Những bộ phim đình đám mang tiếng ăn cắp ý tưởng
Không ít những bộ phim nổi tiếng thậm chí giành nhiều giải thưởng danh giá cũng vướng phải nghi án ăn cắp ý tưởng.
Alien: Alien (1979) có cốt truyện khá giống với It! The Terror From Beyond Space (1958). Một người trong đoàn làm phim Alien đã thú nhận họ còn chiếu It! The Terror From Beyond Space tại trường quay để tránh trùng lập quá nhiều. Hai phim đều kể về một đoàn du hành vũ trụ dần bị một người ngoài hành tinh ăn thịt.
Star War: Tác phẩm ra mắt năm 1977 của đạo diễn George Lucas bị so sánh với phimThe Hidden Fortress (1958) của nhà làm phim Nhật Bản – Akira Kurosawa. Không chỉ riêng một tập Star War, rất nhiều phần phim George đã lấy cảm hứng từ The Hidden Fortress như A New Hope và The Phantom Menace.
The Fast & The Furious: Nội dung phim về một cảnh sát chìm tham gia băng đảng tội phạm để ngăn chặn tội ác của chúng không có gì mới lạ. The Fast & The Furious (2001) khá giống với Point Break (1991) – một phim ra đời trước đó cả chục năm khi Keanu Reeves là diễn viên chính.
Toy Story: The Brave Little Toaster (1987) là đàn anh của Toy Story (1995), kể về Rob, cậu thanh niên rời nhà đi học đại học và hành trình đồ đạc trong nhà Rob tìm đến kí túc xá của cậu. Họ phải trải qua nhiều trở ngại như bị vứt chung với phế thải, trôi ra lò nung… không khác gì Toy Story.
Video đang HOT
The Lion King: The Lion King (1994) của Disney thường bị so sánh với Kimba the White Lion (1965) của Nhật Bản. Nhất là khi tên hai nhân vật chính Kimba – Simba cũng có nét tương đồng. Nội dung hai phim đều về hành trình trưởng thành của chú sư tử nhỏ – người sẽ sớm kế nghiệp cha thành Chúa tể Sa mạc.
The Island: Nếu không nhờ The Island (2005) của đạo diễn Michael Bay, có thể sẽ không ai biết đến phim Parts: The Clonus Horror (1979). Hai phim đều kể câu chuyện về những người nhân bản được tạo ra với mục đích cung cấp nội tạng cho người giàu. Cho đến khi một trong số người nhân bản nhận ra lời nói dối và đứng lên chống lại.
A Fistful of Dollars: A Fistful of Dollars (1964) bị cho là phiên bản mới của Yojimbo(1961), với chàng cao bồi miền Tây thay cho võ sĩ samurai. Bộ phim Mỹ cuối cùng bị kiện, nội dung kể về một tay súng viễn Tây đến biên giới Mexico, kết thân với cả hai dòng họ quyền lực để ăn trộm vàng của cả hai.
Theo Zing
10 nhân vật tí hon ấn tượng trên màn ảnh
Trước siêu anh hùng Người Kiến, có không ít các nhân vật sở hữu kích cỡ nhỏ bé từng chiếm trọn cảm tình của người hâm mộ điện ảnh trên toàn cầu.
Các nhân vật LEGO trong The LEGO Movie (2014): Bộ phim The LEGO Movie có ý tưởng kịch bản độc đáo và cách thể hiện tuyệt vời. Câu chuyện về những nhân vật đồ chơi nhỏ bé trong thế giới mảnh ghép LEGO đem lại lợi nhuận khổng lồ lên tới gần 500 triệu USD, đồng thời khiến Viện hàn lâm bị phản ứng dữ dội khi họ loại phim khỏi danh sách đề cử Phim hoạt hình xuất sắc tại Oscar 2015.
Các Diệp sĩ trong Epic (2013): Quy tụ nhiều tên tuổi lớn trong danh sách lồng tiếng như Amanda Seyfried, Josh Hutcherson, Colin Farrell, Christoph Waltz, Beyoncé... Epic là tác phẩm hoạt hình khá thành công trong năm 2013. Nhân vật chính trong phim là cô gái trẻ tên Mary Katherine, người vô tình dấn thân vào thế giới của những Diệp sĩ tí hon cùng các sinh vật huyền bí sống trong rừng. Ở đó, cô được nữ hoàng Tara trao sứ mệnh giải cứu vương quốc khỏi lũ quái vật Boggans.
Nhóm đồ chơi trong series Toy Story (1995 - 2010): Trong Toy Story, đồ chơi không phải là những miếng nhựa, mẩu gỗ vô tri vô giác. Không cần thức ăn hay nước uống, chúng chỉ mong muốn sự quan tâm và yêu thương từ chủ nhân. Ba tập phim đưa khán giả vào cuộc phiêu lưu với chàng cao bồi nhựa Woody cùng nhóm bạn trong thế giới của những món đồ chơi bé xinh. Đây là thương hiệu thành công nhất của xưởng hoạt hình Pixar, thu về gần 2 tỷ USD trên toàn cầu.
Shida trong The Secret World of Arrietty (2010): Dựa trên cuốn tiểu thuyết mang tên The Borrowers của tác giả Mary Norton, xưởng hoạt hình Ghibli kể câu chuyện về một gia đình người tí hon. Họ sống bằng cách đi "mượn" đồ từ những gia đình người bình thường. Thế rồi, cô con gái Shida của họ kết thân với cậu con trai người thường Kamiki, khơi mào một tình bạn đẹp giữa hai giống loài khác biệt về kích thước.
Những người tí hon Liliput trong Gulliver's Travels (2010): Dựa trên cuốn tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nhà văn Jonathan Swift vào thế kỷ 18, bộ phim mới lấy bối cảnh thời hiện đại với diễn viên chính là cây hài Jack Black. Anh vào vai một nhà văn chuyên viết du ký có tên Lemuel Gulliver. Guilliver ấp ủ ý định tìm hiểu bí mật vùng tam giác quỷ Bermuda nhưng cuối cùng lạc tới hào đảo của những người tí hon Liliput.
Chú chuột Remy trong Ratatouille (2007): Thật khó khi nấu ăn mà không có đôi tay chắc khỏe, và càng khó khăn hơn nếu bạn là một... chú chuột, thứ sinh vật bị xa lánh và ghét bỏ nhất trong nhà bếp. Tuy nhiên, Ratatouille lại là bộ phim về chú chuột Remy sành ăn và ham mê nấu nướng. Cậu phải trải qua một chặng đường dài đầy gian khó để trở thành đầu bếp nhà hàng năm sao và truyền tải nhiều cảm hứng cho người xem.
Ong Barry B. Benson trong Bee Movie (2007): Khi lưu lạc ở thế giới loài người, chú ong Barry B. Benson bỗng phát hiện ra rằng mật ong đã bị khai thác suốt nhiều thế kỷ nay. Cậu quyết định... khởi kiện loài người vì tội trộm cắp. Nhưng rốt cuộc, Benson nhận ra rằng việc ong sản xuất mật từ hoa và chuyện con người sử dụng mật ong trong cuộc sống đều là những điều thuận theo lẽ tự nhiên.
Chuột Stuart trong Stuart Little (1999): Câu chuyện về chú chuột trắng bé nhỏ có tên Stuart và hành trình hòa nhập với gia đình loài người của cậu là một tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Sự duyên dáng, dễ thương, hài hước nhưng không kém phần nhân văn của Stuart Little khiến tác phẩm luôn nằm trong danh sách những bộ phim gia đình hấp dẫn nhất. Kỹ xảo của Stuart Little cũng tốt đến nỗi nó nhận được đề cử Oscar tại hạng mục cho Hiệu ứng kỹ xảo xuất sắc và chỉ chịu thua cuộc trước siêu phẩm The Matrix.
Những đứa con nhà Szalinski trong Honey, I Shrunk the Kids (1989): Chiếc máy phóng tia thu nhỏ của nhà phát minh lập dị Wayne Szalinski vô tình được kích hoạt, khiến các con của ông biến thành người tí hon. Chúng phải rất vất vả để thích nghi với kích thước mới và liên lạc với ông bố nhằm có thể biến trở lại bình thường.
Nhóm y bác sĩ trong Fantastic Voyage (1968): Ra đời cách đây gần nửa thế kỷ, Fantastic Voyage là bộ phim khoa học viễn tưởng đầy táo bạo mang chủ đề y học. Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của Jules Verne, tác phẩm điện ảnh bắt đầu khi một nhà khoa học bị thương nặng sau vụ ám sát. Một nhóm y bác sĩ được thu nhỏ lại để có thể đi vào trong cơ thể ông, cứu chữa não bộ. Ý tưởng đột phá và hiệu ứng kỹ xảo tân tiến tại thời điểm đó khiến nhiều khán giả phải kinh ngạc khi theo dõi Fantastic Voyage.
Theo Zing
Những lời dặn khó quên của các ông bố nổi tiếng màn ảnh Bài học về cuộc đời được những ông bố để lại cho các con, gây ấn tượng cho khán giả. "Con sẽ không thể hiểu rõ được ai nếu không xem xét mọi việc từ góc độ của người ấy, tức là sống và cư xử như người ấy" - Ông bố Atticus Finch (Gregory Peck) trong To Kill a Mockingbird. "Nếu con...