Những bộ phim nổi tiếng từng quay tại Việt Nam
Việt Nam với thiên nhiên phong phú, bối cảnh đẹp luôn là tầm ngắm của các hãng phim Hollywood từ hàng thập kỷ nay.
Ngày 18/2/2016, đoàn làm phim Hollywood Kong: Skull island với hàng trăm người và 45 tấn thiết bị đặt chân đến Hà Nội, bắt đầu cho quá trình quay kéo dài hàng tháng tại Quảng Bình, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Trong quá khứ, chiến tranh là yếu tố đưa các đoàn làm phim nước ngoài đến với Việt Nam. Nhưng ngày nay, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng mới là điều thu hút, biến Việt Nam thành điểm đến mới cho các nhà làm phim nước ngoài.
Tại buổi họp báo diễn ra ở Hà Nội sáng 21/2, đạo diễn John Vogt-Roberts phát biểu: “Khán giả xem Jurassic Park sẽ biết đó là Hawaii, xem Lord of the Rings sẽ biết đó là New Zealand. Kong: Skull island chắc chắn sẽ mang đến những điều mới mẻ, khiến nhiều khán giả đặt câu hỏi: ‘Đây là đâu nhỉ?’, bởi Việt Nam quá đẹp. Tôi muốn phá vỡ những định kiến của khán giả Mỹ về quốc gia các bạn, bởi Việt Nam thường được mô tả trên màn ảnh qua những bối cảnh ở miền Nam. Kong: Skull island thì có cả những cảnh quay ở miền Bắc nữa”.
Trong lúc chờ đợi được thấy một Việt Nam tươi đẹp trong Kong: Skull island, cùng điểm qua những bộ phim nước ngoài cũng từng chọn Việt Nam làm bối cảnh:
Pan (2015)
Bối cảnh Việt trong phim Pan. Ảnh: Warner Bros.
Ngay năm trước, Pan của đạo diễn Joe Wright là từ khóa “hot” với khán giả Việt. Không chỉ quy tụ dàn sao “hoành tráng” với những cái tên như Hugh Jackman, Amanda Seyfried, Rooney Mara, Cara Delevingne, phim gây tò mò vì năm 2014, ê-kíp thực hiện từng đặt chân tới hang Sơn Đoòng (tỉnh Quảng Bình), vịnh Hạ Long và tỉnh Ninh Bình để ghi hình một số cảnh quay.
Tuy nhiên, khác với Kong: Skull island diễn thực sự tại Việt Nam, các diễn viên trong Pan diễn trong studio với phông xanh, rồi sau đó được lồng ghép cảnh quay tại Việt Nam.
Hai cô con gái ông chủ vườn thuốc (The Chinese botanist’s daughters – 2006)
Được thực hiện dưới bàn tay của đạo diễn người Pháp gốc Trung Quốc Đới Tư Kiệt, Hai cô con gái ông chủ vườn thuốc xoay quanh cuộc tình đồng tính giữa 2 con gái – con đẻ và con dâu – của ông chủ vườn thuốc.
Đảm nhận 2 vai chính của phim là Lý Tiểu Nhiễm và Mylene Jampanoi.
Hình ảnh trong phim Hai cô con gái ông chủ vườn thuốc. Ảnh chụp màn hình
Ra mắt năm 2006, Hai cô con gái ông chủ vườn thuốc từng giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan phim thế giới Montreal và Toronto, được đánh giá là một trong những phim về đề tài đồng tính hay nhất từ trước tới nay.
Nội dung nhạy cảm khiến bộ phim bị cấm quay ở Trung Quốc, buộc đạo diễn Đới Tư Kiệt phải thực hiện toàn bộ ở Việt Nam – nơi có sự tương đồng nhất định về khung cảnh.
Video đang HOT
Tam Cốc – Bích Động là bối cảnh chính của phim. Hình ảnh non nước hữu tình, cảnh núi rừng trùng điệp của Ninh Bình đã góp phần tạo nên chất thơ cho mối tình bi kịch giữa An và Ming. Ngoài Ninh Bình, phim còn được quay ở Sapa, Hà Tây.
Người Mỹ trầm lặng (T he quiet American – 2002)
Đạo diễn Phillip Noyce và nam diễn viên Brendan Fraser (bìa trái) trong một cảnh quay ở Việt Nam. Ảnh: SMPSP
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Anh Graham Greene, phim là câu chuyện xoay quanh mối tình tay ba giữa Thomas Flowler, Pyle và Phượng, trên bối cảnh là cuộc chiến tranh Đông Dương đang ở giai đoạn cuối.
Bộ phim được quay trải dài trên khắp dải đất hình chữ S, từ Hà Nội, Ninh Bình, Hội An, Đà Nẵng cho đến Sài Gòn. Đạo diễn Đặng Nhật Minh từng nhận xét, Người Mỹ trầm lặng đã có những cảnh quay tuyệt vời về Hà Nội và Hội An.
Phim có sự tham gia của nhiều diễn viên Việt Nam như Đỗ Hải Yến, Ngô Quang Hải, Công Lý, Mai Hoa, ca sĩ Hồng Nhung,…
Đông Dương ( Indochine – 1992)
Lấy bối cảnh thập niên 1930, phim kể về câu chuyện Eliane Devries – một chủ đồn điền cao su người Pháp – những ngày sống ở Việt Nam. Devries có con gái nuôi là người Việt. Cuộc đời của 2 người phụ nữ đã hoàn toàn thay đổi khi cùng đem lòng chàng sĩ quan hải quân Jean-Baptiste.
Đông Dương có sự tham gia của nữ diễn viên huyền thoại Catherine Deneuve. Đây cũng là bộ phim đầu tiên của nữ diễn viên người Pháp gốc Việt Phạm Linh Đan. Sau này, cô trở có trở lại Việt Nam và góp mặt trong bộ phim Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Ngoài ra, phim còn có 2 gương mặt kỳ cựu của điện ảnh Việt là Trịnh Thịnh và Như Quỳnh.
Một số cảnh quay của Đông Dương tại vịnh Hạ Long, kinh thành Huế, Lăng Tự Đức (Huế),…
Đông Dương có một số cảnh quay ở vịnh Hạ Long, Điện Thái Hòa thuộc Kinh thành Huế, Lăng Tự Đức (Huế), Tam Cốc -Bích Động ở Ninh Bình.
Đông Dương là bộ phim quay tại Việt Nam thành công nhất khi giành giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Catherine Deneuve cũng được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc. Đây là đề cử Oscar duy nhất trong sự nghiệp của Catherine Deneuve cho tới nay.
Người tình (L’amant – 1991)
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của đạo diễn Jean-Jacques Annaud, Người tình kể về cuộc tình bị cấm đoán giữa thiếu nữ chưa đủ tuổi vị thành niên người Pháp với một ông chủ giàu có người Hoa.
Người tình với diễn xuất của diễn viên Pháp Jane March và ngôi sao Hong Kong Lương Gia Hu y. Ảnh: Films A2
Khởi quay vào năm 1989 và hoàn thành năm 1990, đây là bộ phim phương Tây đầu tiên quay tại Việt Nam kể từ sau năm 1975. Cuối năm 1991, Người tình được công chiếu tại TP HCM. Việt Nam là quốc gia đầu tiên được xem bộ phim.
Khi ra mắt, Người tình nhận được phản ứng khá tốt từ phía khán giả cũng như các nhà làm phim. Bộ phim giành giải Cesar và giải thưởng của Hiệp hội các nhà biên tập âm thanh điện ảnh.
Theo Zing
Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho những nhà làm phim Hollywood
'Kong: Skull Island', 'Fast & Furious 8' cùng nhiều bộ phim trước đó của Hollywood đã chọn Việt Nam làm địa điểm quay bối cảnh cho các tác phẩm điện ảnh của mình.
"Kong: Skull Island"; "Fast & Furious 8" quay tại Ninh Bình
Phong cảnh hùng vĩ, nên thơ là yếu tố giúp Việt Nam trở thành tầm ngắm của các nhà làm phim Hollywood. Những ngày gần đây, người hâm mộ khá quan tâm tới sự kiện đoàn làm phim bom tấn "Kong: Skull Island" đã đặt chân tới Việt Nam và bắt đầu bấm máy cho cảnh quay đầu tiên tại nước ta. Đây cũng là một trong những bộ phim Hollywood ghi hình tại Việt Nam.
Các nhà làm phim Hollywood đang chuẩn bị bối cảnh quay tại Ninh Bình cho bom tấn "Kong: Skull Island"
Theo dự kiến, đoàn sẽ thực hiện cảnh quay đầu tiên tại Ninh Bình vào ngày 22/2 tới đây. Những địa danh nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Đầm Vân Long (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Sơn Đoòng (Quảng Bình) sẽ lần lượt xuất hiện trong phim.
"Fast & Furious 8" dự kiến cũng sẽ có một số cảnh quay ở Ninh Bình
Mới đây, có nguồn tin cho biết bộ phim bom tấn Hollywood "Fast & Furious 8" nhiều khả năng sẽ ghi hình một vài phân đoạn tại Ninh Bình. Địa điểm cụ thể là đoạn đường cao tốc ở Ninh Bình. "Fast & Furious 8" dự kiến sẽ ra mắt toàn thế giới vào ngày 17/4/2017.
"Pan và vùng đất Neverland" chọn Hang Én, Ninh Bình, Vịnh Hạ Long
Lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích đã quen thuộc với hàng triệu trẻ em trên thế giới, bộ phim "Pan" nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả tại thời điểm vừa ra mắt. Khi được công chiếu tại Việt Nam, hầu hết "mọt phim" đều bày tỏ cảm giác thích thú xen lẫn tự hào khi phát hiện ra ê-kip "Pan" đã lấy bối cảnh hang Én, Ninh Bình và vịnh Hạ long để minh họa cho "xứ tiên" trong phim. Trước khi bấm máy 1 năm, họ đã tới Việt Nam thăm dò và sử dụng camera bay điều khiển cùng các loại máy quay tiên tiến khác để thu lại những góc độ đẹp nhất của ba kỳ quan này.
Ba điểm đến tại Việt Nam xuất hiện trong phim (từ trên xuống)- Hang Én, Vịnh Hạ Long và Ninh Bình
"Pan và vùng đất Neverland" chọn khá nhiều địa điểm tại Việt Nam
Thời lượng những thắng cảnh này xuất hiện trên phim khá dài và chân thực đủ để bất kỳ ai từng biết đến hay đặt chân tới ba địa danh trên đều sẽ nhận ra. Từ những rặng núi đá vôi thơ mộng, trùng điệp giữa nước biếc Hạ Long cho đến con sông trong veo uốn mình giữa cánh đồng xanh mướt, cho đến hang động hùng vĩ với những thạch nhũ kì dị, độc đáo... quả thực là "tiên cảnh" có một không hai, không còn giống thế giới phàm tục nữa. Mặc dù "Pan" không thành công về mặt thương mại nhưng bộ phim đã góp phần quảng bá du lịch Việt Nam vô cùng hiệu quả.
"Người Mỹ Trầm Lặng" quay ở Hà Nội, Hội An, Ninh Bình, Sài Gòn
Chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên, "Người Mỹ Trầm Lặng" của đạo diễn nổi tiếng Phillip Noyce ra mắt năm 2002 và được coi là một trong những phim xuất sắc nhất về chiến tranh Việt Nam. Ngoài mối tình tay ba kịch tính giữa cô gái Việt và hai người đàn ông ngoại quốc cùng những chi tiết khá chân thực về giai đoạn Mỹ thay Pháp vào Việt Nam. Phim còn gây ấn tượng ở những cảnh quay tuyệt đẹp, nên thơ. Khoảng 50% số cảnh trong phim được quay chính tại Việt Nam với những bối cảnh trải dài từ Bắc vào Nam.
"Người Mỹ trầm lặng" lấy bối cảnh chiến tranh tại Sài Gòn vào những năm 50
Đạo diễn Noyce đã chọn phố cổ Hà Nội để tái hiện lại khung cảnh Sài Gòn thập niên 50, với những biển hiệu bằng tiếng Pháp và những ngôi nhà cổ kính nhỏ xinh. Đoàn làm phim phải làm việc rất công phu, tỉ mỉ ở từng địa điểm trong thời gian 12 giờ mỗi ngày để thu lại những khung hình đẹp nhất. Bộ phim đã mang lại thành công cho nam diễn viên chính Michael Caine với đề cử ở cả Oscar lẫn BAFTA, và hình ảnh Việt Nam trên phim được mang đến cho người xem một cách sống động và chân thực.
"Black Knight Decoded" chọn bãi biển Non Nước (Đà Nẵng)
"Giải Mã Kỵ Sĩ Đen" (Black Knight Decoded) là một bộ phim khoa học viễn tưởng đề tài vũ trụ không gian huyền bí do Hollywood và hãng Urthercast phối hợp sản xuất. Ngoài yếu tố khoa học viễn tưởng hấp dẫn ra, khán giả Việt Nam còn đặc biệt trông chờ tác phẩm điện ảnh này do có sự xuất hiện của bãi biển Non Nước (Đà Nẵng) - một danh thắng tuyệt đẹp của nước ta sánh vai cùng hình ảnh của 10 quốc gia khác trên thế giới. Giữa biển xanh cát trắng mỹ lệ, nổi bật lên hình ảnh cô gái mặc áo dài, tung cánh chim bồ câu biểu tượng cho khát vọng hòa bình do 700 bạn trẻ xếp thành. Không còn là đất nước của chiến tranh như xưa kia, hình ảnh này chứng tỏ Việt Nam đã và đang trở thành xứ sở thân thiện, mến khách và cuộc sống yên bình, gần gũi.
Bãi biển Non Nước (Đà Nẵng) đẹp mê hồn trong "Black Knight Decoded"
Đặc biệt, đây cũng là bộ phim đầu tiên sử dụng hệ thống máy quay đặt tại trạm không gian quốc tế ISS cách mặt đất 370km. Hệ thống này được cung cấp bởi hãng UrtheCast - đơn vị phát triển việc ghi hình Trái đất với độ phân giải Ultra HD truyền trực tiếp trong không gian. Công nghệ Ultra HD từ trạm không gian ISS cho phép lột tả mọi cảnh quay rộng lớn, đưa hàng nghìn diễn viên vào trọn một khung hình. Tất cả cho thấy tâm huyết của các nhà làm phim trong nỗ lực lột tả vẻ đẹp của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, truyền tải tinh thần sống trẻ, sống hết mình cùng ước nguyện hòa bình tới với mọi người.
Ngoài ra có thể kể tên một số bộ phim khác cũng từng chọn Việt Nam cho bối cảnh quay của mình. "Đông Dương" (1992) của đạo diễn Régis Wargnier được quay tại nhiều địa điểm ở Việt Nam như Ninh Bình, vịnh Hạ Long, cung điện, lăng tẩm ở Hoàng Thành Huế, nhà thờ Phát Diệm,...
Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của đạo diễn Jean-Jacques Annaud, bộ phim "Người tình" được khởi quay tại Việt Nam vào năm 1986, hoàn thành năm 1990. Những cảnh sắc đầy chất thơ của miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Sài Gòn, Sa Đéc, Đồng Tháp Mười và Hà Tiên được lột tả chân thực trong từng cảnh quay của phim.
Theo Ngoisao.vn
'Sẽ không nhận ra Việt Nam trong Kong: Skull Island' NSƯT Vũ Huy - người tham gia dựng bối cảnh cho đoàn làm phim Hollywood tại Việt Nam cho biết hình ảnh quay tại Ninh Bình không mang tính đặc thù. Sinh năm 1955, NSƯT Vũ Huy là là họa sĩ thiết kế của Hãng phim truyện Việt Nam. Ông là một trong những họa sĩ thiết kế hàng đầu của điện ảnh...