Những bộ phim gây bất ngờ khi cấm trẻ em vì bạo lực, khiêu dâm
“ Boyhood”, “ The Matrix”… đều bị xếp hạng là những phim có nội dung gắn mác 17 . Nhưng nhiều khán giả khi xem phim đã không biết điều này.
*Nhãn R* là bộ phim chứa nội dung dành cho người lớn như: sử dụng ma túy, có các cảnh khiêu dâm hoặc ngôn từ thô tục. Bất cứ ai từ 17 tuổi trở xuống phải có cha mẹ đi kèm hoặc người giám hộ trưởng thành để xem phim.
Boyhood (2014): Boyhood là một bức chân dung ngổn ngang, hoài cổ của tuổi trẻ ở Texas. Với quá trình quay lên tới 12 năm, bộ phim của đạo diễn Richard Linklater nhận được một giải Oscar và 3 giải Quả cầu vàng năm 2014. Tưởng như Boyhood là bộ phim phù hợp với mọi lứa tuổi khi xoay quanh hành trình của cậu bé Mason từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Phim bị gắn nhãn R bởi có nhiều cảnh trẻ vị thiếu niên uống rượu, hút cần khi chưa đủ tuổi.
Trailer phim
Almost Famous (2000): Almost Famous được mệnh danh là bộ phim hay nhất về nhạc rock. Bộ phim hài kịch nổi tiếng từng nhận giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc. Almost Famous kể về hành trình của cậu bé William Miller 15 tuổi theo chân nhóm nhạc rock Stillwater. Dù là một bộ phim vui vẻ đầy sắc màu, tuy nhiên Almost Famous cũng không che giấu được sự thật rằng bộ phim đầy rẫy những cảnh về tình dục, ma tuý.
Trailer phim
The Conjuring (2013): Lý do duy nhất khiến The Conjuring bị giới hạn độ tuổi bởi nó quá đáng sợ. Phim không chứa ngôn ngữ bạo lực hay nội dung khiêu dâm như nhiều phim kinh dị khác. Tuy nhiên nhiều khán giả nhận xét rằng The Conjuring có những hình ảnh quá kinh dị và là một cơn ác mộng thực sự cho cả những người trưởng thành.
Trailer phim
Stand By Me (1986): Tác phẩm kinh điển của đạo diễn Rob Reiner Viking chuyển thể trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng The Body của Stephen King đã gây ra nhiều tranh cãi khi bị gắn nhãn R. Dù Stand By Me đề cao tình bạn thiêng liêng, phim lại chứa nhiều phân cảnh không phù hợp như hút thuốc, bạo lực, chửi thề… Các biên kịch của phim không hài lòng về xếp hạng này, nhưng chính cha đẻ Stephen King cũng đã khẳng định rằng bộ phim nên giới hạn độ tuổi khán giả vì những gì diễn ra trong phim.
Trailer phim
The King’s Speech (2010): Nằm trong top những bộ phim hay nhất về lịch sử của nước Anh, The King’s Speech truyền tải thông điệp đầy cảm hứng về việc vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân dù ở vị trí, hoàn cảnh hay độ tuổi nào. Tuy nhiên bộ phim bị giới hạn độ tuổi xem vì nhân vật Vua George VI có nhiều phân đoạn sử dụng từ ngữ mạnh, chửi thề, không phù hợp cho trẻ em.
Trailer phim
The Matrix (1999): The Matrix là bộ phim nổi tiếng có ảnh hưởng đến văn hoá đại chúng và thu về 460 triệu USD tại các phòng vé trên toàn cầu. Dù vậy, không nhiều khán giả biết rằng The Matrix và series The Matrix đều bị dán nhãn R bởi những cảnh đánh đấm bạo lực. Tuy nhiên nhiều nhà phê bình cho rằng đây là điều không công bằng cho The Matrix. Vì những phân cảnh hành động của phim nhẹ nhàng hơn khá nhiều những phim siêu anh hùng thời nay như The Avengers, Mission Impossible hay The Dark Knight (tất cả đều được gắn nhãn phù hợp cho trẻ em).
Trailer phim
Billy Elliot (2000): Được xếp vào một trong 39 bộ phim xuất sắc của Anh, Billy Elliot là bộ phim cảm động, hấp dẫn về cậu bé 11 tuổi xuất thân từ gia đình thợ mỏ nhưng có niềm đam mê múa ballet cháy bỏng. Tuy nhiên chỉ vì một câu thoại Billy sử dụng chứa ngôn ngữ không phù hợp, đã khiến toàn bộ phim bị giới hạn độ tuổi. Việc này làm các nhà sản xuất phải phát hành thêm phiên bản PG-13 cắt bỏ hoàn toàn câu thoại đó để chứng tỏ rằng nội dung bị gắn mác 17 duy nhất trong phim là do một từ ngữ mà thôi.
Trailer phim
Begin Again (2013): Mark Ruffalo và Keira Knightley đã tạo ra một câu chuyện lãng mạn, diệu kỳ trong Begin Again. Âm nhạc đã kết nối hai tâm hồn nghệ sĩ đơn độc và chữa lành những tổn thương trong quá khứ của cả hai. Dù vậy, một số lời thoại có sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã, khiến Begin Again trở thành bộ phim không dành cho trẻ em dưới 17 tuổi.
Trailer phim
Theo zing
Những bộ phim góp phần thay đổi điện ảnh thế giới thập niên qua
"The Avengers", "Wonder Woman", "Frozen"... đều là những cái tên tác động mạnh mẽ tới nền điện ảnh thế giới xuyên suốt 10 năm qua.
The King's Speech (2010) - Niềm tự hào của điện ảnh Anh Quốc: The King's Speech được bình chọn là bộ phim độc lập thành công nhất của nước Anh từ trước tới nay. Với ngân sách chỉ vỏn vẹn 15 triệu USD, bộ phim về một ông vua nói lắp đã thắng lớn khi thu về 415 triệu USD cùng hàng loạt những giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ. The King's Speech đã giúp làm mới thể loại chân dung vốn bị coi là rập khuôn, cũ kỹ khi mang đến góc nhìn chân thực, khôi hài và cảm động của một nhân vật có thật trong lịch sử.
Intouchables (2011) tạo "cơn sốt" của điện ảnh hiện đại Pháp: Intouchables đã tạo nên một hiện tượng tại các phòng chiếu của Pháp khi thu hút hàng dài trước các rạp chiếu để mua vé. Dù nội dung phim chỉ xoay quanh về cặp bạn thân đối lập về tầng lớp xã hội, xuất thân, màu da... nhưng đã mang đến những cảm xúc trọn vẹn cho khán giả. Bộ phim còn được 2 triệu lượt khán giả mua vé ngay tuần đầu tiên ra mắt. Intouchables cũng khác thường khi đạt được doanh thu phòng vé khổng lồ tới 345 triệu USD và trở thành một bộ phim không phải tiếng Anh do một diễn viên da đen đứng đầu. Intouchables cũng đã được khán giả Pháp chọn là sự kiện văn hóa của năm 2011.
Alice In Wonderland (2010) khởi đầu thập niên của những bộ phim live-action: Bộ phim chuyển thể từ hoạt hình Alice In Wonderland của nhà Chuột đã thu về hơn một tỷ USD tại phòng vé và cũng là bước khởi đầu cho kỷ nguyên tái thiết lập các phim hoạt hình của Walt Disney. Từ 2010-2019 đã có tới gần 10 bộ phim live-action được chuyển thể từ hoạt hình. Trong đó có hai bộ phim chạm mốc một tỷ USD là Alice In Wonderland và Beauty and the Beast. Ngoài ra, The Jungle Book và Aladdin đồng loạt thu về 960 triệu USD cho mỗi phim. Dù không ít những phim chuyển thể bị thất bại nhưng nhà Chuột vẫn nuôi tham vọng khi với hàng loạt dự án phim chuyển thể trong thập niên mới.
The Invisible War (2012) - thông điệp vượt xa công nghiệp điện ảnh: The Invisible War là bộ phim tài liệu của đạo diễn Kirby Dick về vấn nạn tấn công tình dục trong quân đội Mỹ. Sau khi ra mắt, tác phẩm đã tác động sâu sắc đến các quy định và bảo vệ quyền lợi của các chiến sĩ trong quân đội. Năm 2013, Tổng thống Obama đã đưa ra nghị luật mới để giải quyết vấn đề này.
Bên cạnh đó, bộ phim tài liệu Blackfish (2013) của đạo diễn Gabriela Cowperthwaite về tình trạng bạo hành cá voi tại công viên giải trí SeaWorld thuộc bang Florida, Mỹ cũng tăng cao nhận thức cho con người về việc bảo vệ động vật. Bộ phim không chỉ dừng lại ở việc lên án, truyền tải thông điệp mà còn tác động trực tiếp tới công chúng cũng như luật pháp. Nhiều nghệ sĩ sau khi phim ra mắt đã tuyên bố hủy buổi diễn của họ tại SeaWorld vào năm 2014.
The Avengers (2011) và thập niên của siêu anh hùng thống trị: The Avengers không chỉ là bộ phim cán mốc một tỷ USD đầu tiên của Marvel sau khi được nhà chuột Disney mua lại mà còn là quả bom báo hiệu một thập niên thống trị bởi các siêu anh hùng. Các nhân vật riêng lẻ trong Vũ trụ điện ảnh Marvel đều được đón chờ nhất năm. Đó cả 4 loạt phim của The Avengers như Avengers: Age of Ultron, Avengers: Infinity War và Avengers: Endgame cũng đều nằm trong top 10 bộ phim có doanh thu cao nhất thời đại.
Avengers: Endgame là bộ phim cuối cùng khép lại giai đoạn ba của MCU với 11 năm và 22 bộ phim. Không chỉ đạt kỷ lục về mặt doanh thu, bộ phim còn trở thành sự kiện toàn cầu năm 2019, ảnh hưởng trực tiếp tới văn hoá đại chúng năm cũng như nền điện ảnh thế giới.
Frozen/Wonder Woman - sự trỗi dậy mạnh mẽ của nữ quyền:
Ra mắt năm 2013, bộ phim hoạt hình Frozen của Disney không chỉ tạo nên cơn sốt toàn cầu khi thu về 1,2 tỷ USD mà còn ảnh hưởng mãnh liệt tới văn hoá đại chúng, đặc biệt là các em nhỏ với các nhân vật như công chúa Elsa hay ca khúc Let It Go. Bộ phim còn là một tuyên ngôn mạnh mẽ về nữ quyền và đánh dấu bước chuyển mình của các nhân vật nữ trong các tác phẩm của Disney từ trước tới nay.
Cuối năm 2017, Wonder Woman của đạo diễn Patty Jenkins đã trở thành một cú nổ lớn khi cán mốc 700 triệu USD trên toàn thế giới và trở thành bộ phim live-action có doanh thu cao nhất được làm ra bởi một nữ đạo diễn. Ngoài ra, Diana Prince của Gal Gadot không chỉ vực dậy vũ trụ DCEU sau gần một thập kỷ bị thống trị bởi nam giới mà còn là một dấu ấn mạnh mẽ cho tinh thần nữ quyền đang sục sôi khắp Hollywood lúc bây giờ.
Đây cũng là thời điểm mà phong trào Metoo và Time's Up trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau khi scandal quấy rối tình duc của Harvey Weinstein bị phanh phui. Những người phụ nữ trong ngành công nghiệp giải trí dần cất lên tiếng nói và thể hiện sức mạnh của mình. Sự xuất hiện của Wonder Woman hay những bộ phim có đề tài nữ quyền như Ocean's 8, Widows càng tiếp thêm động lực cho phái nữ đứng lên.
Theo zing
10 tác phẩm thắng giải Oscar Phim hay nhất trong thập kỷ qua Cùng nhìn lại 10 Phim hay nhất ở giải Oscar từ 2010 cho đến nay. Năm 2020, tác phẩm nào sẽ được xướng tên? The Hurt Locker kết thúc thập kỷ với tư cách là bộ phim đầu tiên và duy nhất chiến thắng giải Phim hay nhất tại Oscar do một đạo diễn nữ thực hiện (Đạo diễn Kathryn Bigelow thắng giải...