Những bộ phim đặc sắc chuẩn bị tròn 10 năm tuổi
Bước sang năm 2019, những bộ phim đặc sắc sau đây chuẩn bị tròn 10 năm tuổi.
Watchmen là một trong những tác phẩm đầu tiên định hình phong cách dòng phim siêu anh hùng DC: đen tối và nhiều ẩn ý chồng chất. Phim lấy bối cảnh giả định năm 1985 khi Richard Nixon vẫn đang là tổng thống và sự kiện Chiến tranh lạnh đang ngày một căng thẳng.
Bên cạnh đó, vụ ám sát siêu anh hùng Comedian đã khiến một nhân vật có tên Rorschach khám phá ra những âm mưu chính trị khủng khiếp, gây chấn động toàn thế giới.
Một buổi sáng kỳ lạ khi ba anh chàng độc thân Phil, Stu và Alan phát hiện ra bạn mình bị mất tích khi đám cưới của anh ta đang gần kề. Cả 3 quyết định lên đường tìm kiếm chú rể với đủ mọi rắc rối khủng khiếp xảy ra.
Kinh phí vỏn vẹn 35 triệu nhưng The hangover trở thành một cú hit lớn năm đó với gần 500 triệu USD thu về toàn thế giới. Nhiều nhà phê bình đã từng gọi The hangover là một trong những cuộc phiêu lưu thú vị nhất thập kỷ.
Có chủ đề quen thuộc nói về thế giới bị đại dịch thây ma hoành hành nhưng Zombieland lại được khai thác dưới góc nhìn châm biếm và hài hước.
Phim đưa chúng ta theo chân anh chàng Columbus rong ruổi khắp nước Mỹ với những mẹo vặt chống lại thây ma. Cùng với Columbus còn có những người bạn thú vị như Tallahassee nóng nảy hay chị em Wichita nhiều mưu mô. Đạo diễn Ruben Fleischer đang cùng ekip thực hiện tiếp phần 2 dự kiến ra mắt trong năm nay.
Harry Potter and the Half-Blood Prince
Ngoại trừ phần cuối ra thì Harry Potter and the Half-Blood Prince chắc chắn sẽ vẫn còn mang lại nhiều cảm xúc với cái chết của người thầy mà cậu bé phù thủy yêu mến nhất, giáo sư Albus Dumbledore vĩ đại.
Video đang HOT
Tập phim này cũng mang nhiều màu sắc đen tối hơn khi Hary cùng những người bạn thân như Hermione hay Ron dần khám phá ra bí ẩn xoay quanh một nhóm phù thủy tà ác có tên gọi Tử Thần Thực Tử. Phim mang về gần 1 tỷ USD toàn cầu.
Khi cả thế giới chỉ biết đến Star wars với thiên anh hùng ca về không gian thì đạo diễn J. J. Abrams đã quyết định tái dựng lại thương hiệu Star trek với một quy mô không thể hoành tráng hơn.
Thuyền trưởng James T. Kirk lừng danh tái xuất dưới sự nhập vai của tài tử Chris Pine cùng hàng loạt ngôi sao như Zachary Quinto hay Simon Pegg, đã mang đến cho người xem của Star trek một trải nghiệm thể loại viễn tưởng cực kỳ đột phá.
Inglourious basterds là bộ phim chiến tranh được viết kịch bản và đạo diễn bởi Quentin Tarantino, cùng với sự góp mặt của Brad Pitt, Mélanie Laurent, Christoph Waltz, Michael Fassbender …
Phim là một câu chuyện giả tưởng nói về hai kế hoạch ám sát ban lãnh đạo của Đức Quốc xã cực kỳ gay cấn, đẫm máu nhưng vô cùng hài hước sâu cay.
Được chỉ đạo bởi Neil Blomkamp, đạo diễn trẻ chuyên trị thể loại trái đất hậu tận thế. Bối cảnh của District 9 thể hiện một tương lai giả định khi người ngoài hành tinh chọn trái đất làm nơi lánh nạn tại nơi được gọi là Quận 9, làm dấy lên căng thẳng giữa con người và những sinh vật không rõ nguồn gốc.
District 9 xuất sắc trên nhiều phương diện nên vì thế, Neil Blomkamp dù làm ra thêm một số phim đề tài tương tự cũng khó thể vượt qua cái bóng của nó.
Up
Up là bộ phim hoạt hình hội tụ đủ mọi yếu tố của xuất sắc của Disney và Pixar: nội dung độc đáo, nét vẽ đẹp cùng thông điệp nhân văn.
Phim kể về ông già Carl quyết hoàn thành chuyến đi ấp ú cả đời tới Thác thiên đường bằng ngôi nhà kết hàng nghìn quả bóng bay. Ngay khi vừa “cất cánh”, ông phát hiện ra người đồng hành bất đắc dĩ là cậu bé hướng đạo sinh Russell lắm mồm.
Thật thiếu xót nếu danh sách này thiếu đi Avatar, bộ phim tiên phong cho công nghệ làm phim 3D của đạo diễn tài ba James Cameron.
Nhân vật chính là sĩ quan Jake Sully, người được chọn cho một chương trình tạo ra giống người có thể hít thở không khí tại hành tinh Pandora, vùng đất có nguồn tài nguyên phong phú. Trải qua thời gian sinh sống nơi đây, Jake dần hình thành tình cảm với một cô gái tên là Neytiri và cùng dân tộc Pandora chống lại âm mưu xâm lược của loài người. Avatar hiện vẫn đang là phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại với gần 3 tỷ USD.
Theo thegioidienanh.vn
12 Năm Nô Lệ - Bộ phim chân thực về bản chất của con người
12 Năm Nô Lệ (12 Years a Slave) được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên, dựa trên câu chuyện có thật của chính Solomon Northup. Tuy vậy, người viết đã phải bỏ cuộc với tiểu thuyết gốc ngay từ chương đầu vì cách kể chuyện của nó quá nhàm chán. Vậy nên, bài viết này là cảm nhận của người viết về bộ phim như một tác phẩm độc lập.
Có lẽ vì là tự truyện nên phim không đi theo công thức thông thường: mở đầu, diễn biến, cao trào, kết thúc. Bộ phim không kể về một câu chuyện duy nhất, mà là nhiều mẩu chuyện nhỏ trong suốt mười hai năm dằng dẵng sống kiếp nô lệ của nhân vật chính Solomon. Tuy vậy, cách kể chuyện này không hề nhàm chán, vì mỗi câu chuyện lại là một mảnh ghép để làm nên bức tranh hoàn chỉnh về xã hội chiếm hữu nô lệ. Xuyên suốt bộ phim là một bầu không khí nặng nề, ngạt thở, phẫn uất đến tuyệt vọng. Điều khiến 12 Năm Nô Lệ nổi bật giữa hàng loạt tác phẩm cùng chủ đề chính là cách nó thể hiện đầy đủ mọi loại người, mọi quan điểm và mọi mảnh đời trong cái xã hội thiếu tình người ấy.
Câu chuyện về mọi mảnh đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (Nguồn: Hollywood Reporter)
Người chủ đầu tiên của Solomon - ông William Ford, là một nhân vật đáng chú ý. Nhìn qua thì ông ta có thể được coi là một con người tử tế - ông thương cho nỗi đau bị chia cắt con của cô nô lệ da đen, đối xử tử tế với những người nô lệ cũng như quan tâm đến an nguy của họ. Nhưng lòng tốt của ông không phải là thứ lòng tốt giữa những con người bình đẳng với nhau. Ông thương hại cho tình cảnh chia cách của hai mẹ con, nhưng vẫn quyết định chỉ mua người mẹ. Ông biết Solomon là một người tự do bị bắt cóc, nhưng vẫn phớt lờ việc đó và mua anh về làm nô lệ. Ford chỉ quan tâm những người nô lệ của mình khi nó thuận tiện cho ông, chứ không sẵn sàng chịu bất cứ rủi ro về lợi nhuận nào vì lợi ích của họ.
Sâu trong thâm tâm ông, họ vẫn chỉ là những con thú hiếm, những công cụ làm việc cho ông. Tình thương của ông đối với họ giống như cách người ta thương con vật mình nuôi, thứ tình cảm xuất phát từ cảm giác thượng đẳng khi mình ở vị trí cao hơn và có quyền ban phát tình cảm cho đối phương. Nhưng lối suy nghĩ ấy của ông Ford không hẳn là do lỗi của bản thân. Ông chỉ là một con người bình thường bị tiêm nhiễm bởi tư tưởng nô lệ da đen chỉ là công cụ. Ông là bằng chứng sống cho việc sự sai trái của một hệ tư tưởng có thể bóp méo lòng tốt của con người như thế nào.
Ông chủ Ford với lòng tốt méo mó (Nguồn: Villain Wiki)
Người chủ thứ hai của Solomon, Edwin Epps lại là đại diện cho những kẻ sẽ trở nên tàn ác khi họ có quyền làm thế. Ông ta coi nô lệ da đen là của cải theo đúng nghĩa đen. Ông ta thích thú với việc hành họ cả về thể xác lẫn tinh thần, thao túng và chơi đùa với cảm xúc của họ, bời vì đó là cách ông ta tận hưởng của cải của mình. Qua cách ông ta sỉ nhục vợ, ta có thể thấy bản chất tàn nhẫn nơi con người này, và cái cảm giác quyền lực đối với những người nô lệ khiến sự độc ác ấy được thả rông như một con thú hoang. Có một tình tiết ấn tượng về nhân vật này: ông ta đặc biệt yêu thích cô nô lệ Patsey xinh đẹp. Nhưng dần dần ta nhận ra, đó chỉ là cảm xúc của một đứa trẻ yêu thích món đồ chơi đặc biệt của nó. Vậy nên, điều đó không ngăn ông ta hành món đồ chơi ấy khi không còn ưng ý. Sự vô luân của một chế độ có thể đẩy bản chất độc ác của con người đến tận cùng như thế.
Lão chủ nô Edwin Epps tàn nhẫn một cách ranh ma ( Nguồn: The Daily Beast)
Bên cạnh hai người chủ của Solomon, những con người mà anh gặp phải trong mười hai năm dằng dẵng ấy cũng là những mảnh ghép khác của xã hội tăm tối ấy. Tên đốc công cũ của Solomon thì thích tìm cớ quát tháo hành anh để chứng tỏ quyền lực, cũng là để khỏa lấp cái mặc cảm thua kém khi mình còn không được ông chủ yêu thích bằng một tên nô lê da đen. Hắn là đại diện cho loại người luồn cúi kẻ trên và chèn ép kẻ dưới, và cái trật tự xã hội thời ấy chỉ càng ươm mầm cho sự hèn mạt đáng khinh kia. Người vợ da đen của chủ đồn điền bên cạnh - vốn là một nữ nô lệ được ông chủ yêu thích cưới về, thì chỉ cần biết rằng bản thân đã thoát kiếp nô lệ, không mảy may quan tâm đến những người đồng tộc cùng cảnh ngộ. Còn một người da trắng từng làm đốc công nhưng bị đẩy xuống làm nô lệ, thì lại lợi dụng sự mềm yếu và khao khát đồng cảm của Solomon để biến anh thành vật hi sinh cho ông ta giành lại vị trí của mình. Con người trong xã hội ấy gần như đã đánh mất nhân tính của mình, thứ còn sót lại chỉ là sự ích kỉ, thủ đoạn, tàn nhẫn và thờ ơ.
Giữa xã hội vô cảm ấy, những người nô lệ đã mất đi quyền làm người lại là những kẻ còn nhiều tính người nhất. Đó là người mẹ chỉ muốn được ở bên con mình, là cô gái chỉ muốn được tắm rửa sạch sẽ như một người bình thường. Dù bị xem như một món đồ, thì họ vẫn không từ bỏ những cảm xúc và mong muốn cơ bản nhất khiến họ còn là con người. Với Solomon, những cảm xúc ấy lại càng mãnh liệt hơn bội phần. Vốn là một người tự do, anh hiểu ý nghĩa của hai chữ đó hơn ai hết. Chính vì vậy mà anh dám phản kháng lại chủ mình, thẳng thừng chỉ ra rằng họ vô nhân tính đến chừng nào, và năm lần bảy lượt liều mạng tìm cách thoát khỏi cảnh nô lệ. Anh đã từ bỏ rất nhiều thứ để sinh tồn, nhưng chưa bao giờ từ bỏ con người thật.
Tình người giữa những kẻ đã mất đi quyền làm người (Nguồn: Variety)
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên. Xuất sắc nhất chính là Michael Fassbender trong vai lão chủ nô Edwin Epps. Từng biểu cảm của anh đều toát lên vẻ điên cuồng, và sự tàn nhẫn ranh ma hiện lên sinh động trong ánh mắt biết nói của anh. Cũng phải kể đến vai diễn Solomon đầy ấn tượng của Chiwetel Ejiofor. Anh thể hiện chân thực mọi sắc thái tình cảm mãnh liệt nhất của nhân vật, từ tuyệt vọng, sợ hãi, tức giận cho đến yêu thương và hi vọng. Các diễn viên khác cũng thể hiện xuất sắc nhân vật của mình, từ vai diễn cô nô lệ Patsey yếu đuối nhưng đầy tình cảm của Lupita Nyong'o, cho đến bà Edwin lạnh lùng và giỏi thao túng người khác qua diễn xuất của Sarah Paulson, hay là ông chủ Ford nhu nhược vô tâm do Benedict Cumberbatch thủ vai.
Diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên (Nguồn: Vanity Fair)
Ngoài ra, nghệ thuật quay phim tuyệt vời cũng là một yếu tố phải nhắc đến. Người viết thật sự hâm mộ sự tinh tế của Steve McQueen trong từng cảnh quay. Những cú quay cận mặt biểu cảm của Solomon khi một mình trong đêm tối, cảnh quay dài xuyên suốt quãng thời gian Solomon bị treo trên cây, cận cảnh bức thư cháy tàn trong ngọn lửa cùng với hi vọng của Solomon, cảnh Patsey bị ép quan hệ với ông chủ của mình trong không khí cô đặc im ắng đến gai người. Bản thân những cảnh phim lặng lẽ và cô đọng ấy đã có một sức biểu cảm lớn lao mà không cần một lời thoại hay hiệu ứng thêm thắt nào.
Giữa thời đại mà nền điện ảnh nhan nhản những bộ phim chống phân biệt chủng tộc khuôn sáo và hời hợt, 12 Năm Nô Lệ thật sự là một tuyệt tác, không chỉ về chế độ nô lệ hay phân biệt chủng tộc, mà còn là về bản chất của con người cùng ý nghĩa đích thực của việc làm người.
Theo moveek.com
Simon Kinberg chia sẻ X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối sẽ bám sát nguyên tác như thế nào Với việc dời lịch chiếu nhiều lần cùng những lùm xùm xung quanh khác, không ít khán giả quan ngại về bộ phim X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối (Dark Phoenix) sắp tới. Đây là lần đầu tiên nhà sản xuất kiêm biên kịch Simon Kinberg đứng sau máy quay để chỉ đạo, cầm trịch một bộ phim X-Men hoành tráng thế này. Cốt...