Những bộ phim LGBTQ+ nhận đề cử tại Giải thưởng Quả cầu vàng lần thứ 76
Những đề cử sau đây đã phần nào minh chứng được tính hiện diện của cộng đồng LGBTQ trong ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ hiện nay.
Hãy cùng SAOstar điểm qua những bộ phim LGBTQ nhận được đề cử tại Giải thưởng Quả cầu vàng lần thứ 76 nhé
Không quá nhạc nhiên khi Bohemian Rhapsody có mặt trong danh sách này. Ra mắt vào cuối tháng 10 năm nay, Bohemian Rhapsody đã nhanh chóng trở thành phim LGBTQ có doanh thu phòng vé cao nhất mọi thời đại.
Bộ phim tái hiện lại cuộc đời thăng trầm của Freddie Mercury (Rami Malek) – giọng ca chính của nhóm nhạc rock Queen từ lúc còn là trẻ con cho đến khoảnh khắc trình diễn Live Aid tại sân vận động Wembley năm 1985. Bohemian Rhapsody nhận được tổng cộng 2 đề cử tại hạng mục: Phim chính kịch xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Rami Malek).
Bộ phim “Bohemian Rhapsody”
Bộ phim tiếp theo The Favorite kể về mối quan hệ đồng tính giữa Nữ hoàng Anh Anne (Olivia Colman) và Abigail Hill (Emma Stone). Phim lấy bối cảnh vào năm 1708, khi nước Anh đang chiến tranh với Pháp, Nữ hoàng Anne là người ngồi trên ngai vàng. Thế nhưng, căn bệnh gút lại không cho phép bà tham dự triều chính nên Anne đổ dồn sự quan tâm của mình vào hai chị em họ đang nỗ lực hết sức để lấy lòng bà là Sarah Churchill (Rachel Weisz) và Abigail Hill.
Bộ phim hài kịch truyền thống lịch sử của đạo diễn Yorgos Lanthimos nhận được 5 đề cử quan trọng tại các hạng mục:
Phim hài/ca nhạc xuất sắc nhấtKịch bản xuất sắc nhất (Deborah Davis và Tony McNamara)Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim hài/ca nhạc (Olivia Colman)Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất thể loại phim hài/ca nhạc (Emma Stone và Rachel Weisz)
Bộ phim “The Favorite”
Can You Ever Forgive Me?
Can You Ever Forgive Me? được đạo diễn Marielle Heller chuyển thể từ cuốn hồi ký cùng tên của nữ tác giả đồng tính Lee Israel (2008). Bộ phim kể về quá trình cố gắng khôi phục sự nghiệp viết lách của Israel (Melissa McCarthy) bằng cách giả mạo những lá thư từ các tác giả và nhà viết kịch đã qua đời.
Bộ phim hài kịch tiểu sử nhận được hai đề cử gồm: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim chính kịch (McCarthy) và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Richard E. Grant).
Bộ phim “Can You Ever Forgive Me?”
Ra mắt vào đầu tháng 9 năm nay, Boy Erased đã nhận được nhiều lời khen ngợi khi nhắm thẳng vào nạn “chữa trị đồng tính” vẫn còn tồn tại trên thế giới hiện nay. Bộ phim được chuyển thể dựa trên cuốn hồi ký cùng tên của Garrard Conley. Boy Erased kể về việc chàng trai 19 tuổi Jared phải đối mặt với sự lựa chọn: tham gia trại cải tạo đồng tính hoặc bị đày ải.
Boy Erased nhận được 2 đề cử: Nam diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim chính kịch ( Lucas Hedges) và Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất (“Revelation”- Troye Sivan).
Bộ phim “Boy Erased”
Xuất thân không giống với những bộ phim còn lại, “Girl” là bộ phim đến từ Bỉ do Lukas Dhont đạo diễn. Girl lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật của một người chuyển giới nữ và quá trình theo đuổi, chinh phục những bước nhảy ba lê khó khăn trên sân khấu múa hiện đại.
Bộ phim nhận được đề cử tại hạng mục: Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Trước đó, tại Liên hoan Phim Cannes 2018, Girl đã chiến thắng các giải bao gồm: Queer Palm – giải thưởng dành riêng cho những bộ phim LGBT và Giải Máy quay Vàng dành cho những đạo diễn có phim đầu tay hay nhất.
Bộ phim “Girl”
American Crime Story: The Assassination of Giovanni Versace
Là mùa phim thứ hai của series nổi tiếng American Crime Story, American Crime Story: The Assassination of Giovanni Versace. Bộ phim xoay quanh cái chết của tượng đài thời trang đồng tính – Gianni Versace và tên lấy mạng người hàng loạt đã lấy mạng ông là Andrew Cunanan. Bô phim lấy ý tưởng dựa trên sách của Maureen Orth là “Vulgar Favors: Andrew Cunanan, Gianni Versace, and the Largest Failed Manhunt in U. S. History.”
Bộ phim đã mang về 4 đề cử:
Phim ngắn hay nhấtNam diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim (Darren Criss)Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Penelope Cruz) vàNam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Edgar Ramirez).
Bộ phim “American Crime Story: The Assassination of Giovanni Versace”
Theo saostar
'Ánh lửa nơi vì sao': Tác phẩm nghệ thuật tả thực những ức chế tình cảm đồng giới vào thập kỷ đen trắng
Elijah Woods, Celyn Jones đã cùng nhau tạo nên một bản nhạc đen trắng nhưng âm vang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về những trăn trở, ái ngại và trốn tránh cảm xúc về tình yêu đồng giới.
Set fire to the stars (Ánh lửa nơi vì sao) được đạo diễn Andy Goddard trình diễn trước công chúng vào giữa năm 2015. Tác phẩm được giới chuyên gia đánh giá rất cao vì miêu tả sắc nét những mâu thuẫn phức tạp trong nội tâm của người đồng tính. Tạo hình phim đậm màu cổ điển như câu chuyện bộ phim tái hiện vào những năm 1950.
Chàng diễn giả trẻ tuổi và nhà thơ xứ sở sương mù rơi vào một mối quan hệ đan rối tình cảm cá nhân
Không phải ấn phẩm đồng tính nào cũng dựa trên những sự kiện có thật, Ánh lửa nơi vì sao không những dựa trên những nhân vật thật mà còn gửi gắm thông điệp cụ thể vào cuộc sống.
Dựa trên sự kiện năm 1950, nhà thơ xứ Wales Dylan Thomas và học giả người Mỹ John Malcolm Brinnin trải qua khoảng thời gian cùng nhau khi Thomas trở thành diễn giả ở thành phố New York. Sự nhiệt tình tận tụy của Brinnin khi chào đón nhà thơ nước Anh và những cảm xúc thân mật của cả hai tại khu rừng Connecticut. Qua đó Brinnin thấu hiểu nghệ thuật qua từng ý thơ, tình yêu Thomas gửi gắm, từng mâu thuẫn tư tưởng, những ý nghĩ về tình yêu dần dần đưa người xem chạm đến giá trị nghệ thuật đích thực.
Trailer phim.
Ấn phẩm là một dòng chảy nghệ thuật đa sắc trên nền phim hai màu đen trắng
Từng sự đồng cảm, màu ảnh đen trắng tái hiện lại không gian thập kỷ 1950, sự chối bỏ trong suy nghĩ của Thomas, cảm xúc qua từng ánh mắt của Brinning dần siết chặt trái tim người xem.
Tạo hình bóng bẩy tái hiện rõ vẻ lịch lãm của những chàng diễn giả năm 1950
"Hôn tôi đi. Hãy ở lại cùng tôi."-Thomas chế giễu Brinnin.
"Không, tôi không thể." - Brinnin đáp.
"Hãy để mũi bạn gần cạnh tôi, để những mâu thuẫn trong bạn, dòng máu nóng trong bạn vỡ ra trên thân thể tôi. Để chúng ta dịu dàng cùng nhau và giữ bí mật này chỉ cả hai thấu hiểu mãi mãi." Mỗi lời nói, từ ngữ thô ráp nhưng bộc lộ rõ khát khao của cả hai và đưa Brinnin thoát ra khỏi bộ quần áo kìm hãm dòng cảm xúc nóng rực thêu đốt trong người. Không đưa những cảnh xác thịt gần gũi táo bạo vào như dòng phim đồng tính ở những quốc gia khác, Ánh lửa nơi vì sao khoác lên mình lớp áo nhẹ nhàng và thơ mộng hơn.
Brinnin trong câu chuyện là màn đấu tranh giữa những cảm xúc bản thân muốn chối bỏ
Hai diễn viên nam đã truyền tải lại những hình ảnh về người đồng tính những năm 1950, trói buộc trong suy nghĩ, xoá bỏ cảm xúc thực tại, tự dày vò bản thân và đắm mình trong biển vang. Những sự kì thị, áp đặt giới tính được đạo diễn Andy lồng ghép rõ ràng qua chuyến thăm của nhà văn Shirley Jackson, người kể lại những câu chuyện kinh dị về chuyện giường chiếu thời kỳ đó.
Cylen Jones tái hiện lại hình ảnh Dylan Thomas đầy tham vọng
Diễn viên Celyn Jones đồng biên kịch cùng đạo diễn Andy Goddard được tái hiện lên màn ảnh từ quyển sách Dylan Thomas xuất bản năm 1953 của Brinnin. Quyển sách chứa đựng những tâm tư, lạc lối vào tình cảm đồng giới. Đến ngày hôm nay, từng mâu thuẫn nội tâm trên màn ảnh của Brinning vẫn tồn tại trong thế hệ người đồng tính trẻ, u sầu dai dẳng trên số phận về bức chân dung đồng tính vẫn hiện nguyên trên địa cầu. Qua đó bộ phim hy vọng mang đến xã hội cái nhìn thấu hiểu và cảm thông hơn đồng thời khắc họa thành công nhân vật Brinnin bởi tài năng diễn xuất ấn tượng của Elijah Woods.
Sau cuộc chiến vùi vập cảm xúc, hình ảnh hai người cùng hướng về một vùng trời để lại nhiều suy nghĩ cho người xem
Theo saostar
Tờ Time bất ngờ chọn 'Bohemian Rhapsody' vào top 10 phim hay nhất năm Từng bị giới phê bình lạnh nhạt, bộ phim tiểu sử về Queen và Freddie Mercury (Rami Malek) vẫn có mặt trong danh sách 10 phim xuất sắc của năm 2018. Teaser bộ phim 'Roma' Tác phẩm thắng giải Sư tử vàng tại LHP Venice lần thứ 75, do đạo diễn Alfonso Cuarón thực hiện, với câu chuyện diễn ra tại Mexico City...