Những bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô
Có những bộ phận trên xe có tuổi thọ trung bình hoặc số lần sử dụng nhất định. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết trên ô tô cần phải hết sức chú ý vì chúng rất dễ hỏng hóc.
Bộ lọc trên xe cần được làm sạch thường xuyên. Hệ thống lọc giúp cản bớt các bụi bẩn của không khí vào động cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành xe. Nếu bộ lọc không được kiểm tra, làm sạch định kỳ sẽ gây hao xăng, lâu dần làm động cơ hoạt động không ổn định.
Theo các chuyên gia, nên bảo dưỡng hệ thống lọc trên xe 1-2 lần/năm hoặc sau khi xe đi được 20.000km.
Ống dẫn nhiên liệu
Là bộ phận thường xuyên bị gỉ sét, ăn mòn, nếu không bảo dưỡng thường xuyên sẽ có nguy cơ bị thủng, gây hao xăng và nguy cơ cháy nổ xe cao. Vì vậy đây là một trong những bộ phận quan trọng cần kiểm tra liên tục. Đặc biệt khi xe đang di chuyển và có mùi xăng bất thường, người sử dụng nên dừng xe ngay lập tức, kiểm tra và xử lý tình huống kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Ống dẫn nhiên liệu là bộ phận thường xuyên bị gỉ sét, ăn mòn
Hệ thống phanh giúp đảm bảo an toàn cho người sủ dụng, tuy nhiên đây cũng là bộ phận dễ bị mòn, hỏng hóc. Và chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ có thể xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng.
Phanh xe sử dụng nhiều, không được bảo dưỡng thường xuyên sẽ bị mòn má phanh biến dạng, bị trơ, thiếu dầu phanh, đường ống dầu phanh rò rỉ…
Thường thì sau khi di chuyển được quãng đường là 15.000 km – 20.000 km thì chủ xe nên đưa xe đến các gara có uy tín để kiểm tra và thay phanh xe. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
Video đang HOT
Hệ thống này giúp đảm bảo cho người lái có thể nhìn rõ mọi thứ trong trời mưa bằng cách gạt sạch nước trên kính trước và kính sau.
Cần gạt hay bị gỉ sét do tác động thời tiết, lưỡi gạt mưa bị lão hóa cao su trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nếu không kiểm tra thường xuyên, bộ phận này rất nhanh xuống cấp, khiến tài xế gặp khó khăn khi lái xe vào trời mưa do cản trở tầm nhìn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12 – 18 tháng và kiểm tra thường xuyên để phát hiện những kịp thời những hỏng hóc.
Đây là bộ phận quan trọng và cũng rất nhạy cảm của xe. Tuy nhiên qua một thời gian sử dụng, thường hệ thống đèn xe sẽ gặp những trục trặc như phát sáng chập chờn hoặc tắt hẳn, cháy bóng…
Nguyên nhân bắt nguồn từ địa hình di chuyển khó khăn, dằn xóc xe gây ra va chạm bên trong hệ thống đèn làm nguồn điện không ổn định, hiệu điện thế của ắc quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng, hoặc dây điện bị chuột cắn nhá làm đứt.
Vì vậy khi chuyển vào những đoạn đường xóc, nhiều ổ voi ổ gà cần giảm tốc độ xe, rà phanh để hạn chế xe bị xóc, thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, đèn xe ô tô. Trước khi khởi hành bắt đầu chuyến đi dài nên kiểm tra mang theo đèn ô tô dự phòng
Chuyên gia 'mách' cách bảo dưỡng ôtô sau nhiều ngày không sử dụng
Sau nhiều ngày không sử dụng, xe ôtô có thể bị bong tróc sơn, cạn nhiên liệu, bụi bẩn... và được bảo dưỡng để xe có thể hoạt động ổn định trở lại.
Xe để lâu ngày không sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng vận hành không ổn định. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trong thời gian nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội do COVID-19, nhiều xe ôtô có thể 'đắp chiếu' lâu ngày, dẫn đến tình trạng vận hành không ổn định.
Theo một số các chuyên gia trong ngành ôtô, việc bảo dưỡng một chiếc xe sau một thời gian dài không sử dụng là điều vô cùng cần thiết và người dùng có thể tự kiểm tra, thực hiện.
Kiểm tra tổng quát
Anh Đức Minh, kỹ sư bảo dưỡng xe tại MD Auto Service (Nguyễn Văn Cừ, Long Biên) cho rằng thời gian dài không sử dụng có thể là nguyên nhân khiến hệ thống điện, khoang máy hay các bộ phận khác gặp trục trặc. Vì vậy, người dùng cần xem xét và kiểm tra hiện trạng của xe.
"Đầu tiên, chủ xe phải kiểm tra bên ngoài ngoại hình xem có bị xước, va quệt hay điểm gì bất thường, ví dụ như màu sơn xuống cấp, tình trạng vỏ xe, mâm, áp suất lốp, đèn xe...," anh Đức Minh cho biết.
Má phanh của ôtô . (Nguồn: deltawingracing)
Bên cạnh đó, anh Đức Minh cũng chỉ ra một chi tiết quan trọng mà các chủ xe thường ít để mắt đến đó là bộ phận phanh. Đối với các mẫu xe trang bị phanh đĩa, bề mặt đĩa phanh lâu ngày không sử dụng có thể bị bám một lớp gỉ sét nhưng sau khi xe chạy, đĩa phanh ma sát với má phanh sẽ giúp đĩa mài sạch trở lại. Tuy nhiên, điểm mà chủ xe cần chú ý là các vết trầy xước lớn trên đĩa phanh và độ mòn của má phanh có thể ảnh hưởng đến hệ thống khi vận hành.
Kiểm tra khoang máy, vận hành
Sau khi kiểm tra tổng quát, chủ xe tiếp tục cần kiểm tra đến khoang động cơ. Xe để lâu ngày sẽ là điều kiện lý tưởng cho các động vật như chuột, chim... hay các loại sinh vật làm nơi trú ngụ. Kiểm tra xong thì xe mới được nổ máy để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra kỹ phần khoang máy ôtô trước khi vận hành. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Khi nổ máy, ắc quy và hệ thống điện là hai bộ phận cần phải chú ý nhất. Đối với xe cũ hoặc xe mới lâu ngày không sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng khó hoặc không đề được máy do ắc quy yếu và cạn năng lượng.
Do vậy, nếu chủ xe nếu có bộ thiết bị kích điện có thể dùng dây câu điện nối từ ắc quy tới bộ thiết bị kích, sau đó truyền điện trong khoảng 30-60 phút rồi khởi động xe. Trong trường hợp không có đồ chuyên dụng, chủ xe có thể sử dụng từ nguồn khác.
Vệ sinh từ trong ra ngoài
Ở khoang nội thất, nếu lâu ngày xe không được vệ sinh, có rác hay thức ăn sẽ dễ gây nấm mốc hoặc côn trùng xâm nhập, làm hỏng bộ phận xe.
Vệ sinh xe từ ngoại thất đến nội thất sau nhiều ngày không sử dụng. (Ảnh: PV/Vietnam )
Về vấn đề này, anh Tùng Sơn, chủ xưởng bảo dưỡng xe số 12 Võ Thị Sáu (quận Hai Bà Trưng) cho biết việc đầu tiên đó là chủ xe cần làm đó chính là khởi động hệ thống điều hòa, bật chế độ làm nóng và mở hết tất cả các cửa kính để xe tự diệt nấm mốc, sau đó vệ sinh lại khoang xe.
"Sau một thời gian dài không dùng đến, lớp vỏ xe sẽ bám nhiều bụi bẩn. Việc này tương đối dễ do vậy chủ xe có thể tự rửa sạch xe để loại bỏ bùn đất, bụi bám trên thân xe, hốc bánh xe và gầm xe , kính xe... bằng nước tẩy rửa tại nhà," anh Sơn chia sẻ thêm.
Bảo dưỡng định kỳ
Hiện nay, tại một số địa phương như Hà Nội đã cho phép các xưởng sửa chữa, bảo dưỡng dịch vụ hoạt động trở lại. Do vậy, người dùng nên mang xe ra những trung tâm chăm sóc để bảo dưỡng định kỳ.
Chủ xe cần thường xuyên bảo dưỡng xe định kỳ giúp xe ôtô có thể vận hành an toàn, trơn tru. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Tại các trung tâm, anh Hiểu Minh, cửa hàng trưởng gara ôtô Anh Dũng (Trần Khát Chân) khuyến cáo chủ xe cần chú ý bảo dưỡng một số các hạng mục cần thiết. Đầu tiên là về ngoại hình, chủ xe có thể yêu cầu đánh bóng hoặc sơn lớp chống tia UV để lớp áo chiếc "xế cưng" sạch sẽ và được bảo vệ tốt hơn.
Thứ hai là chăm sóc, vệ sinh khoang nội thất. Mặc dù có thể tự làm tại nhà tuy nhiên tại các xưởng dịch vụ sẽ có những đồ dùng chuyên biệt để chăm sóc từng bộ phận xe như vôlăng, ghế, trần xe, khử mùi xe...
Cuối cùng là bảo dưỡng đến hệ thống vận hành của xe theo từng chu kỳ km vận chuyển. Ở hạng mục này, chủ xe sẽ yêu cầu bảo dưỡng những bộ phận như thay nhớt, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió máy điều hòa, phanh xe, bình lọc xăng, nước làm mát... giúp xe hoạt động trơn tru.
"Bảo dưỡng xe ôtô định kỳ không những giúp cho khách hàng ngăn chặn được những hư hỏng lớn mà còn nâng cao tính an toàn khi sử dụng," anh Hiểu Minh cho biết./.
Có nên khởi động xe hơi mỗi lần một tuần, khi lâu ngày không sử dụng? Khởi động xe mỗi lần một tuần là cách hiệu quả nhất để giữ cho ắc quy ô tô của bạn không bị chết. Nó cũng giúp lưu thông chất bôi trơn, dầu và các chất lỏng khác đến các bộ phận cần thiết. Có nên khởi động xe mỗi lần một tuần không? Một chiếc xe hoạt động tốt nhất khi chúng...