Những bộ phim chạm đến tâm can khán giả về tình cha con
Vào Ngày của Cha (19.5), khán giả có thể theo dõi những bộ phim cảm động về tình phụ tử để thấu cảm hết sức nặng của tình phụ tử từ nhiều góc nhìn.
Ngày của Cha (Fath’s Day) là ngày lễ dành riêng cho các ông bố, được tổ chức vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm. Năm nay, Ngày của Cha rơi vào 19.6. Dưới đây là những bộ phim bạn có thể xem cùng gia đình để thấu cảm hơn sức nặng của tình phụ tử nhìn từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
“Điều kỳ diệu ở trong giam số 7″ là bộ phim lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. Tác phẩm kể về Yong Goo – một người cha thiểu năng lương thiện và rất yêu thương con mình. Trong một lần cố gắng để cứu mạng một cô bé gặp tai nạn, Yong Goo bị hiểu lầm đã giết và cố gắng để thực hiện hành vi đồi bại với đứa trẻ.
Khi Yong Goo bị bắt giam, cảnh sát lợi dụng việc anh là một người thiểu năng và đánh vào tâm lý yêu thương con gái để ép anh nhận tội. Sau những tháng ngày lén gặp con gái ở phòng giam số 7, Yong Goo bị kết án tử hình.
Câu chuyện ở phòng giam số 7 được xây dựng xúc động, lấy đi nước mắt hàng triệu khán giả và trở thành một trong những phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hàn.
“Điều kì diệu ở phòng giam số 7″ lọt top 5 phim doanh thu cao nhất mọi thời đại của màn ảnh xứ Hàn. Ảnh: KB
Trailer phim
“Siêu khuyển thần thông” là một sản phẩm điện ảnh đặc sắc và thành công trong sự nghiệp làm phim của “vua hài” Châu Tinh Trì. Bộ phim xoay quanh cuộc sống kỳ lạ nhưng cũng rất ngọt ngào của hai cha con nhà nghèo.
Một ngày đẹp trời, hai cha con tình cờ bắt gặp một quả trứng và đem về nhà. Quả trứng nở ra một quái vật ngoài hành tinh đáng yêu và mang đến cuộc sống của hai cha con nhiều điều kỳ diệu, thú vị. Chú khuyển ngoài hành tinh với những kỹ năng siêu phàm đã khiến Tiểu Địch có cơ hội lấy uy trước bạn bè.
Bộ phim “Siêu khuyển thần công” kể về 2 cha con nghèo khổ và bước ngoặt trong cuộc sống của họ. Ảnh: CMH
“Niềm hi vọng” là bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật, kể về nỗi đau của một gia đình có con gái bị một kẻ say rượu cưỡng hiếp đến gần chết. Sau sang chấn, cô bé sợ hãi run rẩy và trốn chạy bố, vì cô sợ hãi tất cả những ai là đàn ông.
Để lại gần con, ông bố giấu mình trong con thú bông khổng lồ, bởi đó là cách duy nhất mà ông có thể ôm con vào lòng.
Bộ phim được xây dựng với những tình tiết cảm động, chạm đến tâm can người xem.
Bộ phim tâm lý “Niềm hy vọng” từng gây chấn động vì nội dung bi thương, ám ảnh. Ảnh: KB
Like fath like son
“Like fath like son” là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Hirokazu Kore-eda. Câu chuyện phim mở đầu bằng một bi kịch khi hai đứa trẻ lúc mới sinh đã bị hoán đổi gia đình cho nhau. Lúc này người cha Ryota Nonomiya – một doanh nhân thành đạt phải đối diện với quyết định khó khăn nhất đời, ai mới thực sự là con mình: Đứa trẻ mình đã nuôi lớn bao nhiêu năm hay đứa trẻ cùng dòng máu?
Câu hỏi đạo đức của bộ phim đi theo khán giả từ đầu đến cuối để mỗi người tự lựa chọn câu trả lời cho mình. Qua đó, ta thấy được tình cha con gắn bó không phải là thứ dễ dàng thay thế dù nó không phải là máu mủ.
Bộ phim đến từ Nhật Bản từng đạt nhiều giải thưởng danh giá. Ảnh: ST
Đạo diễn phim "Broker": Song Kang-ho là "điểm khởi đầu" của phim
Đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore-eda chia sẻ rằng nam diễn viên Song Kang-ho là "điểm khởi đầu" cho bộ phim hoàn toàn bằng tiếng Hàn đầu tiên của ông.
Diễn viên Song Kang-ho trong một cảnh phim "Broker". (Ảnh: CJ ENM)
"Tôi quyết định điểm bắt đầu của phim nên là Song Kang-ho nhẹ nhàng ôm và nói chuyện với đứa bé, nhưng nhẫn tâm bán nó vì tiền. Hình ảnh Song khắc họa ranh giới mờ ảo giữa thiện và ác đập vào mắt tôi khi tôi đang chuẩn bị cho bộ phim" - đạo diễn Kore-eda nói trong một cuộc họp báo cho bộ phim ở Seoul vào hôm qua (31/5), sau khi ông và ê-kíp phim trở về từ LHP Quốc tế Cannes lần thứ 75 - nơi mà Song Kang-ho đã giành chiến thắng với giải Nam diễn viên chính xuất sắc cho sự thể hiện của mình trong "Broker".
Kore-eda, người viết và đạo diễn bộ phim, giải thích điều đã thúc đẩy ông kể một câu chuyện về hệ thống nhận nuôi trẻ sơ sinh của Hàn Quốc thay vì chiếu sáng các vấn đề xã hội ở Nhật Bản.
"Vào khoảng năm 2013, khi tôi đang quay phim "Like Father, Like Son", tôi đã biết về hệ thống nhận con nuôi của Nhật Bản và cái gọi là "trại trẻ em" (những nơi mà mọi người có thể bỏ rơi con của họ một cách ẩn danh) ở Kumamoto. Khi tôi thực hiện nghiên cứu của mình, tôi phát hiện ra rằng số lượng trẻ sơ sinh đến với hộp trẻ em ở Hàn Quốc gấp khoảng 10 lần ở Nhật Bản. Tôi cũng mong muốn được hợp tác với các diễn viên Hàn Quốc" - đạo diễn Kore-eda nói.
Kore-eda nhấn mạnh rằng bộ phim của ông là sự khám phá những giá trị phổ quát và không phân biệt nền văn hóa.
Đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore-eda (đứng giữa) và dàn diễn viên "Broker" trong buổi họp báo ra mắt phim tại Seoul hôm thứ Ba. (Ảnh: Yonhap)
"Tôi tin rằng mỗi con người đều có những giá trị nội tại của mình. Trong một xã hội mà mọi người bị ám ảnh bởi tính hiệu quả, tôi nghĩ bộ phim này đặt ra một số câu hỏi quan trọng mà tất cả chúng ta có thể đồng ý. Nó chỉ ra sự thiếu hụt của mạng lưới an toàn xã hội, không chỉ đổ lỗi cho các cá nhân, đặc biệt là các bà mẹ" - ông nói thêm.
"Broker" sẽ ra rạp địa phương vào ngày 08/6. Tại Việt Nam, bộ phim sẽ có mặt ở các rạp chiếu vào 24/6.
Ông xã Tăng Thanh Hà bất ngờ có những tiết lộ về các con sau thời gian giấu 'kín như bưng' Ông xã Tăng Thanh Hà hiếm hoi tiết lộ về các con ruột của mình sau quãng thời gian giấu kín, xúc động nói 1 câu. Hôm nay (19/6) là Ngày của Cha (Father's Day), cũng giống như các ông bố khác, Louis Nguyễn - ông xã Hà Tăng cũng nhận được món quà vô cùng ý nghĩa từ 2 con của mình....