Những bộ phận nào hay hỏng nhất trên xe máy?
Lốp xe, má phanh, hệ thống điện, còi, bugi,… là những chi tiết trên xe máy dễ hao mòn và hư hỏng nhất, cần chú ý bảo dưỡng hoặc thay thế.
Lốp xe
Cần phải kiểm tra lốp xe thường xuyên để đảm bảo an toàn khi di chuyển
Do thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, mưa, nắng nên lốp xe máy là bộ phận dễ bị hao mòn và hư hỏng nhất. Nếu bị mòn, nứt, …sẽ làm mất ma sát và dễ bị thủng, nổ lốp gây mất an toàn hoặc khiến xe không thể di chuyển được.
Má phanh
Má phanh hao mòn gây mất ATGT khi lái xe
Do tính ma sát nên theo thời gian, má phanh sẽ bị ăn mòn dần và kém hiệu quả. Để khắc phục bạn có thể siết phanh lại chặt hơn hoặc thay mới nếu má phanh đã quá mòn. Theo nhà sản xuất khuyến cáo thì bạn nên thay mới má phanh sau 25.000 – 30.000 km.
Nhông xích là bộ phận nhanh bị hao mòn và xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Dấu hiệu cho thấy xích xe đã bị rão chính là tiếng động lách cách khi di chuyển do xích trùng va chạm vào hộp xích.
Khi xích của xe máy sẽ bị trùng, bạn nên mang xe ra tiệm nhờ căng xích lại. Nếu đã căng vài lần thì bạn sẽ không thể căng thêm nữa và giải pháp tạm thời lúc này đó chính là cắt bỏ bớt mắt xích đi.
Video đang HOT
Khi các răng của nhông sên dĩa của xe máy đã mòn vẹt, nhọn hoắt, nếu tiếp tục chạy tốc độ cao hoặc trên đường gập ghềnh có thể dẫn đến tình trạng trượt xích hoặc nhảy xích rất nguy hiểm. Trong trường hợp này bạn nên thay một bộ nhông xích mới.
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì nhông xích nên thay khi quãng đường đi được khoảng 15.000 – 20.000km.
Bugi
Bugi cũng là một trong những bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên xe máy mà bạn cần lưu ý. Sau một thời gian sử dụng, bugi sẽ xảy ra hiện tượng không đánh điện châm lửa cho buồng đốt.
Có nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng này như: xe bị ngập nước, lâu ngày không được vệ sinh, hoặc cũng có thể do chế hòa khí của xe phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi hay động cơ hoạt động nóng quá mức cho phép.
Hệ thống điện
Hệ thống điện của xe máy bao gồm: Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện của xe máy sẽ xuống cấp và phát sinh hư hỏng, đặc biệt là đối với những chủ xe sử dụng nhiều và không bảo dưỡng bảo trì thường xuyên.
Khi sử dụng nếu đề nổ và giữ đề lâu có thể khiến ắc-quy bị phóng hết điện và lúc này để khởi động được xe máy chỉ còn cách đạp cho xe nổ. Đối với những chiếc xe số không có vấn đề gì nhưng đối với dòng mô tô phân khối lớn thì việc khởi động xe quả thật sẽ vô cùng vất vả.
Còi, xi nhan
Khi trời mưa, còi và xi nhan là những bộ phận có thể bị thấm nước và hư hỏng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng báo hiệu của bạn tới các phương tiện xung quanh đặc biệt khi sang đường hay các điểm giao cắt. Bởi vậy đề đảm bảo an toàn bạn cần thay thế ngay khi thấy còi, xi nhan có dấu hiệu hư hỏng.
Dầu, nhớt động cơ
Thay dầu nhớt để động cơ xe hoạt động trơn tru tránh gây hại cho máy
Dầu nhớt được ví như máu của động cơ, nó làm nhiệm vụ quan trọng là bôi trơn tất cả các chi tiết bên trong giúp động cơ hoạt động mượt mà. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xe máy nhiều người dùng lại chưa ý thức được việc thay dầu đúng lịch hoặc thậm chí quên luôn cả việc này. Bởi vậy nếu chạy trong thời gian dài mà không thay dầu nhớt động cơ sẽ bị bào mòn nhanh chóng và yếu đi.
Các nhà sản xuất khuyến cáo, bạn nên thay dầu nhớt khi di chuyển khoảng 1.500km. Chú ý chọn dầu nhớt chính hãng tránh thay hàng kém chất lượng khiến xe nhanh hư hỏng.
9 bộ phận dễ bị hư hỏng gây mất an toàn nhất của xe máy
Lốp xe, má phanh, hệ thống điện,...là một trong những bộ phận của xe máy rất dễ hư hỏng ảnh hưởng lớn tới mức độ an toàn của người sử dụng.
Hệ thống điện
Hệ thống điện của xe máy bao gồm: Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện của xe máy sẽ xuống cấp và phát sinh hư hỏng, đặc biệt là đối với những chủ xe sử dụng nhiều và không bảo dưỡng bảo trì thường xuyên. Khi sử dụng nếu đề nổ và giữ đề lâu có thể khiến ắc-quy bị phóng hết điện và lúc này để khởi động được xe máy chỉ còn cách đạp cho xe nổ. Đối với những chiếc xe số không có vấn đề gì nhưng đối với dòng mô tô phân khối lớn thì việc khởi động xe quả thật sẽ vô cùng vất vả.
Có rất nhiều bộ phận của xe máy rất nhanh hỏng
Má phanh
Theo thời gian, má phanh của xe máy cũng sẽ bị ăn mòn dần. Để đảm bảo phanh tốt thì người dùng cần đi siết phanh chặt hơn ở các tiệm sửa xe ngay khi phanh bị lờn hoặc kém nhạy.
Lốp xe
Với đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, lốp xe máy cũ là bộ phận bị hao mòn nhiều và nhanh nhất. Nếu không kiểm tra thường xuyên khiến lốp bị mòn, nứt, thủng,... sẽ làm mất cân bằng xe và người lái không thể tiếp tục hành trình.
Bugi
Bugi cũng là một trong những bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên xe máy mà bạn cần lưu ý. Sau một thời gian sử dụng, bugi sẽ xảy ra hiện tượng không đánh điện châm lửa cho buồng đốt. Có nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng này như: xe bị ngập nước, lâu ngày không được vệ sinh, hoặc cũng có thể do chế hòa khí của xe phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi hay động cơ hoạt động nóng quá mức cho phép.
Xích, hộp số xe máy
Dấu hiệu cho thấy xích xe máy đã bị rão chính là tiếng động va chạm vào hộp xích. Mặc dù chưa hỏng ngay và xe vẫn chạy bình thường được nhưng xích rão sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị tuột giữa đường khi đi với tốc độ cao dẫn tới dễ gây tai nạn cho người lái.
Chi tiết cơ khí động cơ
Dầu nhớt là thành phần không thể thiếu, giúp chiếc xe máy duy trì khả năng vận hành hiệu quả qua thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xe máy nhiều người dùng lại chưa ý thức được việc thay dầu đúng lịch hoặc thậm chí quên luôn cả việc này mà chỉ thay nhớt.
Các nhà sản xuất khuyến cáo, để chiếc xe máy của bạn hoạt động tốt và không tốn tiền sửa chữa xe máy thì cứ di chuyển khoảng 1.500km bạn nên thay cả dầu và nhớt một lần.
Còi
Thêm một bộ phận của xe máy cần thay thế ngay khi có dấu hiệu hư hỏng đó chính là còi xe. Bộ phận này giúp "nhắc nhở" những người tham gia giao thông lơ đễnh khi đi trên đường. Không nên chủ quan bỏ qua mà cần thay thế ngay khi thấy còi có dấu hiệu không ổn để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.
Chi tiết cơ khí ăn mòn
Ma sát giữa các bộ phận cơ khí dễ dẫn đến mòn bề mặt, do đó cần bảo dưỡng định kỳ, tra dầu nhớt đầy đủ để giảm ma sát đồng thời giải nhiệt động cơ, tránh cong vênh các chi tiết. Nếu không đủ dầu hoặc dầu đã cũ nếu cố chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bó máy.
ECU ( Bộ điều khiển trung tâm )
Bộ điều khiển trung tâm ECU trên những xe hiện đại với những xử lý điện tửtinh vi và chính xác hơn rất nhiều so với chế hòa khí. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ECU hoàn toàn lý tưởng, ngược lại cơ chế phức tạp của nó có thể khiến xe tê liệt chỉ vì một lỗi nhỏ trong hệ thống máy tính.
Bảo dưỡng xe máy đi Tết: Cần làm những hạng mục gì? Kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống lốp, ốc, còi, đèn xe,... là những hạng mục cần quan tâm khi đưa xe máy đi bảo dưỡng, sữa chữa dịp trước Tết. Bảo dưỡng xe máy dịp cuối năm là việc cần thiết để đảm bảo chiếc xe vận hành tốt và an toàn những ngày đầu năm mới Chỉ còn khoảng 1 tháng...