Những bộ phận của lợn thận trọng khi ăn kẻo ‘hối không kịp’
Thịt lợn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhưng có những bộ phận của lợn khi ăn cần cân nhắc bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí mất mạng.
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng thịt lợn rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm, tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều những bộ phận sau.
Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe.
Chỉ có điều khi ăn món này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Ngoài ra, lòng lợn còn chứa lượng cholesterol có hại cho cơ thể nên cần hạn chế ăn món này.
Thịt cổ lợn
Thông thường, khi lợn bị giết, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ.
Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể, một nơi chứa nhiều độc tố và hàm lượng kim loại cực kỳ cao. Bên cạnh đó, lợn công nghiệp chứa nhiều thuốc thú y và thuốc tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, cholesterol có trong gan lợn rất lớn, vì vậy mọi người cần cân nhắc khi ăn bộ phận này. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Phổi lợn
Phổi là một trong những bộ phận độc hại nhất của con lợn, rất nhiều độc tố được tìm thấy tại đây. Lợn thường có thói ăn ăn uống sát đất nên chúng dễ dàng hút theo cả bụi bẩn, kim loại nặng vào. Bên cạnh đó, là cơ quan hô hấp của cơ thể nên chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rut, ký sinh trùng.
Mặc dù người ta nói rằng nếu muốn ăn phổi lợn, phải lựa phổi có màu hồng, sáng thì đó là con lợn khỏe mạnh. Nếu phổi có màu nâu xanh, xám, có mùi hôi, nốt sần sùi thì đó là con lợn bị bệnh, tuyệt đối không thể ăn. Tuy nhiên, dù là lợn có khỏe mạnh hay không thì đây vẫn là bộ phận được khuyến cáo không nên ăn.
Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Chỉ cần con lợn khỏe mạnh, sản phẩm từ tiết được chế biến an toàn là có thể dùng được.
Nhưng nếu như bạn không cẩn thận mà mua phải lợn chết, lợn bệnh hoặc tiết lợn không còn tươi mới thì đó lại là một vấn đề khác.
Tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa: Internet
Thịt có hạch
Những mảng thịt có nổi hạch bạch huyết này cực kỳ độc hại, chúng chứa nhiều hóc môn và lượng lớn chất độc bên trong. Khi mua thịt lợn, phải đặc biệt chú ý đến phần thịt dưới da xem chúng có những hột sần sùi không, nhất là phần thịt ở vùng cổ.
Gan lợn
Gan lợn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như cholesterol và kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu thấy bộ phận này giàu dưỡng chất như thế mà ăn thường xuyên thì quả là một sai lầm cực lớn. Vì không chỉ riêng gan lợn mà hầu hết các loại gan động vật đều không nên ăn nhiều. Lí do là bởi gan chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể, do đó nó thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại. Nó không chỉ là chất độc hay vi khuẩn thông thường mà còn có thể là kim loại nặng, về lâu dài dễ tăng nguy cơ ung thư nội tạng. Nếu ăn gan, những người già yếu hay mắc bệnh tim mạch sẽ dễ dàng nạp thêm chất độc hại vào cơ thể.
Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Óc lợn
Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như đồn đại. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Óc lợn rất giàu dưỡng chất. Các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhấn mạnh, óc lợn cũng chứa hàm lượng cholesterol cực cao, dễ gây béo phì.
BS Ngô Thị Phi Yến (Trung tâm Dinh dưỡng) cũng cho rằng khác với suy nghĩ của nhiều người, óc lợn không hẳn tốt cho trí não tăng cường sự thông minh của trẻ mà ngược lại còn có thể gây hại, nếu trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên. Vì chứa ít chất sắt nên nếu trẻ chỉ ăn đơn thuần trong thời gian dài sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tương tự, óc lợn không chứa vitamin A nên nếu không kết hợp với thực phẩm khác thì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và chậm tăng trưởng…
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thịt bò, thịt lợn rất tốt nhưng nên tránh ăn những bộ phận sau
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý mọi người không nên ăn nhiều những bộ phận này của bò, lợn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng thịt bò, thịt lợn rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm, tốt cho sức khỏe nhưng mọi người không nên ăn nhiều những bộ phận sau.
1. Gan
Gan lợn, gan bò là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan động vật và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
2. Tim
Nội tạng động vật rất giàu vitamin và dinh dưỡng. Gan, thận nhiều vitamin A, sắt, kẽm có tác dụng bổ mắt, tốt cho tim mạch và giảm các bệnh gây viêm. Óc động vật chứa axit béo omega 3 bảo vệ não người và tủy sống. Tim và lưỡi đặc biệt có lợi cho những người hồi phục sau khi ốm hoặc phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Chưa kể nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
3. Phổi
Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.
Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
4. Bì
Bì vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng nhưng lại rất khó tiêu hóa. Vì thế, bì cũng như các loại da động vật nào nói chung đều không nên ăn. Điều này đúng cho tất cả mọi người, dù nam hay nữ, già hay trẻ. Nguyên nhân là bì lợn có hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải bì bẩn gây rối loạn tiêu hóa.
Theo Dân Việt
Những bộ phận của thịt lợn vừa ít dinh dưỡng lại chứa nhiều độc tố Nếu ăn những bộ phận này của lợn không đúng cách hoặc quá liều lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thịt lợn chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như can xi, kali, sắt ở dạng dễ hấp thụ. Tuy nhiên, không phải bộ phận...