Những bộ phim gây rúng động khi kể về số phận phụ nữ Ấn Độ
3 bộ phim tài liệu dưới đây đã tiếp cận trực tiếp để ghi lại chân thực những cuộc đời, số phận bi thương của người phụ nữ ở Ấn Độ. Những bộ phim đã gây rúng động ngay khi ra mắt.
The Holy Wives (2010) – đạo diễn Ritesh Sharma
Phim The Holy Wives là một cuộc hành trình tranh đấu đầy đau khổ của phụ nữ thuộc 3 cộng đồng người khác biệt ở Ấn.
Cách đây vài thập kỷ, phụ nữ từ một số tầng lớp xã hội bị buộc trở thành vợ Thánh ở một số khu vực ở Ấn. Họ phải sống quanh các điện thờ, thực hiện các nhiệm vụ ở đây và tham gia vào chức năng tôn giáo khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, mại dâm đã trở thành một giao dịch truyền thống trong tầng lớp Bedini ở tỉnh Madhya Pradesh. Phần lớn phụ nữ ở đây vẫn chưa kết hôn và làm gái mại dâm để kiếm sống.
Hình ảnh hậu trường bộ phim tài liệu The Holy Wives.
Không có con đường nào khác để kiếm tiền, cũng như có được sự chấp nhận của cộng đồng, những cô gái trẻ ở đây tham gia vào các đường dây mại dâm như một sự tất yếu.
Các bé gái 13-14 tuổi bắt đầu hành nghề thông qua một buổi đấu giá tự do trong làng của mình. Các bé gái bị buộc phải quan hệ tình dục với một người đàn ông ở đẳng cấp trên và sau đó là một cuộc sống nô lệ tình dục, trở thành gái mại dâm được thánh hóa.
Bộ phim tài liệu The Holy wives đã ghi lại cuộc đời của một người phụ nữ, bị hãm hiếp nhân danh truyền thống trước cả khi cô có thể hiều được ý nghĩa của tình dục. Và cuối cùng, cuộc sống nghèo khổ dẫn tới cái chết bi thảm của cô. Bộ phim cũng đi sâu vào cuộc đấu tranh của phụ nữ từ cộng đồng này để duy trì phẩm giá và lòng tự trọng.
Tác phẩm đã đem đến cái nhìn chân thực về cuộc sống của ba cộng đồng khác nhau. Họ đều là nạn nhân của việc lạm dụng tình dục dựa trên phân tầng xã hội. Sau khi công chiếu, bộ phim gây rúng động dư luận ở Ấn trước những câu chuyện chân thực mà nó đã kể. Phim nhận được nhiều phản hồi tích cực từ truyền thông nước nhà và được đánh giá cao khi so sánh với những bộ phim Bollywood nhạt nhẽo, vô nghĩa.
Phim Gulabi Gang (2012) – đạo diễn Nighitha Jain
Băng đảng Gulabi được thành lập bởi Sampat Pal Devi – một bà mẹ 5 con và một số nhân viên y tế của chính phủ, để đối phó với nạn bạo hành đang ngày một phổ biến trong nước và những vụ hiếp dâm phụ nữ ngang nhiên. Các thành viên của băng đảng này sẽ tới gặp những ông chồng ngược đãi vợ và đánh họ bằng gậy tre trừ khi họ từ bỏ hành vi này.
Video đang HOT
Bộ phim đã khai thác cuộc sống hàng ngày của những người phụ nữ trong băng đảng Gulabi cũng như theo sát cuộc hành trình với phong trào và sức ảnh hưởng ngày một lớn mạnh tới phụ nữ ở Sampat Pal. Bộ phim cũng lột tả sự thật trần trụi về một xã hội gia trưởng, mà ở đó chính những người phụ nữ thậm chí chối bỏ tiếng nói của mình trong công cuộc giành lại nữ quyền.
Người phụ nữ trong tác phẩm Gulabi Gang.
Tác phẩm của đạo diễn Jain đã có tác động lớn đến công chúng, nhắc nhở chúng ta về những tổn thương mà phụ nữ ở nông thôn Ấn Độ phải chịu đựng. Ngay sau khi công chiếu bộ phim đã được đón nhận nhiệt tình và gặt hái nhiều giải thưởng danh giá. Phim đã liên tiếp dành chiến thắng tại các liên hoan phim quốc tế tổ chức tại Nauy, Dubai (2012), Ba Lan, Nam Phi (2013) và giành giải thưởng Biên tập xuất sắc nhất và Phim hay nhất về các vấn đề xã hội tại liên hoan phim trong nước (2014).
Phim Mango Girls (2013) – đạo diễn Kunal Sharma.
Nhà sản xuất Robert Carr đã phát hiện ra những câu chuyện khủng khiếp của phụ nữ Ấn Độ khi họ bị quấy rối, bị tra tấn, giam cầm và thậm chí bị giết hại bởi gia đình nhà chồng. Những câu chuyện bi thảm này liên quan tới truyền thống về của hồi môn, tiền hoặc quà tặng trao cho chú rể và gia đình khi cưới. Nên khi một người bạn làm phim của Carr – Kunal Sharma tìm thấy một ngôi làng mà trong suốt 200 năm không còn những cái chết liên quan đến của hồi môn, họ đã được truyền cảm hứng để làm bộ phim tài liệu Mango Girls, nói về vấn nạn này và đưa ra một giải pháp thay thế.
Bộ phim tài liệu Mango Girls.
Bộ phim bắt đầu từ một ngôi làng nhỏ ở Bihar có tên là Dharhara, nơi những người dân đã tìm ra cách để đối phó với những cái chết vì của hồi môn. Họ có truyền thống trồng cây ăn quả quanh làng, trong đó, cứ mỗi khi một bé gái chào đời, gia đình đó sẽ trồng một cây xoài. Sau 5-7 năm, khi cây có thể thu hoạch, tiền bán trái cây sẽ góp phần giúp các cô gái trang trải cho đám cưới và những phúc lợi sau này. Cách thức này là một ví dụ cho việc cứu mạng những người con gái của họ, cũng như tạo được nền kinh tế bền vững, và có lợi cho hệ sinh thái.
Trước thực trạng hàng năm có hơn 8000 trường hợp phụ nữ là nạn nhân của bạo lực hồi môn, bộ phim đã đào sâu những bi kịch của các gia đình khi họ tìm mọi cách để giết các bé gái sơ sinh vừa được sinh ra. Đạo diễn Sharma và nhà sản xuất Carr hy vọng, tác phẩm của họ sẽ thu hút được sự chú ý của thế giới về vấn nạn này ở Ấn cũng như mong giảm được vấn đề bạo lực với phụ nữ, thúc đẩy phúc lợi kinh tế của người dân Ấn Độ và hỗ trợ họ về giáo dục.
Theo Zing
Nữ chính "Cô dâu 8 tuổi" qua đời: Đã từng có một Anandi đẹp đến vậy!
Dù đã qua đời nhưng những hình ảnh của nữ diễn viên Pratyusha Banerjee trong phim truyền hình "Cô dâu 8 tuổi" vẫn còn in đậm trong lòng khán giả.!
Sáng ngày 2/4, thông tin Pratyusha Banerjee - nữ diễn viên đóng vai Anandi trong phim truyền hình Ấn Độ Cô dâu 8 tuổi tự tử tại nhà riêng đã làm rúng động làng giải trí châu Á. Thông tin ban đầu cho biết, Khoảng 5g00 chiều ngày 1/4, một người bạn đã phát hiện Pratyusha Banerjee treo cổ lên trần nhà, ngay sau đó, người thân lập tức đưa cô tới bệnh viện song các bác sĩ đã không kịp cứu chữa. Cảnh sát đã xác nhận người đẹp Ấn Độ đã qua đời.
Pratyusha Banerjee được nhiều khán giả biết tới bởi nhan sắc mặn mà và diễn xuất ấn tượng trong Cô dâu 8 tuổi. Đảm nhận vai Anandi lúc trưởng thành, Pratyusha Banerjee đã góp phần làm nên thành công cho bộ phim dài hơn 1.800 tập này. Thông qua diễn xuất điêu luyện, Pratyusha Banerjee càng tô đậm thêm bi kịch từ nạn tảo hôn từ năm 8 tuổi của nhân vật Anandi. Những sóng gió trong cuộc đời như bị gia đình chồng đối xử tệ bạc, bỏ chồng lúc còn thanh xuân phơi phới hay lấy chồng mới thì anh ta lại qua đời sớm đã được Pratyusha Banerjee thể hiện thành công.
Pratyusha Banerjee sinh năm 1991
Trước khi qua đời, Cô dâu 8 tuổi là một phần cuộc sống của Pratyusha Banerjee, vì đảm nhận vai diễn này mà cô nàng đã bị ám ảnh trong thời gian khá dài: " Tôi không phủ nhận vai diễn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mình một thời gian. Việc tham gia diễn xuất cũng khiến tôi gặp một vài tai nạn nhỏ trên phim trường. Tôi đã bị đứt tay rất sâu, phải nén đau để tiếp tục diễn xuất và đến bây giờ những vết sẹo ấy vẫn còn ở đây".
"Có một vài phân đoạn trong bộ phim đã ám ảnh tôi, đó là lúc Jagdish bỏ rơi Anandi để đến với Gauri. Khi hoàn thành những cảnh quay này trở về nhà tâm trạng tôi rất tệ, cảm xúc chùng xuống một cách không kiểm soát. Các bạn diễn khác đã khuyên và động viên tôi rất nhiều rằng những việc xảy ra chỉ là một vai diễn và tôi phải mạnh mẽ lên như một diễn viên chuyên nghiệp".
Cô đào sinh đẹp đã tự tử tại nhà riêng vào ngày 1/4/2016
Nói về quá trình hóa thân thành Anandi, nữ diễn viên bạc mệnh cũng từng chia sẻ : "Thử thách lớn nhất tôi gặp phải đó là phải thay thế Avika Gor để vào vai Anandi. Trước đó, ở phần đầu Anandi đã trở thành một thương hiệu qua sự diễn xuất của cô bé Avika Gor rồi. Đó là lý do tôi phải làm sao đó để đặt bản thân mình vào vị trí của cô ấy và khó khăn trong những ngày đầu tham gia phim là điều không thể tránh khỏi. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, việc nhập vai đã trở nên dễ dàng hơn. Avika Gor đã tạo nên một Anandi vô cùng tuyệt vời và bản thân tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ mình có cơ hội để vào vai Anandi trong Cô dâu 8 tuổi".
Vai diễn Anandi trong "Cô dâu 8 tuổi" từng là nỗi ám ảnh của Pratyusha Banerjee
Khi Cô dâu 8 tuổi phát sóng tại Việt Nam, bộ phim đã tạo nên cơn sốt hâm mộ khổng lồ. Pratyusha Banerjee từng được đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên nước ngoài được yêu thích nhất tại lễ trao giải Ngôi Sao Xanh 2015. Trước đó, vào năm 2011 tại Ấn Độ, Pratyusha Banerjee cũng từng nhận 3 giải thưởng lớn về diễn xuất tại lễ trao giải Indian Telly Awards lần thứ 11 cho vai diễn Anandi.
Xem lại những hình ảnh của Pratyusha Banerjee trong bộ phim Cô dâu 8 tuổi trước khi qua đời, khán giả cảm thấy xót xa bởi nàng Anandi xinh đẹp, thông minh giờ đây đã không còn nữa:
Theo Shindo / Trí Thức Trẻ
Một phụ nữ Ấn Độ nhảy ban công trốn bị hiếp dâm Cảnh sát Ấn Độ hôm qua bắt giữ ba người đàn ông khiến một phụ nữ nhảy từ ban công tầng hai xuống đất để trốn bị hiếp dâm. Biểu tình phản đối sau vụ nữ sinh bị hãm hiếp và sát hại trên xe buýt ở Delhi năm 2012. Ảnh: AFP Theo BBC, cả 4 người đến dự một bữa tiệc trong...