Những bộ phận nào trên xe ô tô bị cấm cải tạo, thêm bớt?
Trong suốt quá trình sử dụng, mỗi xe cơ giới chỉ được cải tạo, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính là động cơ hoặc khung.
Một trường hợp xe cũ bình dân được cải tạo với hình dáng mô phỏng xe sang – Ảnh tiêu liệu
Phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm VN cho biết, hiện rất phổ biến các trường hợp xe ô tô đã được cấp biển số, sau một thời gian lưu hành được chủ phương tiện cải tạo lại nhằm thay đổi kết cấu, tính năng của xe so với thiết kế của nhà sản xuất.
Tuy vậy, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết, việc cải tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của xe ô tô để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do đó, theo quy định hiện hành, nhiều chi tiết, hạng mục kỹ thuật trên xe ô tô bị cấm cải tạo, thay đổi thêm, bớt so với thiết kế của nhà sản xuất.
Một số hạng mục không được phép cải tạo như: hệ thống treo, hệ thống phanh (trừ xe sát hạch lắp thêm phanh phụ; cải tạo để cung cấp năng lượng phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc), hệ thống lái; lắp giường nằm loại hai tầng lên xe chở người; tăng kích thước khoang chở hành lý; thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe; thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới (trừ cải tạo thành xe chuyên dùng, đầu kéo); tăng chiều dài toàn bộ của xe; tạo tăng kích thước lòng thùng xe của xe tải, thể tích xi téc.
Trong suốt quá trình sử dụng, mỗi xe cơ giới chỉ được cải tạo, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính là động cơ hoặc khung; Không được cải tạo quá 3 hệ thống, tổng thành sau: buồng lái, thân hoặc thùng xe, khoang chở khách; truyền lực; chuyển động; treo; phanh; lái; nhiên liệu. Không sử dụng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng trong cải tạo xe cơ giới.
Video đang HOT
Về loại xe, cũng theo Phòng Kiểm định xe cơ giới, cấm thay đổi mục đích sử dụng (công năng) đối với xe đã sử dụng trên 15 năm (tính từ năm sản xuất); cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 5 năm (tính từ năm cấp biển số lần đầu), xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 3 năm.
Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ xe chở người từ 16 chỗ trở xuống được cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc xe tải VAN.
Đề cập việc thời gian qua một số trường hợp mua xe ô tô con có cũ về cải tạo, lắp đặt thêm kết cấu và sơn sửa “lên đời” mô phỏng hình dáng mẫu xe sang, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới khẳng định, các trường hợp xe ô tô cải tạo mà không có thiết kế cải tạo được duyệt (trừ một số trường hợp cải tạo đơn giản được miễn thiết kế) đều không được cấp chứng nhận cải tạo, đăng kiểm phương tiện để tham gia giao thông.
Theo Giaothong
Khi kiểm tra phanh ô tô nhất định không được quên bộ phận này
Phanh ô tô là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn. Một khi bộ phận này hỏng sẽ rất nguy hiểm nếu không kiểm tra kỹ thường xuyên.
Xe ô tô có thể giảm tốc độ nhờ sự hoạt động của phanh xe. Phanh xe đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa những vụ va chạm, tai nạn không đáng có khi ô tô tham gia giao thông. Để hệ thống phanh ô tô đạt hiệu quả cao, người sử dụng cần tiến hành kiểm tra phanh ô tô định kì để bảo dưỡng và kịp thời sửa chữa hư hỏng.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra phanh ô tô cũng nên được tiến hành khi chủ xe nhận thấy tình trạng bất thường của phanh. Hệ thống phanh có khá nhiều chi tiết khác nhau, tuy nhiên khi kiểm tra phanh ô tô không được quên kiểm tra những bộ phận dưới đây vì nếu quên sẽ rất nguy hiểm.
Kiểm tra tổng quan hệ thống phanh ô tô
Trong quá trình lái xe, các tình huống có thể xảy ra với phanh như đạp phanh thường chạm sàn, khi phanh thì có hiện tượng xe hoặc tay lái bị rung lắc, tiếng kêu rít hoặc âm thanh kim loại va vào nhau do lớp bố thắng bị mòn... Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bộ phận phanh đang gặp vấn đề hư hỏng cần kịp thời sửa chữa và nhanh chóng thay mới.
Phanh ô tô rất quan trọng của ô tô vì thế khi kiểm tra không nên bỏ qua bất kỳ bộ phận nào
Nơi dự trữ dầu phanh
Hệ thống phanh nào cũng cần tới dầu phanh, chức năng của dầu phanh chính là dẫn động lực từ bàn đạp tới các bánh của xe ô tô. Cũng như các loại dầu khác, dầu phanh có thể cạn kiệt sau một thời gian sử dụng. Vì vậy mà chủ xe cần kiểm tra mức dầu phanh thường xuyên.
Kiểm tra má phanh va đia phanh
Ngoài dầu phanh, hai bộ phận ma phanh va đia phanh cũng vô cùng quan trọng và cần phải được xem xét kĩ khi kiểm tra phanh ô tô. Hai bộ phận này tạo ra lực phanh trực tiếp. Nguyên liệu để sản xuất má phanh là Amiang nên có độ ma sát rất cao, vì vậy cũng nhanh mòn sau một thời gian sử dụng. Đĩa phanh thông thường sẽ có nguồn gốc từ thép và có hình tròn. Đôi khi đĩa phanh của xe ô tô có nguyên liệu là gốm carbon, tuy nhiên chỉ áp dụng cho những xe sang trọng, đắt tiền.
Kiểm tra đĩa phanh
Đĩa phanh cũng nhanh chóng bị hao mòn, thậm chí bị cong vênh vì địa hình đường sá khắc nghiệt và phải chịu sự tác động mạnh mẽ từ má phanh. Ngoài ra, bụi bẩn và sự thiếu chăm sóc từ chủ xe cũng khiến đĩa phanh nhanh mòn hơn. Việc sử dụng xe khi má phanh quá mòn sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người ngồi trên xe, nhất là khi độ dày của má phanh chỉ còn từ 2 đến 3mm.
Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ phụ tùng
Phụ tùng nhái ô tô hiện đang tràn lan trên thị trường, nếu không phải chuyên ngành khó mà phân biệt được đâu là hàng thật đâu là hàng giả. Lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia chính là nên chọn những gara uy tín để chọn thay phụ tùng, còn không thì tuy mắc một tý nhưng vào hãng.
Theo Nghean24h.vn
Nhìn lại hành trình 6.000 km chạy thử xuyên Việt của xe VinFast VinFast Lux không chỉ thu hút sự chú ý nhờ ngoại hình ấn tượng, mà còn thể hiện khả năng vận hành bền bỉ trên mọi địa hình... Hai mẫu xe VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 vẫn đang tiếp tục được kiểm thử các chức năng ở cả trong nước lẫn quốc tế. Vượt qua 6.000 km chạy thử xuyên Việt trong...