Những bộ phim đặc sắc xoay quanh nghề báo
“ Spotlight”, “ Nightcrawler”, “ Frost/Nixon” hay “Almost Famous” là những bộ phim không thể bỏ qua đối với những ai làm nghề báo, hoặc quan tâm đến nghề báo.
Spotlight (2015): Mới nhất, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nước Mỹ như muốn vinh danh nghề báo khi trao giải Phim truyện xuất sắc của Oscar 2016 cho Spotlight. Bộ phim dựa trên những sự kiện có thật, kể lại chiến công của nhóm phóng viên điều tra tờ The Boston Globe hồi đầu thế kỷ XXI, khi họ phanh phui nạn ấu dâm trong giới Nhà thờ Công giáo tại Boston, Mỹ. Ngoài ra, Spotlight còn nhận thêm giải Kịch bản gốc xuất sắc. Ảnh: Open Road Films
True Story (2015): Dẫu có sự tham gia của hai gương mặt chuyên trị dòng phim hài là Jonah Hill và James Franco, True Story lại là một tác phẩm thuộc thể loại kịch tính. Hill sắm vai Michael Finkel – phóng viên tờ New York Times đang gặp nhiều trắc trở trong công việc. Một ngày, anh bỗng nhận được cuộc gọi từ Christian Longo – gã tử tù sát hại gia đình, đồng thời từng đánh cắp danh tính của Finkel vì rất thích những bài báo của anh. Và đó là khởi điểm cho trò chơi “mèo vờn chuột” với kết cục khó lường. Ảnh: Fox Searchlight
Nightcrawler (2014): Tác phẩm giật gân mô tả mặt tối của nghề báo khi theo chân gã phóng viên tự do Lou Bloom (Jake Gyllenhaal). Bloom là kẻ chuyên đi săn tin nóng và những hình ảnh giật gân tại thành phố Los Angeles vào ban đêm. Nhưng giống như kẻ say mồi, gã dần dần vượt qua lằn ranh giữa người quan sát với người trực tiếp tham gia sự kiện. Kịch bản cuốn hút và giàu sức nặng của Nightcrawler từng giúp biên kịch Dan Gilroy nhận đề cử Kịch bản gốc xuất sắc tại Oscar 2015. Ảnh: Open Road Films
Kill the Messenger (2014): Ngôi sao Jeremy Renner sắm vai Gary Webb – phóng viên của San Jose Mercury News hồi thập niên 1990. Đây là người khám phá ra những bí mật dơ bẩn của CIA trong cuộc chiến chống ma túy, cũng như sự dính líu của cơ quan tổ chức chính phủ trong cuộc nổi loạn diễn ra tại quốc gia Nicaragua. Bất chấp nhiều lời đe dọa, Webb vẫn đi series bài “Dark Alliance” (Liên minh bóng tối) xoay quanh sự vụ và gây ra tranh cãi lớn tại nước Mỹ. Ảnh: Focus Features
Video đang HOT
Frost/Nixon (2008): Dựa trên vở kịch cùng tên của Peter Morgan, đạo diễn Ron Howard kể lại cho khán giả câu chuyện đằng sau cuộc phỏng vấn nguyên Tổng thống Mỹ Robert Nixon của chàng phóng viên David Frost đến từ nước Anh. Buổi trò chuyện của hai nhân vật trên sóng truyền hình được mô tả như cuộc đấu trí giữa hai người đàn ông với nhiều toan tính khác nhau.Frost/Nixon rất được giới phê bình ưu ái và từng nhận năm đề cử Oscar. Ảnh: Universal
Good Night, and Good Luck (2005): Khi Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy tổ chức chiến dịch chống chủ nghĩa Cộng sản tại nước Mỹ, người đứng đầu kênh CBS News là Edward R. Murrow quyết định điều tra xem đâu mới là mục đích thực sự của toàn bộ vụ việc. Good Night, and Good Luck do George Clooney làm đạo diễn, dựa trên những sự kiện có thật hồi năm 1953. Qua đó, khán giả có cơ hội hiểu hơn về buổi đầu của ngành báo hình, cũng như một giai đoạn lịch sử của xứ sở cờ hoa. Ảnh: WIP
Shattered Glass (2003): Đây lại là một bộ phim khác kể về mặt trái của nghề báo. Shattered Glass dựa trên những sự kiện có thật, kể lại câu chuyện về Stephen Glass (Hayden Christensen). Chàng phóng viên trẻ gặt hái thành công vang dội khi mới ngoài 20 tuổi, có ba năm liền viết cho tạp chí The New Republic từ 1995 đến 1998. Song, sau này, người ta phát hiện ra rằng đến 27 trong số 41 bài báo của Glass đều là hư cấu hoặc sai sự thật. Ảnh: Lionsgate
Almost Famous (2000): Đạo diễn Cameron Crowe từng có thời gian công tác tại tạp chí Rolling Stone, theo phỏng vấn các ban nhạc lừng danh The Allman Brothers Band, Led Zeppelin, The Eagles hay Lynyrd Skynyrd. Do đó, ông đã rất thành công khi kể lại những trải nghiệm cuộc sống của chàng phóng viên âm nhạc William Miller khi cậu đi theo nhóm nhạc rock hư cấu Stillwater hồi thập niên 1970. Almost Famous mang về cho Crowe giải Kịch bản gốc xuất sắc tại Oscar và thắng giải Phim truyện xuất sắc – Thể loại hài hoặc ca vũ nhạc tại Quả cầu vàng năm đó. Ảnh: DreamWorks
All the President’s Men (1976): Không khí sôi động và căng thẳng tại tòa soạn báo được đạo diễn Alan J. Pakula mô tả trong tác phẩm từng thắng 4 giải Oscar năm 1977. All the President’s Men dựa trên câu chuyện có thật, theo chân hai phóng viên Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post trong vụ điều tra sự kiện Watergate gây chấn động dư luận nước Mỹ khi đó. Bất chấp nhiều lời đe dọa, họ vẫn quyết tâm phanh phui sự việc với nguồn tin mật có biệt danh “Deep Throat”. Ảnh: Warner Bros.
Citizen Kane (1941): Bộ phim của Orson Welles đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử điện ảnh bởi kỹ thuật làm phim và lối kể chuyện đột phá so với thời đại. Citizen Kane là hành trình khám phá ý nghĩa lời trăn trối của ông trùm báo chí Charles Foster Kane tại thành phố New York. Qua đó, khán giả được thấy một phần không khí của giới truyền thông nước Mỹ hồi đầu thế kỷ XX. Ảnh: RKO
Theo Zing
Chiến thắng của 'Spotlight' và câu chuyện phát hành phim
Tại diễn đàn Đầu tư giải trí vừa diễn ra ngày 2/3, các nhà sản xuất hàng đầu nước Mỹ chia sẻ lý do vì sao "Spotlight" thành công mà không có bất kỳ hãng phát hành lớn nào hỗ trợ.
Chỉ mang về nhà hai tượng vàng danh giá nhưng Spotlight là ví dụ thực tế nhất cho lỗ hỏng phát hành phim ở Hollywood. Hay nói cách khác, mặt bằng phim ảnh nước ngoài cũng nhiễu sự và nhiêu khê với trăm ngàn mối lo đầu ra và chiến lược kinh doanh.
Jonathan King - một trong những nhà sản xuất phim hàng đầu tiết lộ giai đoạn đầu tìm nhà phát hành của Spotlight khá nan giải. "Chúng tôi đã đưa đề nghị với hãng DreamWorks để đầu tư sản xuất phim nhưng tất cả những phim của hãng này đều được phát hành bởi Disney, mà Disney lại không phải là lựa chọn phù hợp với Spotlight".
Với doanh thu 63 triệu USD, Spotlight là Phim hay nhất có doanh thu thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng không phải là phim tư nhân đầu tiên đoạt giải Oscar - Ảnh: Open Road Film
Thực tế là các phim Disney bỏ tiền phát hành đều thuộc hàng bom tấn, đơn cử như Deadpool và Jurassic world từng làm mưa làm gió các rạp chiếu. "Disney là hãng phát hành lớn với toàn phim thứ dữ, và trong kế hoạch của họ sẽ không những phim như chúng tôi đang thực hiện. Tôi hiểu điều đó, tuy nhiên Spotlight vẫn là lựa chọn không tồi cho họ".
Tại diễn đàn, King cũng đưa ra ví dụ về hai giám đốc hai hãng phim nhỏ là Sierra/Affinity và Thunder Road Pictures - hai hãng phim từng làm phim độc lập kinh phí thấp cho hãng Warner Bros. trong vài năm trước khi "ra riêng" năm 2012. Trước khi hoạt động độc lập, hai hãng phim này đã từng sản xuất một số tác phẩm đáng chú ý như The town, Clash of the Titans...
Hãng phát hành Open Road Films được thơm lây với chiến thắng của Spotlight hôm 28/2. Đây là hãng phim mới có mặt từ năm 2011 và chưa một phim nào họ phát hành vượt qua con số 100 triệu USD - Ảnh: ABC
Nếu Nick Meyer (từng nắm đầu hãng Paramount) cho việc DreamWorks "bỏ qua" Spotlight chỉ là ví dụ hên xui thì Basil Iwanyk (người từng tham gia sản xuất Sicario và John Wick) có suy nghĩ khác: "Tôi biết nhiều hãng phim như Warner Bros. đều mang muốn thực hiện những phim nhưClash of the Titans thay vì Argo hay The Town. Họ thậm chí không đoái hoài gì tới các phim khác. Phát hành phim độc lập chỉ nằm ở mục... phụ lục của họ".
Thế nhưng không phải lúc nào các hãng phim độc lập cũng gặp may. Bom tấn Gods of Egypt được làm bằng vốn của bốn nhà sản xuất độc lập (tiêu hao 140 triệu USD), tuy nhiên đến nay chỉ mới thu về khoảng 40 triệu USD tiền vé, và đang phải bán cho các hãng phát hành tư nhân khắp nơi để mong thu hồi vốn.
Việc tranh giành diễn viên cũng vất vả không kém khi các diễn viên đóng phim siêu anh hùng được các hãng phim lớn trả rất nhiều tiền khiến việc sản xuất phim (trong đó có khâu mời diễn viên) trở nên khó khăn hơn.
Theo Nick Meyer, một tác phẩm điện ảnh là một ngôi sao tỏa sáng, và yếu tố then chốt nhất theo anh để tạo được "ngôi sao" ấy chính là nội dung thuyết phục. "Anh có đủ chất liệu thì anh thành công".
Spotlight có câu chuyện giá trị và sức ảnh hưởng, vì thế nó tồn tại giữa "rừng" bom tấn và cả những phim nghệ thuật có đỡ đầu mạnh mẽ phía sau. The Revenant, The Martian, Bridge of Spies... đều được phát hành bởi các hãng phim lớn nhất Hollywood với doanh thu đều vượt qua con số 300 triệu USD, nhưng vẫn trượt giải Oscar phim hay nhất.
Theo Đức Trần/ Tuổi Trẻ
Bí mật từ danh sách chiến thắng Oscar 2016 Leonardo DiCaprio đã phá vỡ "lời nguyền Oscar" của bản thân sau 5 lần thất bại. Nhưng còn rất nhiều điều thú vị khác phía sau những tác phẩm và cá nhân được AMPAS tôn vinh năm nay. Spotlight nhận giải Phim truyện xuất sắc, nhưng chỉ có thêm một chiến thắng khác trong buổi sáng 29/2 là Kịch bản gốc xuất sắc....