa hai người không có gì ngoài dục vọng và sự chiếm đoạt.
Trong Last Tango in Paris có một cảnh phim gây sốc; nữ chính Jeanne (do nữ diễn viên người Pháp Maria Schneider thủ vai) bị người tình hãm hiếp. Cách thực hiện cảnh quay này cũng là điều khiến đạo diễn Bernardo Bertolucci bị chỉ trích.
Theo đạo diễn này, ông muốn nhân vật của mình thể hiện cảm xúc "bị làm nhục" chân thực nhất nên đã giấu Maria Schneider việc bạn diễn của cô là Marlon Brando sử dụng một thanh bơ làm đạo cụ chứ không theo những gì đã thống nhất trong kịch bản. Điều này đã khiến nữ diễn viên 19 tuổi vô cùng hoảng sợ.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2007, Maria Schneider chia sẻ: "Tôi cảm thấy bị sỉ nhục, thành thật mà nói tôi thấy như bị cưỡng hiếp. Sau cảnh quay, Marlon không thèm an ủi hay xin lỗi tôi. May là chỉ phải đóng một lần".
Sau bộ phim, Maria Schneider cũng không thể xóa được hình ảnh "gợi cảm" của mình. Maria hối hận bởi việc trở thành một biểu tượng nhục dục đã khép lại cơ hội tham gia những vai diễn nghiêm túc của một diễn viên mới vào nghề.
Thậm chí, sau Last Tango in Paris, Maria Schneider đã tìm đến ma túy. "Tôi bắt đầu sử dụng ma túy khi trở nên nổi tiếng. Tôi không thích danh tiếng và hình ảnh mà mọi người nghĩ về tôi sau khi đóng phim này. Thêm nữa, tôi không có gia đình ở bên để bảo vệ mình...", nữ diễn viên chua chát chia sẻ.
Trước khi Maria Schneider qua đời ở tuổi 58 vì bệnh ung thư, bà cũng chưa từng gặp lại đạo diễn Bernardo Bertolucci vì quá căm phẫn.
Để cả đoàn làm phim bắt nạt nữ chính
The Shining được xem như tượng đài của dòng phim kinh dị, do đạo diễn Stanley Kubrick thực hiện, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King.
Khi mới phát hành, bộ phim không nhận được sự quan tâm của khán giả và các nhà phê bình. Phim còn nhận tới hai đề cử Mâm xôi vàng cho đạo diễn dở nhất và Nữ viễn viên dở nhất. Nhưng sau đó, giới phê bình nhìn nhận lại và có những đánh giá nghiêm túc hơn. Đạo diễn Martin Scorsese đánh giá The Shining là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất mọi thời đại.
Jack Torrance (Jack Nicholson) tìm được việc trông coi khách sạn Overlook, trên dãy núi Colorado và cả gia đình ông đã chuyển tới sống ở đây. Do nơi này bị đóng cửa trong suốt mùa đông, vì thế chỉ có gia đình của Jack Torrance sống ở đây trong một thời gian dài. Một cơn bão tuyết đã làm gia đình Jack mắc kẹt lại ở khách sạn.
Danny - con trai của Jack, một cậu bé có khả năng thần giao cách cảm, phát hiện ra rằng khách sạn này đang bị ma ám và hồn ma đó đang dần biến cha cậu thành một kẻ hung ác. Vợ Jack, Wendy (Shelley Duvall) phải tìm mọi cách để bảo vệ con trai Danny và thoát khỏi khách sạn kinh dị này.
Kịch bản bộ phim đã đủ khủng bố nhưng với đạo diễn Stanley Kubrick, nếu chỉ diễn theo kịch bản thì chưa đủ. Để nhân vật Wendy thêm hoảng loạn và sợ hãi, ông đã nghĩ ra một cách cực đoan. Đó là cho tất cả thành viên trong đoàn làm phim cô lập và bắt nạt nữ diễn viên Shelley Duvall để cô cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng. Suốt quá trình quay phim hơn một năm, ngày nào Shelley Duvall cũng khóc ròng rã. Kết quả Shelley Duvall với biểu cảm kinh hoàng nhất đã lên hình một cách hoàn hảo.
Nữ diễn viên chia sẻ: "Trong suốt 5 tháng, tôi vẫn mắc kẹt với vai diễn này và phát ốm với nó bởi quá căng thẳng. Stanley Kubrick đã đẩy tôi đi xa hơn những gì tôi từng thử trước đây. Đây là vai diễn khó khăn nhất mà tôi từng diễn".
Đem động vật hoang dã thực sự vào trường quay
Roar của đạo diễn Noel Marshall là bộ phim nguy hiểm nhất được thực hiện trong lịch sử điện ảnh. Để có những thước phim chân thực nhất về động vật hoang dã, đạo diễn và nhà sản xuất phim đã mang đến 4 con hổ con, 2 con voi và 110 con sư tử, hổ, báo đốm các loại.
Trong suốt 11 năm, đạo diễn Noel Marshall cùng vợ là nữ diễn viên Tippi Hedren và các con, cả nữ diễn viên Melanie Griffith đã sống, ăn, ngủ tại đây. Quá trình quay phim, hơn 70 thành viên trong đoàn quay đã bị động vật hoang dã tấn công.
Quay phim Jan de Bont bị sư tử ngoặm vào đỉnh đầu, khâu đến 220 mũi. Nữ diễn viên Tippi Hedren thì bị gãy chân vì cưỡi voi và bị sư tử cắn vào cổ, khâu 38 mũi. Melanie Griffith cũng bị cắn vào mặt, khâu đến 50 mũi, suýt mất một mắt nhưng may mắn vết thương không làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cô. Đạo diễn Noel Marshall thì bị thú dữ tấn công nhiều đến nỗi vết thương đã bị hoại tử.
Với tất cả sự hy sinh của đoàn làm phim và kinh phí bỏ ra đến 17 triệu USD, bộ phim chỉ thu về 2 triệu USD.
Năm 2015, bộ phim được phát hành lại cùng với dòng giới thiệu mở đầu: "Không có bất cứ động vật nào bị thương trong suốt quá trình quay phim. Nạn nhân là 70 thành viên của đoàn quay".
Những biện pháp để diễn viên nhập vai kinh khủng đến mức khó tin
Theo VNE
Những giả thuyết điên rồ nhất trong các bom tấn Hollywood Không được giải thích rõ ràng, những chi tiết trong phim trở thành tin đồn rợn tóc gáy. Một số bộ phim nổi tiếng bởi những ẩn ý mà đạo diễn muốn mang đến. Bởi sự "úp úp mở mở" mà khán giả đã đặt ra giả thiết để giải thích câu chuyện phim cũng như những chi tiết trong phim. Tuy nhiên,...