Những bộ phận của ô tô cần ‘chăm sóc đặc biệt’ trong ngày nóng
Bình ắc quy có thể “chết” đột ngột vì nhiệt độ quá cao là một trong những bộ phận cần lưu ý cho chiếc xe của bạn hoạt động trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Dưới đây là một số bộ phận của xe ô tô rất dễ xuống cấp, hỏng hóc trong mùa nắng nóng mà bạn cần chú ý, chăm sóc.
1. Bình ắc quy có thể “chết” đột ngột vì nhiệt độ quá cao
Nhiều người thường lầm tưởng một điều rằng, ác quy sẽ chỉ bị hư hỏng hay gặp vấn đề vào mùa đông. Tuy nhiên, điều này là sai bởi nếu vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao lên tới 40 độ C thì sẽ tác động và cũng làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ắc quy.
Ắc quy là bộ phận dễ xuống cấp, hỏng hóc vào mùa hè
Chính nhiệt độ cao đã làm chất lỏng bay hơi nhanh hơn khiến cho áp suất và lượng dung dịch trong ác quy không đảm bảo tiêu chuẩn và tổn hại các cấu trúc sinh điện phía bên trong. Điều này đã gây ra tình trạng “chết” ắc quy xe.
Thực tế, vào mùa đông, chiếc xe của bạn có thể khó nổ, đề dai. Tuy nhiên, vào mùa hè, ắc quy có thể “chết” đột ngột vì nhiệt độ quá cao. Vì vậy, bạn đừng quên theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên thiết bị này, đặc biệt trong mùa nóng.
Các chuyên gia cho rằng, thông thương, nêu ăc quy ô tô đươc bao dương thương xuyên, hê thông sac cho ăc quy hoat đông binh thương thi tuôi tho co thê keo dai tơi 100.000 km tương đương thơi gian sư dung la 4 năm. Thưc tê tuôi đơi cua ăc quy ô tô chi rơi vao khoang 2 – 3 năm. Khi kêt thuc vong đơi sư dung binh, ăc quy cân đươc thay thê ngay.
2. Lốp xe: Không bơm quá căng vào mùa hè
Đây là bộ phận chịu tác động lớn nhất bởi nó tiếp xúc trực tiếp với mặt đường có nhiệt độ cao vào mùa hè, đồng thời còn phải chịu chịu nhiệt ma sát cực cao mỗi lần phanh xe, đánh lái,…
Vì thế, để có thể đảm bảo an toàn và hạn chế được những sự cố đối với lốp xe chúng ta cũng phải thường xuyên kiểm tra và đảo lốp xe theo đúng quy định của nhà sản xuất để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nếu lốp xe có vấn đề.
Cần bơm lốp ô tô định kỳ đúng áp suất tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra (thông số về áp suất tiêu chuẩn được ghi trên lốp và trên xe). Không bơm quá căng vào mùa hè vì lốp xe có thể phải chịu thâm áp lực từ giãn nở nhiệt, gây ra nguy cơ nổ lốp, rất nguy hiểm.
Thông số áp suất lốp xe khuyên dùng thường được ghi ở bậc cửa lên xe. Ảnh: Otofun
Thông thường sau khi di chuyển khoảng 40.000 – 50.000km hoặc sử dụng được 5 – 6 năm thì chủ xe nên thay lốp xe ô tô mới. Tuy nhiên, nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện môi trường địa hình, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng thì chủ xe có thể dựa vào tình trạng thực tế của lốp xe để chủ động thay mới sớm hơn.
Video đang HOT
3. Lớp sơn xe: Muốn bền, đừng rửa xe ngay khi vừa chạy đường dài
Sơn xe là lớp tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng mùa hè. Nhiệt cao khiến cấu trúc lớp sơn dễ bị phá hủy hơn vì các phân tử cấu thành sơn luôn ở trong tình trạng giãn nở. Điều này khiến lớp sơn không đều màu, bạc màu, thậm chí còn nhăn nhúm, không sáng bóng.
Nếu có thể, hãy đỗ xe ở nơi râm mát và có biện pháp bảo vệ chiếc xe khỏi ánh nắng trực tiếp. Ảnh: Hoàng Hiệp
Các chuyên gia khuyên rằng, để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào xe, hãy cố gắng tìm được một bóng râm để đỗ nếu có thể. Trong trường hợp đỗ xe lâu ngày mà không thể tìm được một chỗ râm mát (ở bãi đỗ xe ngoài trời chẳng hạn), hãy sử dụng bạt che nắng phù hợp cho xe.
Nhiều người cũng có thói quen rửa xe ngay khi mới di chuyển đường dài. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi lẽ khi đó máy vẫn còn nóng, hơi nóng khiến xà phòng nhanh khô hơn. Chúng bám chặt vào lớp sơn và có thể để lại những vết bẩn xấu xí khó làm sạch cho chiếc xe.
4. Chất liệu da, nhựa trong khoang nội thất
Khi một chiếc xe để ngoài trời nắng, do bức xạ nhiệt và hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trong khoang xe có thể lên tới 70 độ C. Đây là điều kiện rất không tốt cho các thiết bị nội thất như ghế da, bảng táp lô, nhựa vô lăng, cần số,… đặc biệt khi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Ghế da, nhựa nội thất ô tô rất dễ xuống cấp khi gặp nhiệt độ cao
Vì thế, nếu có thể, hãy đậu xe của mình ở nơi râm mát hoặc có biện pháp che chắn để chiếc xe không bị “đốt” bởi ánh nắng hè. Ngoài ra, cần thường xuyên chăm sóc nội thất; dưỡng da ghế, nhựa bằng các chất dung môi chuyên dụng.
5. Hệ thống điều hoà, hệ thống làm mát
Đây là bộ phận cực được sử dụng thường xuyên và không thể thiếu trong những ngày hè. Khi di chuyển ngoài trời nóng, chúng ta thường sử dụng điều hòa với công suất gần như tối đa.
Việc nhiệt độ chiếc xe cao, cộng với sử dụng điều hoà công suất lớn đã làm gia tăng áp lực lên hệ thống làm mát, có thể khiến các bộ phận trong hệ thống này nhanh chóng hỏng hóc hơn.
Bảo dưỡng hệ thống điều hoà, bổ sung nước làm mát thường xuyên hơn
Theo Kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên – Giám đốc Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô Kiên Phong (có địa chỉ tại KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội), để bảo vệ hệ thống điều hoà và làm mát của chiếc xe, người dùng nên chú ý các điểm sau:
- Bảo dưỡng bộ phận làm mát định kỳ, vệ sinh sạch sẽ lọc gió, quạt gió và hai dàn nóng, lạnh. Nếu trong quá trình bảo dưỡng phát hiện các thiết bị đã bị mòn rỉ hoặc giảm hiệu năng hoạt động, nên nhanh chóng thay mới, hoặc có phương án sửa chữa kịp thời để tránh làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác.
- Hãy thường xuyên kiểm tra nước làm mát và bổ sung thêm ga (môi chất làm lạnh) nếu cần thiết. Dùng nước làm mát đúng chủng loại, phù hợp với các dòng xe, tránh tối đa dùng nước máy để làm mát.
- Sử dụng điều hòa đúng cách, không nên bật máy lạnh hết công suất khi mới lên xe, nên tắt điều hòa vài phút trước khi tắt máy xe.
Những mẹo nhỏ tránh sốc nhiệt khi lái ô tô ngày nắng nóng
Miền Bắc đang trải qua những ngày nóng đỉnh điểm. Dưới đây là gợi ý cho các lái xe tránh sốc nhiệt khi lái xe giữa thời tiết nắng nóng.
Những ngày gần đây, nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc xấp xỉ 40 độ. Riêng với những xe ô tô để ngoài trời, khi mới bước vào, bạn có thể đo nền nhiệt của xe lên tới 60-70 độ C
Khi nhiệt độ trong xe quá lớn, không chỉ gây hại cho động cơ mà người lái nếu không có kinh nghiệm có thể bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để tránh sự khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn có được sự thoải mái khi lái xe.
Đỗ xe nơi bóng râm, mái che
Việc chọn nơi có bóng mát, mái che hoặc tự che chắn cho ô tô khi đỗ xe không chỉ giúp giảm nhiệt độ trong cabin do hiệu ứng nhà kính, mà còn giúp xe không bị bạc màu sơn, các chi tiết nhựa không bị nứt vỡ theo thời gian.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những chỗ đỗ xe lý tưởng như vậy cũng có sẵn, nhất là ở những khu đô thị đông đúc. Vì vậy, khi buộc phải đỗ xe ngoài trời, hãy chuẩn bị sẵn trong xe những tấm chắn phản nhiệt, hoặc dùng vải sáng màu bọc xe lại cũng có thể giảm bớt nhiệt độ trong xe.
Đóng mở cửa trước khi vào xe để tản nhiệt nhanh
Nếu đỗ xe giữa trời nắng hoặc ngay cả trong bóng râm, nhiệt độ chênh lệch trong cabin và bên ngoài vẫn lớn, gây cảm giác ngột ngạt, khó thở nếu lái xe đi luôn.
Đóng mở cửa liên tục một bên để không khí được đối lưu
Để giảm bớt nhiệt độ trong xe, cách đơn giản là mở hết cửa kính cho không khí bên trong và ngoài đối lưu. Nếu muốn nhanh hơn, có thể áp dụng mẹo mở hết một bên cửa, phía còn lại tiến hành đóng mở với lực vừa đủ để tạo gió thổi bớt hơi nóng bên trong.
Để hé cửa kính khoảng 1 cm
Việc hạ cửa kính xuống khoảng 1 cm sẽ giúp không khí bên ngoài có thể lọt vào trong xe, qua đó tạo được sự đối lưu giúp cảm giác nóng khi mở cửa và lái xe sẽ giảm bớt. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên áp dụng ở nơi đỗ an toàn, có người trông coi vì kẻ gian dễ lợi dụng để luồn que dài vào kéo chốt mở khóa hoặc trộm đồ.
Dùng phụ kiện quạt gió cài khe cửa kính
Loại phụ kiện chạy bằng pin hoặc năng lượng mặt trời này khó nhỏ bé và tiện dụng, được kẹp ở giữa khe cửa kính và vách khung cửa ô tô. Luồng gió hút từ bên trong và thổi ra bên ngoài hoặc ngược lại sẽ giúp sự đối lưu không khí nhanh hơn, làm giảm nhiệt độ cabin ô tô.
Phụ kiện quạt thông gió cánh cửa ô tô khá rẻ, từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng trên thị trường
Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là tạo khe hở lớn, dễ bị mưa hắt vào nếu không kịp cất hoặc tạo cơ hội cho kẻ gian trộm cắp. Vì vậy nên lựa chọn dùng quạt gió khi đỗ ở nơi an toàn, dễ quan sát.
Sử dụng quạt gió trong ô tô
Bạn có thể tận dụng quạt gió có sẵn trong ô tô để thổi bớt hơi nóng ra bên ngoài bằng cách điều chỉnh chế độ lấy gió ngoài, bật quạt ở nấc cao. Lưu ý không nên bật cùng lúc ngay điều hòa mà cần mở hết các cửa kính, lái một thời gian ngắn mới tiến hành nâng kính, bật điều hòa.
Bật điều hòa từ nhiệt độ cao rồi giảm dần, gió từ nấc nhỏ rồi tăng dần
Rất nhiều người có thói quen, thậm chí theo bản năng khi vào trong xe thấy nóng nực đã ngay lập tức bật điều hòa ở nấc lạnh nhất, kèm với gió ở nấc cao nhất. Điều này hoàn toàn không tốt, thậm chí nguy hiểm.
Bật điều hòa cũng cần đúng cách để tốt cho sức khỏe
Việc bật điều hòa lạnh hết cỡ và nhanh mát nhất rất dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, không khí trong xe bị giãn nở một cách đột ngột, tác động không tốt đến kính lái, dễ gây nứt vỡ. Bật điều hòa cùng lúc khởi động xe, nó cũng sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng của ắc-quy.
Vì vậy, trước khi sử dụng điều hòa ô tô, nên áp dụng các biện pháp tạo ra sự đối lưu không khí giữa bên trong và bên ngoài như các cách ở trên. Khi nhiệt độ trong xe đã giảm xuống, lúc này mới bật điều hòa ở mức nhiệt độ giảm dần, ưu tiên từ mức 28 độ C. Chế độ lấy gió cũng chuyển dần từ gió ngoài sang gió trong. Tài xế cũng nên gắn thêm thiết bị tạo độ ẩm để giúp không gian bên trong xe thoải mái hơn trong những ngày nóng đỉnh điểm.
Tại sao chúng ta nên bật điều hòa vào mùa đông ngay cả khi không cần thiết sử dụng? Mùa đông đã đến rồi và rất nhiều tài xế đã không sử dụng điều hòa khi lái xe, vậy bật điều hòa vào mùa đông có cần thiết không?. Theo nhiều chuyên gia cho rằng việc bật điều hòa sẽ có thể kéo dài tuổi thọ cho xe và tránh được các vấn đề khi thời tiết ấm lên trở lại. 1....