Những bộ phim đình đám suýt không thể ra đời
Khán giả đã có thể không được chứng kiến những “ Star Wars”, “ Blade Runner”, “ Donnie Darko” hay “Fast & Furious” nếu như không có sự can thiệp và nỗ lực từ các nhà sản xuất.
Mad Max: Fury Road (2015): Tiêu tốn hết 150 triệu USD, George Miller phải mất đến ba thập kỷ mới có thể hoàn thành phần bốn của Mad Max. Sau tập Beyond Thunderdome (1985), nhiều lý do khách quan (như sự kiện 11/9 khiến kinh tế suy sụp, cái chết của Heath Ledger…) khiến nhà làm phim người Australia nhiều lần phải bỏ bê Fury Road. Ngay cả khi tìm được địa điểm quay ưng ý tại quê hương, một trận bão khiến ông phải di chuyển cả đoàn làm phim sang vùng sa mạc tại Namibia. Dù được giới phê bình và người hâm mộ ca ngợi, doanh thu lúc này của Mad Max: Fury Road mới chỉ là 346 triệu USD và phần năm chưa được các nhà sản xuất “bật đèn xanh”.
Fast & Furious 7 (2015): Trước khi gặt hái thành công lúc này, dự án bom tấn gặp phải bi kịch lớn: tài tử Paul Walker, người sắm vai John O’Conner kể từ tập đầu, qua đời sau một tai nạn giao thông thảm khốc. Chuyện diễn ra khi Fast & Furious 7 vẫn đang được thực hiện. Ban đầu, nhiều nguồn tin cho biết Vin Diesel và Universal định hủy dự án, nhưng rồi họ quyết định tiếp tục với mục đích tri ân người bạn xấu số. Hai em trai của Paul được mời đến đóng thế cho anh trai, rồi đội ngũ kỹ xảo giúp thay đổi gương mặt và giọng nói sao cho phù hợp ở những cảnh quay chưa kịp thực hiện.
Fast & Furious (2009): Sau khi Tokyo Drift (2006) không gặt hái thành công như ý muốn, Universal vẫn tính làm phần bốn rồi phát hành trực tiếp dưới định dạng DVD. Nhưng vị đồng chủ tịch Jeffrey Kirschenbaum quyết định rút lại kế hoạch đó, đồng thời giao cho Vin Diesel một cơ hội. Đây là một nước đi sáng suốt khi Fast & Furious trở thành thương hiệu bom tấn hàng đầu, có doanh thu lũy tiến theo từng phần. Tập mới nhất, Fast & Furious 7, ra mắt hồi đầu tháng 4 và hiện đem về cho Universal hơn 1,51 tỷ USD.
Donnie Darko (2001): Tác phẩm độc lập là một trong những dấu ấn đáng kể đầu tiên của Jake Gyllenhaal tại Hollywood. Ban đầu, các nhà sản xuất định phát hành Donnie Darko trực tiếp dưới định dạng DVD. Song, nhờ có sự giúp đỡ của Drew Barrymore và hãng Flower Films, phim mới có thể ra rạp ở quy mô hạn chế. Đó là một quyết định sáng suốt của minh tinh khi Donnie Darko nhận được sự hưởng ứng của nhiều khán giả, thông qua điểm số 8,1 trên trang IMDb sau 14 năm ra mắt.
Waterworld (1995): Ban đầu, Waterwold được cấp cho kinh phí 100 triệu USD. Nhưng rồi, con số bị đội lên tới tận 175 triệu USD. Trong quá trình thực hiện bộ phim, các nhà biên kịch, soạn nhạc liên tục thay đổi. Một cơn bão phá tan trường quay, còn tài tử Kevin Costner thì suýt chút nữa mất mạng, khiến Waterworld tưởng như không bao giờ có thể ra rạp. Rốt cuộc, Universal chịu thất bại thê thảm tại thị trường Bắc Mỹ với chỉ 88 triệu USD. Thành tích toàn cầu của phim cũng không mấy khả quan khi chỉ dừng lại ở mức 264,2 triệu USD.
Back to the Future (1985): Kịch bản đầu tiên của Back to the Future bị Columbia từ chối do “không đủ yếu tố sexy”. Trong suốt bốn năm, đội ngũ biên kịch đem câu chuyện đi hết studio này tới studio khác và đều bị lắc đầu. Chỉ khi Steven Spielberg quyết định giúp đỡ Bob Gale và Robert Zemeckis, dự án mới được Universal “bật đèn xanh”. Back to the Future sau đó trở thành một trong những bộ phim “ăn nên làm ra” nhất mọi thời đại với doanh thu tổng lên đến 381,1 triệu USD so với kinh phí sản xuất chỉ là 19 triệu USD.
A Nightmare On Elm Street (1984): Disney là studio đầu tiên tỏ ra hứng thú với dự án kinh dị của Wes Craven. Nhưng họ muốn nhà làm phim giảm độ ép phê để trẻ em cũng có thể theo dõi A Nightmare on Elm Street. Sau khi từ chối, Wes Craven nhận được cái gật đầu từ Paramount, nhưng sau đó chuyện cũng đổ bể bởi phim giống với một dự án họ đang theo đuổi khi đó là Dreamscape (1984). Cuối cùng, New Line Cinema chọn A Nightmare on Elm Street làm bộ phim đầu tiên mà hãng đầu tư. Có nhiều vấn đề nảy sinh, như chuyện chậm trễ tiền lương cho diễn viên, nhưng đây rốt cuộc đây trở thành một trong những thương hiệu kinh dị phổ biến nhất với nhân vật Freddy Krueger.
Blade Runner (1982): Lấy cảm hứng từ cuốn Do Androids Dream of Electric Sheep, nhưng kịch bản đầu tiên lại kém xa nguyên tác của nhà văn Phillip K. Dick. Sau khi Ridley Scott chịu trách nhiệm đứng đầu dự án, ông thuê người viết lại kịch bản, nâng mức kinh phí từ 13 triệu lên 15 triệu USD. Nhưng ngay trước khi Blade Runner bấm máy, hãng Filmways rút lui khiến số tiền bỗng chốc tan biến. Chỉ khi nhà sản xuất Michael Deeley tìm được ba đơn vị tài trợ, khán giả mới được thưởng thức một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Star Wars (1977): Thật khó tin khi hiện tượng văn hóa đại chúng Chiến tranh giữa các vì sao có thể đã không bao giờ tồn tại. Trong thập niên 1970, ý tưởng về loạt phim khoa học viễn tưởng bị luân chuyển giữa nhiều studio và cuối cùng được 20th Century Fox cưu mang. Ngay cả khi bắt đầu bấm máy, Star Wars cũng mắc phải rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như khi gặp bão lớn ngay trong tuần khởi quay. Dàn diễn viên của bộ phim từng thú nhận rằng họ không đặt niềm tin ở dự án mình tham gia tại thời điểm đó. Song, Star Wars tới giờ là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử điện ảnh.
The Wizard of Oz (1939): Trong quá trình thực hiện, Phù thủy xứ Oz nhiều lần phải làm lại kịch bản và đổi đạo diễn tới ba lần. Tài tử Buddy Ebsen thì suýt chết vì ngạt khi hóa trang thành Tin Man (Người thiếc). Chưa kể, Margaret Hamilton, nữ diễn viên sắm vai Phù thủy xứ Tây, bị bỏng nặng trong một cảnh có sử dụng hiệu ứng khói. Nhưng trải qua nhiều trắc trở, bộ phim vẫn có thể ra rạp và trở thành tác phẩm điện ảnh kinh điển trong lịch sử nhân loại.
Theo Zing
Sự thú vị từ 100 phim xuất sắc nhất mọi thời đại
Danh sách 100 tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất mọi thời đại do chính những người đang làm việc tại Hollywood lựa chọn đem đến nhiều điều bất ngờ và thú vị cho người hâm mộ.
Do tạp chí The Hollywood Repoter uy tín tổ chức, cuộc bình chọn 100 bộ phim xuất sắc nhất lịch sử có sự tham gia của hơn 2.100 thành viên trong ngành công nghiệp điện ảnh, trong đó có rất nhiều những nhân vật đứng đầu các hãng phim lớn, các nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên lừng danh hiện vẫn đang hoạt động tại Hollywood. Kết quả bình chọn cuối cùng đem đến nhiều thông tin thú vị dành cho người hâm mộ.
Steven Spielberg là đạo diễn có nhiều tác phẩm nhất góp mặt trong danh sách, bao gồm bảy bộ phim: E.T.: The Extra-Terrestrial (1982) ở vị trí thứ 8, Schindler's List (1993) ở vị trí thứ 10, Raiders of the Lost Ark (1981) ở vị trí thứ 13,Jaws (1975) ở vị trí thứ 24, Saving Private Ryan (1996) ở vị trí thứ 46, Jurassic Park (1993) ở vị trí thứ 50 và Close Encounters of the Third Kind (1977) ở vị trí thứ 93.
Trong khi đó, nam diễn viên gạo cội Marlon Brando xuất hiện 5 lần trong danh sách 100 bộ phim, nhiều hơn bất cứ diễn viên nào khác. Trong số này, đáng chú ý có thể kể tới The Godfather (1972) ở vị trí thứ 1 và Apocalypse Now (1979) ở vị trí thứ 17. Jack Nicholson và Robert De Niro xếp ngay sau khi tham gia trong 4 bộ phim thuộc danh sách này.
Bộ phim Inception (2010) của đạo diễn Christopher Nolan xếp ở vị trí thứ 84, và là bộ phim mới nhất ra mắt khán giả. Hai bộ phim cổ nhất trong danh sách là The Wizard of Oz ở vị trí thứ 2 và Gone with the Wind ở vị trí thứ 15. Cả hai đều được trình làng vào năm 1939.
Thập niên 1990 là quãng thời gian được những người bình chọn yêu thích nhất khi có tới 24 tác phẩm lọt vào danh sách. Xếp ngay sau đó là thập niên 1970 với 18 tác phẩm và thập niên 2000 với 15 tác phẩm.
Nếu như giới biên kịch, đạo diễn và các nhà sản xuất hết sức hâm mộ The Godfather thì giới diễn viên và dựng phim lại vô cùng yêu mến Citizen Kane. Hai bộ phim này lần lượt xếp ở vị trí thứ nhất và thứ ba của danh sách.
Độ tuổi cũng phản ánh xu hướng của cuộc bầu chọn, khi những người càng lớn tuổi lại càng thích chọn những bộ phim cũ hơn. Cụ thể, những người nằm trong độ tuổi từ 20-29 rất thích chọn Pulp Fiction (1994), còn những người nằm trong độ tuổi từ 70 trở lên lại hay bầu cho Citizen Kane hoặc Casablanca.
Video đang HOT
Tới gần 20% số tác phẩm trong danh sách là các bộ phim thuộc thể loại hài hước. Điều này khá trái ngược với Viện hàn lâm Hoa Kỳ khi mới chỉ có 3,5% số phim từng giành tượng vàng Oscar tại hạng mục Phim truyện xuất sắc nhất thuộc thể loại này.
Chỉ có năm bộ phim hoạt hình nằm trong danh sách: hai bộ phim của Disney là The Lion King (1994) ở vị trí thứ 66 vàBeauty and the Beast (1991) ở vị trí thứ 86); cùng ba bộ phim do Pixar và Disney hợp tác sản xuất gồm Toy Story(1995) ở vị trí thứ 43, Wall-E (2008) ở vị trí thứ 79 và Up (2009) ở vị trí thứ 92.
Có một sự khác biệt nhất định về bình chọn giữa phái nam và phái nữ. Ba bộ phim được phụ nữ bình chọn nhiều nhất lần lượt là The Wizard of Oz, The Shawshank Redemption và The Godfather. Trong khi đó, đàn ông lựa chọn The Godfather, Citizen Kane và 2001: A Space Odyssey nhiều nhất.
Danh sách 100 phim xuất sắc nhất mọi thời đại do Hollywood bình chọn:
01. The Godfather (1972)
02. The Wizard of Oz (1939)
03. Citizen Kane (1941)
04. The Shawshank Redemption (1994)
05. Pulp Fiction (1994)
06. Casablanca (1942)
07. The Godfather: Part II (1974)
08. E.T. The Extra-Terrestrial (1982)
09. 2001: A Space Odyssey (1968)
10. Schindler's List (1993)
11. Star Wars (1977)
12. Back to the Future (1985)
13. Raiders of the Lost Ark (1981)
14. Forrest Gump (1994)
15. Gone With the Wind (1939)
16. To Kill a Mockingbird (1962)
17. Apocalypse Now (1979)
18. Annie Hall (1977)
19. Goodfellas (1990)
20. It's a Wonderful Life (1946)
21. Chinatown (1974)
22. The Silence of the Lambs (1991)
23. Lawrence of Arabia (1962)
24. Jaws (1975)
25. The Sound of Music (1965)
26. Singin' in the Rain (1952)
27. The Breakfast Club (1985)
28. The Graduate (1967)
29. Blade Runner (1982)
30. One Flew Over the Cuckoo's Nest (1975)
31. The Princess Bride (1987)
32. The Empire Strikes Back (1980)
33. Fargo (1996)
34. American Beauty (1999)
35. A Clockwork Orange (1971)
36. Ferris Bueller's Day Off (1986)
37. Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb (1964)
38. When Harry Met Sally (1989)
39. The Shining (1980)
40. Fight Club (1999)
41. Psycho (1960)
42. Alien (1979)
43. Toy Story (1995)
44. The Matrix (1999)
45. Titanic (1997)
46. Saving Private Ryan (1998)
47. Some Like It Hot (1959)
48. The Usual Suspects (1995)
49. Rear Window (1954)
50. Jurassic Park (1993)
51. The Big Lebowski (1998)
52. All about Eve (1950)
53. Good Will Hunting (1997)
54. Butch Cassidy and the Sundance Kid (1969)
55. Taxi Driver (1976)
56. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004)
57. The Dark Knight (2008)
58. Sunset Blvd. (1950)
59. Thelma & Louise (1991)
60. Amelie (2001)
61. West Side Story (1961)
62. North by Northwest (1959)
63. Groundhog Day (1993)
64. Mary Poppins (1964)
65. Raging Bull (1980)
66. The Lion King (1994)
67. Avatar (2009)
68. Monty Python and the Holy Grail (1975)
69. Gladiator (2000)
70. Vertigo (1958)
71. Almost Famous (2000)
72. Young Frankenstein (1974)
73. All the President's Men (1976)
74. Blazing Saddles (1974)
75. The Bridge on the River Kwai (1957)
76. Brokeback Mountain (2005)
77. Ghostbusters (1984)
78. 12 Angry Men (1957)
79. Wall-E (2008)
80. On the Waterfront (1954)
81. Amadeus (1984)
82. The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001)
83. Die Hard (1988)
84. Inception (2010)
85. Seven (1995)
86. Beauty and the Beast (1991)
87. The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
88. Slumdog Millionaire (2008)
89. Braveheart (1995)
90. Memento (2000)
91. Rocky (1976)
92. Up (2009)
93. Close Encounters of the Third Kind (1977)
94. The Deer Hunter (1978)
95. Doctor Zhivago (1965)
96. Pan's Labyrinth (2006)
97. Airplane! (1980)
98. Reservoir Dogs (1992)
99. Bonnie and Clyde (1967)
100. Seven Samurai (1954)
Theo zing
'Thế giới khủng long' có thể thu 162 triệu USD sau ba ngày "Jurassic World" nhiều khả năng sẽ trở thành bộ phim có thành tích ra mắt tốt nhất trong tháng 6 từ trước tới nay tại khu vực Bắc Mỹ. Chỉ trong riêng hôm ra mắt 12/6, phần bốn của loạt Công viên kỷ Juraước tính thu về đến 70 triệu USD tại quê nhà Bắc Mỹ. Giới quan sát cho rằng bộ phim...