Những bộ phim hiện đại hay nhất về Thế chiến II
“ Saving Private Ryan”, “The Pianist”, “ Hacksaw Ridge” hay “ Dunkirk” là những tác phẩm điện ảnh xuất sắc về đề tài Thế chiến II trong khoảng 20 năm qua.
Dunkirk (2017): Tác phẩm chiến tranh mới ra mắt của đạo diễn Christopher Nolan giành thắng lợi đáng khen ngợi trong tuần ra mắt khi thu hơn 50 triệu USD tại Bắc Mỹ chỉ sau ba ngày. Giữa năm 1940, 400.000 binh lính Đồng minh bị quân đội Đức bao vây ở bãi biển Dunkirk (Pháp). Họ không thể rút lui bởi nước biển quá cạn và gây khó khăn cho tàu chiến tiếp cận. Một chiến dịch lịch sử được lập ra nhằm huy động tàu dân sự đến giải cứu đội quân viễn chinh. Điểm độc đáo của Dunkirk là phim kể theo ba góc nhìn từ bãi biển, ngoài khơi, và trên không, nhưng với ba khung thời gian khác nhau lần lượt là một tuần, một ngày, và một giờ.
Hacksaw Ridge (2016): Thắng hai giải Oscar hồi đầu năm, Hacksaw Ridge là câu chuyện có thật về chàng quân y Desmond T. Doss (Andrew Garfield). Trong trận Okinawa (Nhật Bản), nhân vật đã làm được điều kỳ diệu khi cứu sống hàng chục người, nhưng đồng thời không một lần ra tay sát hại kẻ thù bởi niềm tin vào Chúa trời. Trước đó, cũng chính niềm tin ấy khiến anh bị đồng đội mỉa mai, và suýt chút nữa bị đuổi khỏi quân đội. Sự tàn khốc của trận Okinawa được đạo diễn Mel Gibson khắc họa rõ nét ở khoảng 1/3 cuối phim với những cảnh hành động đầy bạo lực, bi tráng.
Fury (2014): Tác phẩm của đạo diễn David Ayer lấy trung tâm là chàng tân binh Norman (Logan Lerman) cùng chiếc xe tăng Fury do Trung sĩ Collier (Brad Pitt) chỉ huy. Nhiệm vụ của họ là thọc sâu vào phòng tuyến quân đội Đức trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Sự tàn khốc, đẫm máu của cuộc chiến dần hiện ra dưới con mắt chàng lính trẻ. Norman nhận ra rằng trong chiến tranh, không có chỗ cho sự khoan dung hay nhân nhượng, bởi sinh mạng con người có thể bị tước đoạt chỉ vì một giây chần chừ.
Inglourious Basterds (2009): Tác phẩm thuộc dòng giật gân của đạo diễn Quentin Tarantino đưa ra một kết cục khác cho Thế chiến II. Inglourious Basterds theo chân một nhóm lính do Trung úy Raine (Brad Pitt) chỉ huy, chuyên đi trả thù bọn sĩ quan Phát xít Đức tại chính quê nhà của chúng. Cùng lúc đó còn diễn ra cuộc đấu trí giữa cô đào Bridget von Hammersmark (Diane Kruger), chủ rạp chiếu bóng Shosanna (Mélanie Laurent) với tay đại tá SS Hans Landa (Christoph Waltz). Phim ghi điểm nhờ dàn diễn viên đa quốc tịch, cốt truyện đan xen nhiều nút thắt, cùng cái kết đầy bất ngờ.
Atonement (2007): Atonement là câu chuyện tình khác biệt giai cấp giữa tiểu thư Cecilia (Keira Knightley) và anh chàng giúp việc Robbie (James McAvoy). Hai con người si tình say đắm trong tình yêu đã vẽ nên bức tranh điện ảnh đầy thi vị. Nhưng số phận cứ thế tìm hết cách này đến cách khác để chia cắt họ. Tuy yếu tố chiến tranh không phải là chủ đạo, nhưng Atonement đã khắc họa tinh tế sự tàn khốc và bi thương của Thế chiến II. Nó giống như bóng ma lẩn khuất đằng sau câu chuyện tình đẹp của Cecilia và Robbie.
Video đang HOT
Letters from Iwo Jima (2006): Đạo diễn Clint Eastwood kể lại câu chuyện ở mặt trận Thái Bình Dương trong bối cảnh Thế chiến II từ góc nhìn của những người lính Nhật. Trung tướng Tadamichi Kuribayashi (Ken Watanabe) và quân đội của ông hoàn toàn lép vế trước những hạm đội khổng lồ của nước Mỹ. Nhưng sự trung thành đã khiến họ không thể buông súng dù biết trước kết cục thất bại. Tâm tư, tình cảm bình dị của những người mang danh “quân phiệt Nhật” được thể hiện rõ nét trong phim, và đây là tác phẩm hiếm hoi thành công về “phía bên kia chiến tuyến” của Hollywood.
Downfall (2004): Nếu có ai thắc mắc liệu đoạn phim chế Hitler hay xuất hiện trên mạng xã hội YouTube xuất phát từ đâu, thì đó chính là Downfall – bộ phim Đức xoay quanh những ngày cuối cùng của đế chế Quốc xã. Khi biết tin Hồng quân Liên Xô chỉ còn cách Berlin đúng 12 km, kẻ bỏ chạy, người quyết ở lại chiến đấu. Tất cả khiến toàn bộ thành phố chìm trong hỗn loạn. Diễn biến tâm lý của Quốc trưởng Hitler trong những ngày cuối đời cũng được miêu tả chi tiết trong phim qua sự thể hiện xuất thần của tài tử Bruno Ganz.
The Pianist (2002): Bộ phim theo chân Wadysaw Szpilman (Adrien Brody) trong thời gian Đức chiếm đóng Ba Lan. Qua hành trình trốn chạy khỏi nạn tàn sát người Do Thái của Szpilman, khán giả được chứng kiến sự tàn bạo của quân đội Phát xít và những mất mát, đau thương do chiến tranh mang lại. Tác phẩm của Roman Polanski sau đó giành ba tượng vàng Oscar cho Đạo diễn, Kịch bản chuyển thể và Nam diễn viên chính xuất sắc.
The Thin Red Line (1998): Chàng Binh nhì Witt (Jim Caviezel) là một lính đào ngũ, nay sinh sống với người bản địa ở vùng nam Thái Bình Dương. Nhưng anh sớm bị sĩ quan chỉ huy phát hiện và bắt phải trở lại chiến trường phục vụ. Những trận đánh đẫm máu giữa Nhật và Mỹ trong thời kỳ Thế chiến II được tái hiện chân thực và rõ nét qua góc nhìn của anh lính trẻ trong phim. Ở đó, sự sống và cái chết chỉ cách nhau đúng một lằn ranh nhỏ. Tác phẩm mang đậm chất sử thi của đạo diễn Terrence Malik sau đó nhận tổng cộng bảy đề cử Oscar.
Saving Private Ryan (1998): Tác phẩm bom tấn của Steven Spielberg là bản hùng ca đầy tính nhân văn lấy bối cảnh Thế chiến II. Chỉ trong vòng đúng một tuần, ba anh em nhà Ryan đều hy sinh sau cuộc đổ bộ Normandy. Tướng Marshall (Harve Presnell) quyết định giải cứu James Ryan – người con cuối cùng – để anh có thể trở về chăm sóc mẹ. Nhóm lính đặc biệt do Đại úy Miller (Tom Hanks) dẫn đầu phải băng qua phòng tuyến của quân đội Đức nhằm tìm kiếm chàng Binh nhì Ryan. Suốt thời lượng hơn hai tiếng của tác phẩm, khung cảnh chiến trường tan hoang của châu Âu hiện lên đầy sống động. Tinh thần đồng đội “mọi người vì một người” cũng được thể hiện rõ nét trong Saving Private Ryan.
Theo Zing
Rợn người sự giống nhau kỳ lạ của hai diễn viên cách nhau hơn nửa thế kỷ
Và lại là trong hai bộ phim cùng nói về một sự kiện
Cuộc di tản Dunkirk đang là cái tên gây chú ý của loạt phim mùa hè 2017. Được nhào nặn bởi bàn tay đạo diễn tài năng Christopher Nolan, Dunkirk dù mới ra mắt đã nhận được không ít lời khen, đặc biệt từ giới phê bình.
Dàn diễn viên trẻ của bộ phim cũng nhận nhiều đánh giá tốt từ phía công chúng, nhưng ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến màn chào sân điện ảnh của cựu thành viên nhóm nhạc One Direction - Harry Styles. Từ một hình tượng ca sĩ tuổi teen với mái tóc dài xoăn tít, Harry đã một bước lột xác thành người lính của quân đội Viễn chinh Hoàng Gia Anh trong tác phẩm bom tấn chiến tranh.
Màn lột xác đáng kinh ngạc của chàng ca sĩ tuổi teen Harry Styles
Mới đây, cư dân mạng đã có dịp "đào xới" lại những bức ảnh hậu trường của một bộ phim chiến tranh từng được quay vào năm 1958, cũng nói về sự kiện Dunkirk. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu như một nhân vật trong bức ảnh lại được cho là có ngoại hình khá giống với Harry Styles, điều này đã gây không ít tò mò cho fan hâm mộ chàng ca sĩ.
Hình ảnh gây sốt về nam diễn viên có ngoại hình rất giống Harry Styles trong bộ phim về Dunkirk năm 1958
Cụ thể, người trong bức ảnh được gọi tên là nam diễn viên Sean Barrett, khi đó mới chỉ 18 tuổi. Ông vào vai một người lính trẻ, đi theo sau hai ngôi sao thời bấy giờ là John Mills và Richard Attenborough.
Ngay cả mái tóc xoăn cũng rất giống
Nam diễn viên hiện nay đã 77 tuổi, tuy nhiên ngoại hình của ông trong ảnh chụp hậu trường cách đây gần 60 năm lại có nhiều nét tương đồng với Harry Styles, người vừa bước sang tuổi 23. Cùng có thân hình khá mảnh khảnh, đặc biệt là mái tóc xoăn tít, đã khiến người hâm mộ không khỏi thấy hơi... rợn người, bởi sự giống nhau tới kỳ lạ của hai người của hai thế hệ.
Và vẻ mặt nhăn nhó... không trật đi đâu được
Chàng lính trẻ Alex là vai diễn điện ảnh đầu tiên của Harry Styles, đánh dấu bước chuyển mình của anh chàng, lấn sân sang điện ảnh. Dù là diễn viên tay ngang, Harry lại nhận được nhiều lời khen từ chính đạo diễn Nolan.
Đạo diễn "triệu đô" của Hollywood chia sẻ: "Những gì cậu ấy làm được trong bộ phim này quả thực là vượt quá mong mỏi của tôi. Tôi mong mọi người hãy tới để xem diễn xuất của cậu ấy và không ác cảm rằng Harry là một ca sĩ, bởi thực sự cậu ấy còn là một diễn viên rất tiềm năng".
Đạo diễn Christopher Nolan từng không ý thức được độ phủ sóng của Harry Styles
Chris Nolan cũng từng gây bất ngờ với khán giả khi chia sẻ rằng ông không biết là Harry Styles nổi tiếng đến thế khi anh chàng đến thử vai. "Cậu ấy đến thử vai như hàng trăm người khác, và tôi chọn cậu ấy vì cậu ấy phù hợp và tài năng. Trước đó con gái tôi cũng thường nhắc tới cái tên Harry Styles nhưng quả thực khi đó tôi không ý thức được sự nổi tiếng của anh chàng đó".
Dàn diễn viên trẻ của phim nhận nhiều cảm tình từ khán giả
Cuộc di tản Dunkirk là bộ phim chiến tranh đầu tiên trong sự nghiệp đạo diễn của Chris Nolan. Phim được coi như một "canh bạc lớn" của đạo diễn tài ba này, bởi thể loại chiến tranh được cho là đang bị "thất sủng" ở Hollywood. Tuy vậy, Nolan vẫn quyết tâm thực hiện dự án đã được ấp ủ trong 25 năm của mình, như một lời tri ân đến "Tinh thần Dunkirk", vốn là thành ngữ của người Anh về tinh thần bất khuất, không đầu hàng.
Trailer Cuộc di tản Dunkirk
Theo Danviet
Bom tấn 'Cuộc di tản Dunkirk' thắng lớn ngoài dự kiến Không đơn thuần chiếm ngôi đầu phòng vé Bắc Mỹ, bom tấn chiến tranh "Dunkirk" của Christopher Nolan còn làm được nhiều hơn những gì giới quan sát kỳ vọng trước đó. Trailer bộ phim 'Cuộc di tản Dunkirk' Đạo diễn Christopher Nolan kể lại sự kiện quan trọng của Thế chiến II là cuộc di tản của quân đội Anh tại bờ...