Những bộ phim khiến khán giả bật khóc
Những khoảnh khắc rung động có thể từ một cảnh quay, nhưng có thể chỉ tơi cuối phim, mới oà ra những giai điệu tâm hồn đồng cảm để những cảm xúc tự khắc tuôn ra từ trong mỗi người xem.
10. Up (2009): Vút bay
“Up” không phải là một phim quá xuất sắc. Bộ phim không có nhiều sáng tạo và mộng mơ như hình ảnh ngôi nhà bóng bay tuyệt đẹp của ông lão Carl.
Phim chỉ tuyệt vời ở 10 phút đầu tiên. Khi kể về cuộc đời của Carl và Ellie, từ khi còn bé xíu đến lúc già, có thể khiến bạn rơi nước mắt từ lúc nào. Và cảnh Carl mở phần sau quyển sách của Ellie cũng vậy, rất xúc động. Thông điệp của phim rất ý nghĩa, cuộc phiêu lưu hấp dẫn và vĩ đại nhất, chính là cuộc đời của mỗi chúng ta.
9. The Classic (2003): Kinh điển
Có rất nhiều cảnh cảm động trong bộ phim. Nhạc nền “Canon in D” được sử dụng hợp lý, biến tấu rất hay và góp phần quan trọng vào việc kéo theo cảm xúc người xem. Cảnh Jia Hae tìm Joon Ha giữa đoàn tàu đông kín người, tiếng Harmonica vang lên và Joon Ha cúi mặt đi. Cả sau này khi Jia Hae cùng con gái nhìn người ta rải tro Joon Ha trên dòng sông. Người xem dễ thấy rưng rưng trên mắt.
8. Titanic (1994): Titanic
Một trong những phim lấy nhiều nước mắt khán giả nhất mọi thời đại. Tình yêu đẹp, chàng họa sĩ nghèo lang thang và nàng tiểu thư bị cầm tù, còn gì lãng mạn hơn? Lòng tin và sự hy sinh của hai nhân vật đã trở thành một biểu tượng của tình yêu cả trong điện ảnh và ngoài đời thật.
Cảnh cảm động nhất, dễ dàng đoán ra, là khi Jack và Rose từ biệt lần cuối giữa làn nước lạnh. Khi Rose đã gục xuống để người thủy thủ đi ngang qua, từ bỏ và muốn theo Jack. Nhưng rồi trong khoảnh khắc, chợt bừng tỉnh và dùng hết sức để giật lấy cái còi. Đó không phải sức mạnh của bản năng sinh tồn, đó là sức mạnh của một lời hứa và tình yêu chân thành.
7. The Departures (2009): Khởi hành
Phim giành giải Oscar 2009 cho mục “Phim nước ngoài xuất sắc nhất”. Một bộ phim của Nhật nói về cái chết để tôn vinh sự sống. Xem phim, hiểu được một phần văn hóa Nhật Bản và cảm nhận được tình yêu cuộc sống, tình yêu gia đình tha thiết.
Cảnh cuối phim, khi hòn đá từ người cha lăn xuống, thật khó để giữ nước mắt không rơi. Tình phụ tử không bao giờ mất đi, dù cho gần hết cuộc đời, cha và con không hề gặp nhau. Ngoài ra, The departures còn mang lại nhiều nghĩ suy về sự sống và cái chết, triết lý về cách sống, sao cho ý nghĩa và xứng đáng nhất.
6. Forrest Gump (1994)
Phim kinh điển của Hollywood. Tom Hank vào vai Forrest, một anh chàng có IQ dưới mức bình thường. Nhưng bằng tình yêu và nỗ lực, Forrest đã làm những điều vĩ đại mà những người thông minh chưa chắc đã làm được.
Video đang HOT
Có hai cảnh cảm động nhất trong phim. Đó là khi mẹ Forrest qua đời, và nói lên câu nói bất hủ: “Đời là một hộp Sô-cô-la, con không biết con sẽ nhận được những gì”. Và khi Jenny, người yêu của anh cũng rời bỏ thế giới này. Ngày ngày, Forrest ngồi bên mộ vợ và nói những chuyện xảy ra trong ngày, chuyện con trai, chuyện nhà cửa, như thể Jenny vẫn còn sống. Anh thốt lên: “I miss you…” ….
5. The curious case of Benjamin Button (2008) – Người trẻ hoá
Phim hay của Brad Pitt năm 2008, anh hóa thân thành một cậu bé tên Benjamin, sinh ra trong hình hài một ông già, rồi trẻ lại theo thời gian. Một phim khác về sự sống và cái chết, nhưng theo một góc nhìn rất lạ khi vòng đời một người bị xoay ngược. Benjamin yêu Daisy, nhưng khi hai người đã có thể bên nhau và có một người con gái, anh lại quyết định ra đi. Sau này, trong chiếc hộp Benjamin để lại, có những bưu thiếp anh viết cho con từ mọi nơi trên thế giới, nhưng chưa bao giờ gửi. Con gái anh, Caroline đọc lại những dòng chữ đó và khóc.
4. Bridge to terabithia (2007) – Chiếc cầu đến xử sở thần tiên
Một phim Mỹ mà từ nội dung và phong vị mang lại giống hệt một bộ phim Châu Á. Xứ sở thần tiên là nơi mà hai đứa bé bất hạnh, Jess nghèo khổ và hay bị bắt nạt, Leslie cô đơn và không có bạn, tìm thấy niềm vui và những kỉ niệm tuổi thơ.
Cảnh đẹp nhất là khi Jess nhìn theo Leslie trong làn mưa mà không biết đó là lần cuối nhìn thấy cô bé. Leslie đã ngủ lại trong những câu chuyện cổ tích mãi mãi. Jess làm một cây cầu để cô em gái cùng bước vào thế giới của họ. Một bộ phim xúc động và tinh khôi. “Cậu nhắm mắt lại nhưng hãy để cho tâm hồn rộng mở, và cậu sẽ thấy xứ sở thần tiên của chúng ta”.
3. Big fish (2003) – Cá lớn
“Big fish” với là bộ phim hay nhất của Tim Burton, đạo diễn nổi tiếng với phong cách kỳ quái. Ở bộ phim này, khán giả theo dõi cuộc phiêu lưu của ông bố Ed Bloom qua hồi ức của cậu con trai. Chuyến phiêu lưu đẹp, hấp dẫn, kịch tích như chuyện cổ tích, nhưng theo thời gian đã không còn khiến cậu bé tin vào nữa. Cậu bé Will Bloom lớn lên, lấy vợ và trở về thăm ông bố hấp hối. Cậu muốn biết những điều thực sự đã xảy ra, nhưng tất cả những gì còn lại chỉ là câu chuyện cũ mèm về con “Cá lớn”.
Đến phút cuối cùng, Will mới nhận ra một điều, sự thật là những gì chúng ta tin vào. Khi nhìn vào câu chuyện lấp lánh ở cả bộ phim, với những con người thật sự ở tang lễ, người ta hiểu ra, ông bố đã biến cho một cuộc đời cơ cực và nhiều biến động thành một câu chuyện đẹp đến thế, chỉ vì tình thương yêu ông dành cho đứa con – với ông – luôn là một đứa trẻ.
2. Like stars on earth (2007) – Vì sao trên mặt đất
Bộ phim nói về một đứa trẻ mắc chứng khó đọc, nhưng không được sự quan tâm đúng mức của gia đình cũng như nhà trường. Em bị chuyển vào trường nội trú, với kỉ luật và hình phạt hà khắc, em dần biến thành một đứa trẻ cô độc và trầm tình. Một thầy giáo môn hội họa dạy thay đã nhận ra, đồng cảm, và giúp đứa bé “lười nhác, điên khùng, bét bảng” thành một vì sao lấp lánh.
Một bộ phim tuyệt vời về trẻ em, phê phán cách giáo dục khiên cưỡng và sự thiếu quan tâm của gia đình, có thể giết chết những tài năng tương lai. Ở cuộc thi vẽ cuối phim, khi Ishaan ôm chầm lấy người thầy giáo rồi khóc, là cảnh gây xúc động mạnh mẽ.
1. 3 Idiots (2009) – 3 chàng ngốc
Chuyện phim kể về 4 năm đại học của 3 chàng sinh viên, Rancho, Farhan và Raju, trong một ngôi trường chất lượng hàng đầu Ấn Độ. Nhưng trường giỏi đồng nghĩa với áp lực lớn và lối giáo dục lý thuyết nặng nề. Hiệu trưởng nhà trường là ông Vi-ru hắc ám (vẫn thường “được” gọi là Virus máy tính), có ác cảm và thường tìm cách hành hạ bộ ba này. Suốt 4 năm học, Rancho đã dạy cho 2 người bạn, và cả ông hiệu trưởng, biết được ý nghĩa thực sự của việc giáo dục và theo đuổi ước mơ.
Phim là bài ca cảm động về tình bạn, tình yêu, triết lý sống, cách đối mặt với những áp lực và luôn giữ nụ cười trên môi. Với tình tiết dí dỏm, lời thoại ý nghĩa, lối dẫn dắt cảm xúc rất lạ, vừa cười ngặt nghẽo đã phải sững sờ, rồi xúc động sâu sắc, bộ phim mang đến cả một cách nhìn mới về cuộc sống. Diễn xuất của các diễn viên, từ chính đến phụ, và phần kịch bản liên kết hoàn hảo đến không ngờ.
Theo Vietnamnet
Phim Hollywood "vay mượn" Trung Quốc
Những bộ phim Hollywood có sử dụng yếu tố văn hóa Trung Quốc và gặt hái được thành công ngoài tưởng tượng.
"Kungfu Panda" - "Bữa tiệc văn hóa" thịnh soạn hiếm có
"Kungfu Panda" có lẽ là bộ phim Hollywood khéo léo sử dụng yếu tố bản sắc văn hóa Trung Quốc nhất từ trước đến nay. Đặc biệt trong phần 2 mới được ra mắt, bối cảnh tại tỉnh Tứ Xuyên cùng những món ăn đặc sản địa phương liên tục được nhắc đến và miêu tả tinh tế.
Phối hợp ăn ý với những hình ảnh hấp dẫn, người xem có thể cảm nhận âm thanh sống động từ các loại nhạc cụ cổ truyền: đàn bầu, đàn nhị, sáo... Thật không quá khi nhận xét rằng "Kungfu Panda 2" có thể sử dụng với mục đích quảng bá văn hóa du lịch cho mảnh đất lịch sử lâu đời này.
"Hoa Mộc Lan" - "Cô gái Mỹ có đôi mắt đen"
Hình tượng Hoa Mộc Lan tại Trung Quốc luôn gắn liền với miêu tả hiếu thuận, yêu nước, dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm. Trong khi đó, theo dõi phiên bản phim hoạt hình do Disney sản xuất, bạn sẽ được gặp gỡ một thiếu nữ mạnh mẽ, hóm hỉnh đáng yêu và sở hữu sự nhạy bén, tinh ranh, láu cá.
Disney lựa chọn cốt truyện này trên góc độ của một nhà sản xuất làm việc trên lãnh thổ xã hội tư bản, đề cao nhân quyền. Câu chuyện về Hoa Mộc Lan gián tiếp thể hiện khát vọng vượt qua rào cản định kiến xã hội, ông lý tưởng sống độc lập, tự chủ.
"Nhiệm vụ bất khả thi 3" lấy cảnh tại Thượng Hải
Trải qua 2 phần đầu với các trận chiến "vào sinh ra tử", đạo diễn "Nhiệm vụ bất khả thi 3" muốn thay mới phong cách thể hiện và lựa chọn đặt bối cảnh tại Thượng Hải. Trong phim, thành phố có mật độ kinh tế phát triển nhất nhì Trung Quốc này hiện lên như đại diện cho mô tuýp đô thị thời trang, "thế giới tương lai". Trong đó, phong cảnh phố cổ yên bình Tây Đường thơ mộng được sử dụng với mục đích nhấn mạnh không khí khẩn trương gấp rút của màn rượt đuổi gay cấn.
Trong hơn 2 tiếng nội dung phim đã xuất hiện tới gần 40 phút hình ảnh và văn hóa Trung Quốc. Chúng góp phần đẩy mạnh cao trào tình tiết mạo hiểm và tạo hiệu ứng khắc họa đối lập hiệu quả. Tiết tấu nhanh bao trùm tác phẩm không chỉ thể hiện ưu điểm của thành phố hội nhập tiềm năng này mà còn mang đến cho người xem nhiều tưởng tượng phong phú về đất nước, con người Trung Quốc thời đại mới.
"Forrest Gump" - Triết lý của "chàng khờ" thật thà
Trong "Forrest Gump" xuất hiện trường đoạn trận bóng bàn giữa binh sỹ Trung Quốc và Mỹ. Forrest Gump được đại diện cho nước Mỹ sang Trung Quốc thi đấu. Tuy nhiên sau khi trở về nước, nhân vật chính này đã rất thật thà trả lời phỏng vấn trên tivi và dường như đã gián tiếp gợi ý cho John viết nên bài hát "Imagine": "Không có sự sở hữu nào, cũng không có tôn giáo nào... Nếu bạn cố gắng thì mọi việc sẽ dễ dàng" (there is no possession,... no religion too,... it"s easy if you try).
"Kill Bill 2" - Mối thù "xuyên quốc gia"
Ngoài phim hoạt hình, thể loại võ thuật hành động cũng là đề tài được các nhà làm phim Hollywood "vay mượn" văn hóa Trung Quốc. Trong bộ phim "Kill Bill 2", đạo diễn đã không ngại nhần thể hiện bản thân là 1 fan hâm mộ mảnh đất lịch sử dạn dầy này. Ngoài việc mời Lưu Gia Huy tham gia diễn xuất, lời thoại trong phim linh hoạt ứng dụng cũng khiến khán giả bản địa "mở cờ trong bụng".
Series "Xác ướp Ai Cập" - Ứng dụng tinh tế từng chi tiết
Từ kết cấu tác phẩm, bối cảnh ghi hình cho tới văn hóa giao tiếp và dàn diễn viên chính được sử dụng trong series "Xác ướp Ai Cập" đều nhấn mạnh vị trí quan trọng của văn hóa,nghệ sỹ Trung Quốc. Không chỉ lợi dùng cách làm "đánh thẳng" vào thị trường đông khán giả nhất thế giới này, các nhà làm phim Hollywood còn mong muốn cho ra đời tác phẩm hoàn hảo theo mô tuyp "Đông Tây kết hợp", đáp ứng khẩu vị của mọi người xem khó tính.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Julia Roberts tình tứ bên Tom Hanks Dưới ống kính của Mario Sorrenti, đôi trai tài gái sắc đã có những khoảnh khắc ngọt ngào, thân thiết tới khó tin Tuy nhiên, đây chỉ là những hình ảnh để quảng bá cho bộ phim Larry Crowne sắp được công chiếu. Khi quyết định rủ nhau cùng xuất hiện trên trang bìa tạp chí W, Julia và Tom đều cầu kỳ...