Những bộ phận cơ bản trên ô tô cần kiểm tra sau những ngày giãn cách
Để ô tô hoạt động ổn định, an toàn trở lại sau chuỗi ngày dài giãn cách xã hội, trước khi sử dụng trở lại, chủ xe cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe như lốp, bình ắc quy, các loại dung dịch…
Ô tô đã nằm bãi, nằm hầm xe hàng tháng trời không được sử dụng thường dễ phát sinh hư hỏng
Sau thời gian dài áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch Covid-19, đến nay nhiều địa phương trên cả nước đang dần nới lỏng để dần đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới. Tại các tỉnh thành như TP.HCM, Hà Nội… nhiều xe ô tô đã nằm bãi, nằm hầm hàng tháng trời không được sử dụng do chủ xe hạn chế đi lại trong thời gian giãn cách xã hội, vì vậy, dễ phát sinh hư hỏng.
Để chiếc ô tô hoạt động ổn định trở lại sau nhiều ngày tháng giãn cách xã hội, chủ xe nên kiểm tra, bảo dưỡng xe
Để ô tô hoạt động ổn định, an toàn trở lại sau chuỗi ngày dài giãn cách xã hội, chủ xe nên chú ý kiểm tra, bảo dưỡng một số bộ phận cơ bản nhưng thường dễ “sinh bệnh” trên ô tô sau một thời gian dài không đụng đến. Dưới đây là bộ phận trên ô tô cần kiểm tra sau những ngày giãn cách xã hội:
Kiểm tra tình trạng ắc quy, hệ thống điện
Bình ắc-quy hết điện là “căn bệnh” phổ biến nhất trên ô tô để lâu ngày không sử dụng. Vì vậy, việc đầu tiên bạn nên kiểm tra tình trạng bình ắc quy. Với các xe dùng chìa khóa thông minh, ắc quy hết điện có thể khiến chủ xe không thể mở cửa xe bằng khóa thông minh. Lúc này hãy sử dụng đến chìa khóa cơ, thường được tích hợp trong khóa thống minh để mở cửa xe, sau đó mở nắp ca-pô để kiểm tra bình ắc quy.
Bình ắc-quy hết điện là “căn bệnh” phổ biến nhất trên ô tô để lâu ngày không sử dụng
Trường hợp ắc quy hết điện, nên dùng bộ phận kích bình, hoặc dùng dây nối và nhờ sự trợ giúp của một xe khác để đấu nối, kích bình ắc quy. Thời gian kích mất khoảng 15 phút. Nếu không có các phụ kiện này, bạn nên tháo bình ắc quy mang đi sạc, hoặc gọi dịch vụ hỗ trợ kích bình ắc quy tại nhà với chi phí vào khoảng 150.000 – 200.000 đồng. Trường hợp ắc quy xuống cấp và không thể hoạt động, chi phí thay thế bộ phận này vào khoảng 1,5 – 2,5 triệu đồng tùy vào lựa chọn.
Kiểm tra tình trạng, áp suất lốp xe
Ô tô để lâu ngày không sử dụng có thể khiến áp suất lốp xe giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hơi
Video đang HOT
Ô tô để lâu ngày không sử dụng có thể khiến áp suất lốp xe giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hơi, thậm chí cao su lốp còn bị nứt nẻ, biến dạng. Khi gặp tình trạng này, chủ xe nên sử dụng các loại bơm mini bơm lại lốp xe đảm bảo áp suất. Lưu ý, thống số áp suất các lốp xe thường được nhà sản xuất dán trên khung cửa xe phía người lái. Chủ xe nên tham khảo để bơm lốp đúng áp suất khuyến cáo. Trường hợp phát hiện cao su lốp biến dạng, nứt nẻ nên lên phương án thay thế.
Kiểm tra, bổ sung các dung dịch bôi trơn, làm mát trên xe
Sau một thời gian không sử dụng sử dụng, các loại dung dịch trên ô tô thường bị hao hụt, xuống cấp và cần được bổ sung thay thế. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo dưỡng, chăm sóc ô tô, có 5 loại dung dịch trên ô tô cần được kiểm tra, thay thế bao gồm: dầu nhớt động cơ, nước làm mát, dầu phanh, nước rửa kính và dầu trợ lực lái.
Sau một thời gian không sử dụng sử dụng, các loại dung dịch trên ô tô thường bị hao hụt, xuống cấp
Người dùng cần kiểm tra mức dầu, tình trạng dầu nhớt động cơ bằng que thăm dầu… Nếu chất lượng dầu xuống cấp hoặc bị hao hụt dưới mức cho phép nên mang xe đến xưởng dịch vụ để thay dầu. Với nước làm mát, nước rửa kính… khi kiểm tra bằng mắt thường, phải đảm bảo mực nước trong bình luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low”, một số xe ký hiệu “Min”, “Max”. Nếu mực nước làm mát, nước rửa kính dưới mức “Low” cần bổ sung thêm. Trước khi nổ máy, nên quan sát gầm xem có chất lỏng (dầu máy, nước mát) rỉ ra bất thường hay không.
Kiểm tra tình trang khoang nội thất, khoang động cơ
Ô tô để lâu ngày có thể khiến các chi tiết trong khoang nội thất bị ẩm mốc, hoặc chuột gián xâm nhập làm tổ trong khoang động cơ. Vì vậy, người dùng nên chú ý kiểm tra tình trạng khoang nội thất, nếu phát hiện nội thất có mùi lạ, vật liệu bọc ghế, vô lăng nổi nấm mốc… nên dùng khăn lau mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho nội thất ô tô để lau chùi. Bên cạnh đó, nên dùng chai xịt khử mùi để loại bỏ mùi ẩm mốc trong nội thất.
Với khoang động cơ, sau khi kiểm tra các bình chứa dung dịch. Nên chú ý đến các khe, hốc trong khoang động cơ. Đây là những nơi chuột thường xâm nhập làm tổ, thậm chí có thể cắn phá hệ thống dây điện. Nếu phát hiện chuột xâm nhập, làm tổ nên loại bỏ, vệ sinh sau đó kiểm tra hệ thống dây điện. Trường hợp phát hiện hệ thống điện bị đứt khiến xe không khởi động được nên liên hệ với xưởng dịch vụ để được hỗ trợ.
Ô tô để lâu ngày có thể khiến các chi tiết trong khoang nội thất bị ẩm mốc, hoặc chuột gián xâm nhập làm tổ trong khoang động cơ
Sau khi kiểm tra các bộ phận cơ bản nêu trên, nếu không có gì bất thường người dùng nên khởi động lại xe để động cơ hoạt động. Ngoài các bộ phận này, ô tô để lâu không sử dụng cũng gặp một số tình trạng như cửa khó mở, kẹt phanh, đĩa phanh bị han gỉ…
Sau khi đã kiểm tra cơ bản và đảm bảo xe hoạt động trở lại, theo khuyến cáo của các cơ sở sữa chữa, chủ xe nên mang xe vào cơ sở bảo dưỡng chính hãng hoặc các garage lớn để kiểm tra lại toàn bộ xe, đảm bảo mọi hệ thống luôn hoạt động ổn định, an toàn.
5 vật dụng cần có khi để ô tô lâu ngày không sử dụng
Chuẩn bị sẵn một số vật dụng cần thiết sẽ giúp bạn khắc phục những sự cố phát sinh trên ô tô do để lâu ngày không sử dụng.
Ô tô lâu ngày không sử dụng nên được chăm sóc, hay khởi động xe thường xuyên
Nhiều tỉnh, thành phố đang kéo dài những ngày giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 lây lan. Việc người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài khi không thực sự cần thiết khiến các phương tiện như ô tô cũng ít khi được sử dụng.
Ô tô để lâu ngày không sử dụng thường phát sinh những sự cố như hết bình điện, áp suất lốp không đảm bảo
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, hay khởi động xe thường xuyên, ô tô để lâu ngày không sử dụng thường phát sinh những sự cố như hết bình điện khiến xe không khởi động được, áp suất lốp không đảm bảo hoặc chuột gián xâm nhập gây ẩm mốc hư hỏng đường điện...Vì vậy, khi để ô tô lâu ngày không sử dụng, chủ xe cần chuẩn bị một số vật dụng để khắc phục các sự cố phát sinh. Dưới đây là 5 vật dụng cần có khi để ô tô lâu ngày không sử dụng:
1. Dây câu bình hoặc dụng cụ kích bình
Có sẵn dây câu bình hay bộ kích bình ắc quy sẽ giúp bạn chủ động hơn khi gặp sự cố không khởi động được xe do bình điện yếu. Vì vậy, nên chuẩn bị sẵn bộ dây câu bình hoặc các bộ sạc, kích bình.
Nên chọn loại dây nối bình ô tô có độ dài từ 2m đến 4m trở lên
Nên chọn loại dây nối bình ô tô có độ dài từ 2m đến 4m trở lên. Ngoài ra, những loại dây có kích thước lõi đồng nhỏ sẽ dễ gây ra tình trạng không thể khởi động xe. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do những loại dây này không đủ tải điện. Loại xe hơi có công suất động cơ càng lớn thì loại dây câu phù hợp cần có khả năng chịu tải càng lớn. Các loại dây câu phổ biến có thể kể đến như dây câu chịu tải 500 AMP, dây câu chịu tải 2000 AMP.
Nếu có điều kiện nên mua sẵn bộ kích bình sẽ giúp việc sạc bình trở nên đơn giản
Ngoài ra, nếu có điều kiện nên mua sẵn bộ kích bình sẽ giúp việc sạc bình trở nên đơn giản và đỡ tốn công sức, thời gian hơn.
2. Bơm lốp mini
Nên chuẩn bị sẵn máy bơm mi ni kết hợp thiết bị giám sát áp suất lốp
Ô tô để lâu ngày cũng có thể gặp hiện tượng lốp xe thiếu hơn, áp suất lốp không đảm bảo khiến xe không thể di chuyển được. Vì vậy, nên chuẩn bị sẵn máy bơm mi ni kết hợp thiết bị giám sát áp suất lốp. Chú ý thông số áp suất lốp thường được nhà sản xuất dán ở khung xe phía cửa tài xế, bạn nên tham khảo để bơm lốp đúng áp suất mà nhà sản xuất khuyến cáo.
3. Bộ dụng cụ tháo bánh xe
Trong trường hợp xe bạn cán đinh hay hỏng van lốp trước đó mà bạn không hề hay biết, khi để xe lâu ngày theo thời gian lốp sẽ dần hết hơi. Trong trường hợp buộc phải thay bánh xe.
Hầu hết các xe ô tô khi xuất xưởng đều có sẵn bộ dụng cụ thay lốp xe
Hầu hết các xe ô tô khi xuất xưởng đều có sẵn bộ dụng cụ thay lốp xe, bạn nên kiểm tra, đảm bảo có đầy đủ dụng cụ để thao tác. Nếu muốn đơn giản và dễ thao tác nên mua bộ kích điện, tháo lắp bánh xe.
4. Chai xịt chống chuột gián xâm nhập
Bạn nên chuẩn bị sẵn chai xịt đuổi côn trùng xịt vào một số chi tiết trong khoang động cơ để hạn chế chuột gián xâm nhập, làm ổ
Ô tô để lâu ngày cũng rất dễ bị chuột, gian xâm nhập làm ổ và cắn dứt dây điện. Vì vậy, bên cạnh việc dọn vệ sinh, rửa xe bạn nên chuẩn bị sẵn chai xịt đuổi côn trùng xịt vào một số chi tiết trong khoang động cơ để hạn chế chuột gián xâm nhập, làm ổ.
5. Pin dự phòng cho khóa thông minh
Nên chuẩn bị sẵn pin dự phòng cho khóa thông minh
Với những ô tô dùng hệ thống khóa điện tử thông minh smartkey, theo thời gian chìa khóa sẽ bị hết pin khiến bạn gặp khó khăn khi đóng, mở hay khởi động xe. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn pin dự phòng cho khóa thông minh. Loại pin này thường có dạng tròn, dẹp. Chú ý nên xem mã pin để chọn mua loại pin phù hợp.
5 lưu ý khi sử dụng giúp ô tô màu trắng không bị ố vàng Hạn chế đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời, rửa xe thường xuyên... sẽ góp phần giúp ô tô màu trắng không nhanh chóng bị xuống màu, ố vàng theo thời gian sử dụng. Hạn chế đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời, rửa xe thường xuyên... sẽ góp phần giúp ô tô màu trắng không nhanh chóng bị xuống màu, ố vàng...