Những bố mẹ chồng khiến con dâu phải phát… sợ
“Tôi kể những câu chuyện này không có ý chê bai những bố, mẹ chồng cực kỳ khó tính, bởi tôi biết không phải ai cũng như vậy. Tuy nhiên sau gần 5 năm chung sống trong cùng một mái nhà, cách hành xử của họ khiến tôi phát… sợ”.
Từ nhà chị đến nhà chồng là anh Minh không xa lắm, chỉ độ 60km. Cuộc sống khá giả, thoải mái về vật chất, thi thoảng cũng không tránh khỏi bất đồng. Tuy nhiên có một điều khiến chị Hạ luôn phiền muộn là bố mẹ chồng luôn cấm chị mang con về quê ngoại.
Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
.Lúc ấy, chị cảm thấy đau và nhục lắm! bởi chị thấy thương mẹ mình vì tự dựng bị xúc phạm, hơn hết, chị còn thấy mặc cảm với đứa bạn thân nữa.
Sau lần đó chị vẫn quyết định về và sẽ xin lỗi ông bà sau. Nếu bây giờ cứ giằng co mãi cũng không thể giải quyết được vấn đề gì. Trái lại, tình cảm gia đình, mẹ con ngày càng sứt mẻ và hơn hết là sẽ khiến chồng chị khó xử.
Không dừng lại ở đó, khi mới bước chân về đến sân nhà, ông bà còn không cho chị bế con vào mà bắt chị đứng ở bên ngoài cửa để họ lấy bùa chú mua ở chợ về đốt, khuơ khuơ trước mặt và xung quanh người con chị để đuổi tà ma khiến chị rất bực mình nhưng vì chồng và con nên không thể nói gì, làm gì được.
Đuổi đi chỉ vì 200 nghìn đồng
Câu chuyện của chị Mai Thị Loan, Phú Diễn, (Từ Liêm, Hà Nội) có chút khác với câu chuyện trên.
Chính những điều trên đã khiến cho cuộc sống gia đình anh chị trở nên nặng nề, thậm chí nhiều lần mẹ chồng còn tỏ ra khinh thường chị.
Sau một hồi bàn bạc chị nói với chồng là nên đi 500 nghìn, nhưng chồng không đồng ý và chỉ đưa 300 nghìn đồng và nói chỉ đi như vậy thôi.
Bố mẹ chồng cũng ở phòng bên cạnh nghe thấy câu chuyện nhưng lại tỏ ý bênh con trai mình. Họ xúm lại mắng chị là đồ nhà quê mà sĩ diện,là mất dạy rồi đòi đuổi chị ra khỏi nhà.
Lúc đó vì cũng phải chuẩn bị đi đám cưới nên chị đành ngậm đắng và bế con bước ra khỏi nhà luôn.
Chiều hôm đó, gia đình chồng gọi điện thoại cho mẹ đẻ chị và nói rằng bà trả con dâu về, yêu cầu gia đình chị phải mang cháu nội (tức con vợ chồng chị) trả cho bà.
Chị Loan không bao giờ nghĩ cái giá của mình lại rẻ mạt như vậy, chỉ vì 200 nghìn đồng tiền mừng đám cưới bạn mà chồng chị lại như thế. Hơn hết ngay cả bố mẹ chồng chị cũng không đứng ở giữa để suy xét mà đổ lỗi lên chị, đuổi chị ra khỏi nhà.
Đó chỉ là một trong số cái cớ mà gia đình chồng đã từng lấy để “tố” chị với bố mẹ đẻ trong suốt gần 3 năm sống chung. Cũng chả hay ho gì để phơi bày những chuyện đó nhưng những năm tháng tiếp theo chị phải sống như thế nào để bố mẹ chồng không còn đuổi chị về nữa.
Theo VNE
Video đang HOT
Cuộc đời nữ sinh làm mẹ đơn thân tuổi 16
Câu chuyện đẫm nước mắt về nữ sinh bị chính thầy giáo làm cho có thai và những tấn bi kịch đầu đời đã lấy đi không ít nước mắt của dân mạng.
Được chia sẻ trên fanpage NEU Confessions, câu chuyện lấy nước mắt của không ít dân mạng kể về một nữ sinh bị thầy làm có thai rồi bỏ rơi, sau đó mất cả bố lẫn mẹ nhưng vẫn vừa học vừa làm để nuôi đứa con nhỏ và trở thành người phụ nữ thành đạt.
Những giọt nước mắt đã rơi khi đọc dòng chia sẻ của người trong cuộc. Họ chia sẻ, dường như họ cảm nhận được nỗi đau của cô nữ sinh ngày ấy, họ thương cho cô bé nhỏ tuổi nhưng đã phải chịu nhiều đắng cay trước bão tố cuộc đời.
Nội dung bức thư viết về cuộc đời đau khổ của nữ sinh:
Chào các bạn, tôi là một K50 của NEU (Đại học Kinh tế Quốc dân). Biết đến Confessions này cũng khá lâu rồi nhưng hôm nay tôi mới đủ can đảm chia sẻ về câu chuyện của cuộc đời mình. Mong những bạn gái, những ai đang lầm đường có thể một lần nhìn lại mà ra quyết định đúng đắn hơn.
Tôi đã từng là một đứa con ngoan, trò giỏi, được thầy cô yêu mến, bạn bè nể phục và bố mẹ thì hết sức chiều chuộng. Tôi ưa nhìn, năng động, lại luôn vui vẻ lạc quan. Từ bé đến lớn tôi luôn được bảo bọc kỹ lưỡng nên chẳng biết đến vất vả là gì. Có lẽ chính vì cuộc sống quá xuôi chèo mát mái ấy mà tôi cứ ảo tưởng cho mình là giỏi giang bản lĩnh lắm.
Sóng gió chỉ đến và thử thách cái bản lĩnh kém cỏi ấy của tôi khi tôi bắt đầu lên lớp 9. Gia đình gặp biến cố lớn, bố mẹ và anh chị buộc phải vào Sài Gòn sinh sống, để tôi một mình ở nhà với ông bà một thời gian rồi chuyển vào sau.
Cuộc sống cũng không có gì đáng nói nếu tôi không gặp người đó. Khi ấy anh là thầy giáo trẻ mới chuyển về trường cấp 3 của tôi công tác, phụ trách ngay lớp tôi.
Tôi là lớp trưởng nên thường xuyên trao đổi với thầy về nhiều việc. Tôi quý thầy, coi thầy như người anh lớn của mình. Thầy cũng rất quý tôi, luôn quan tâm chăm sóc cho tôi từng chút một.
Có lẽ sự cô đơn, thiếu vắng tình cảm gia đình của tôi đã khiến thầy mềm lòng chăng? Còn với tôi, choáng ngợp trước sự hiểu biết, thâm trầm cùng sự dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống của thầy. Tôi nhanh chóng nghĩ đó là tình yêu.
Ngày qua tháng lại, sau bao lần thầy xuống nhà tôi kèm tôi học (tôi là thành viên duy nhất trong đội tuyển học sinh giỏi của thầy) thì chuyện gì đến cũng phải đến. Tôi hiểu điều đó có nghĩa là gì, tôi đã trở thành đàn bà ở cái tuổi 16 như thế.
Từ ngày đó trở đi, tôi yêu thầy bằng con tim non nớt và suy nghĩ ngô nghê của một đứa học trò. Cứ nghĩ sau này chỉ vài năm nữa thôi, chúng tôi sẽ có thể ở bên nhau một cách đường đường chính chính.
Tôi không phủ nhận là thời gian đó, mình đã hư hỏng đến như thế nào. Bởi ông bà tôi ở cách đó gần 2 cây số, chỉ có mình tôi trông nhà, nên gần như tối nào thầy cũng qua và nói muốn kèm tôi học, nhưng sự thực là làm gì thì có lẽ mọi người đều đoán được.
Tôi như kẻ bị mù chỉ tin vào mình thầy, chỉ nghe lời duy nhất thầy, đáp ứng mọi yêu cầu của thầy, vì nghĩ rằng là tình yêu thì phải thế.
Tất cả chỉ thực sự sụp đổ khi tôi mang thai. 16 tuổi, làm mẹ ở cái tuổi 16 ư? Tôi chưa từng nghĩ đến. Tôi nói chuyện với thầy, mong tìm ra cách giải quyết nào đó, nhưng đáp lại sự mong mỏi của tôi, thầy ráo hoảnh coi như đứa bé đó chẳng liên quan gì đến thầy.
Thầy phân tích cho tôi thấy, tốt nhất là tôi nên lặng lẽ bỏ đứa bé đi, đừng dại dột mà làm rùm beng mọi chuyện. Tôi hiểu những gì thầy nói, tôi biết thầy nói đúng. Ở vùng quê này thì ai tin được một thầy giáo đường hoàng, đạo mạo lại có thể làm cho một con bé (đã từng) rất giỏi giang mang bầu cơ chứ?
Ai có thể chấp nhận được một đứa con gái như tôi? Tôi có trách thầy không? Có chứ. Nhưng có lẽ tôi trách bản thân mình nhiều hơn. Tôi ngu ngốc và quá non dại, để bây giờ cái giá phải trả là quá đắt cho cái sự kém cỏi đó.
Sau khi nói chuyện với thầy xong, tôi chỉ cười nhạt và không bao giờ có ý định đến tìm thầy một lần nào nữa. Người đàn ông tôi từng nghĩ là tôi yêu, yêu bằng cả trái tim dại dột, u mê của mình, giờ chỉ còn là nỗi chán chường và thất vọng trong tôi.
Lấy hết can đảm, tôi kể với bố mẹ mọi chuyện. Gần như ngay lập tức, bố mẹ tôi bay ra Bắc.
Trái ngược với suy nghĩ của tôi, nhìn thấy tôi, bố mẹ chỉ khóc. Ngay khi nhìn những giọt nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của bố mẹ, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu đến nhường nào.
Rất nhanh sau đó, tôi chuyển trường vào Sài Gòn. Tôi ra đi trong lặng lẽ, không kịp chào tạm biệt cả những bạn bè thân, cũng không có cơ hội gặp lại thầy một lần nào nữa.
Thời gian mang bầu Sún (tên con trai tôi) là thời kì tôi đau khổ nhất. Học lớp 11 mà phải đến trường với cái bụng bầu vượt mặt, không phải nói chắc mọi người cũng đoán được phần nào tôi ê chề nhục nhã ra sao. Thật may khi ngôi trường tôi theo học đồng ý chấp nhận tôi, các bạn bè cũng không dò xét nhiều mà đối xử với tôi rất đúng mực.
Ở cái thành phố hoa lệ này, có lẽ họ cũng không quá bận tâm về một con bé mang bầu ở cái tuổi trẻ măng như thế. Gia đình tôi luôn khuyên tôi nên tạm nghỉ một năm, đợi sinh xong rồi tinh tiếp. Nhưng tôi sợ rằng khi tôi rời xa trường học, tôi sẽ sụp đổ. Tôi sợ hãi những khoảng thời gian nhàn rỗi của mình vì khi ấy, những ký ức về thầy, về quãng thời gian buông thả ấy cứ hiện lên giày vò và cắn xé tôi.
Tôi thương con, thương gia đình nên tôi lại càng phải cố gắng hơn gấp bội. Tôi chăm chỉ đi học ở trường, tập thể dục đều đặn, về nhà lại học tiếng Anh, nghe nhạc và cố gắng không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm.
Quãng thời gian đó, nếu không có tình yêu của bố mẹ và anh chị, có lẽ tôi đã chẳng thể vượt qua được. Đến cuối năm lớp 11, tôi sinh bé Sún. Nếm trải nỗi đau đớn tột cùng ấy, tôi mới càng thấy trân trọng sinh mạng của mình, trân trọng gia đình và cuộc sống này nhiều hơn.
Thật may mắn, bé Sún lớn lên dù không có tình yêu của bố nhưng cũng rất ngoan ngoãn và kháu khỉnh. Con đáng yêu và rất quấn bà ngoại. Gia đình tôi tuyệt nhiên không bao giờ nhắc đến khoảng thời gian đó nữa, cũng không bao giờ hỏi tôi về thầy, về cha của Sún.
Nỗi vất vả khi làm một người mẹ đơn thân không phải ai cũng có thể hiểu, nhất là khi tôi lại làm mẹ ở cái tuổi quá trẻ như vậy.
Nhưng tôi biết mình không được phép mềm yếu, mình có gia đình bên cạnh, mình phải cứng cỏi lên để có thể chăm sóc được con. Thời gian đó, tôi tạm nghỉ học để ở nhà chăm sóc cho con cứng cáp hơn một chút.
Nhưng cuộc đời chưa chịu dừng lại ở đó, vào một buổi chiều, bố mẹ tôi đi làm về và bị tai nạn giao thông. Họ đột ngột qua đời. Khi đó, tôi đang học cuối năm 12 và bé Sún đã được gần 2 tuổi.
Nỗi vất vả khi làm một người mẹ đơn thân không phải ai cũng có thể hiểu (Ảnh minh họa)
Không thể diễn tả được nỗi đau tột cùng của anh chị em tôi khi đột ngột mất đi 2 người thân yêu nhất ấy. Riêng với tôi và con, nó chẳng khác gì rơi xuống vực sâu mà không cách nào lên được.
Tôi đã làm khổ bố mẹ quá nhiều, chưa bù đắp được một ngày nào mà giờ bố mẹ đã vội ra đi. Bây giờ khi đang ngồi đây và viết những dòng này, tôi vẫn đang khóc. Nhưng không còn là giọt nước mắt yếu đuối của ngày ấy, tôi chỉ muốn cho bố mẹ thấy là tôi đã vượt qua nỗi đau đó như thế nào và sống ra sao, để bố mẹ có thể yên lòng.
Hết năm học lớp 12, tôi một mình đem con ra Bắc, mặc cho lời ngăn cản quyết liêt của anh chị. Nhưng tôi quyết tâm thực hiện mong mỏi của bố khi còn sống, đó là tôi có thể đỗ được vào trường đại học KTQD (kinh tế quốc dân). Vừa chăm con, vừa ôn thi, đó là khoảng thời gian cơ cực, gian khó nhất đối với một đứa con gái vốn chưa bao giờ phải chịu khổ về vật chất như tôi.
Tôi gửi con ở một nhà trẻ tư nhân, sáng đi dạy thêm, chiều đi chạy bàn, tối về nhà lại vừa chăm con vừa ôn thi. Ấy thế mà tôi cũng đỗ, đỗ vào ngành cao điểm nhất trường hẳn hoi. Ngày biết tin mình đỗ đại học, tôi ôm con ngồi khóc suốt cả một đêm. Cuộc sống của mẹ con tôi giờ sẽ đi tiếp về đâu đây?
Phòng trọ nghèo nàn, thiếu thốn đủ mọi mặt. Vậy mà trời thương con tôi vẫn lớn lên kháu khỉnh và khỏe mạnh. Con đáng yêu, nghe lời và sống rất tình cảm. Anh chị tôi thương em, bảo tôi để con cho anh chị nuôi vài năm cho đến khi tôi học xong, nhưng thằng bé quấn mẹ, không thể xa tôi được 1 tuần.
Vậy là tôi vừa đi học, vừa đi làm, vừa chăm con. Nhiều lúc nghèo đến mức tôi chỉ có thể ăn cơm trắng qua ngày, dành tiền mua sữa cho con. Con thiếu thốn, chưa bao giờ biết đến một bộ quần áo đẹp, chưa bao giờ được tôi đưa đi chơi. Vậy mà con không hề đòi. Có lẽ con cũng thương mẹ vất vả và hiểu hoàn cảnh của mình nên rất yêu tôi. Nhiều đêm nằm ôm con, nghĩ về lời con trẻ thỉnh thoảng lại hỏi con không có bố hả mẹ, mà tôi ứa nước mắt.
Tôi cũng mong mỏi cho con một cuộc sống đủ đầy, một gia đình hoàn chỉnh, nhưng có lẽ chưa phải là lúc này. Tôi thương con tôi phải lớn lên dưới mái nhà trọ nghèo nàn chật chội, với sự bận rộn của mẹ, với thiếu thốn đủ đường. Càng thương con, tôi lại càng điên cuồng lao đầu vào học và đi làm.
Vốn tiếng Anh cũng khá nên tôi xin vào làm cho một công ty du lịch, đi tour quanh Hà Nội, nhận tiền típ từ khách du lịch nước ngoài. Tiền lương làm thêm và sự giúp đỡ của anh chị cũng đủ cưu mang mẹ con tôi chật vật đi hết 4 năm dài. Bốn năm đó, công việc gì tôi cũng đã từng thử, có đêm chỉ ngủ 2-3 giờ đồng hồ. Từ gia sư, rửa bát thuê, chạy bàn, PG, đến bán hàng, phụ bếp, gì tôi cũng từng làm.
Và trong một lần đi gia sư, tôi đã gặp chị. Chị là mẹ của học sinh tôi dạy và cũng là một người mẹ đơn thân. Biết hoàn cảnh của tôi, chị thương lắm. Chị giúp đỡ tôi rất nhiều mà bây giờ tôi vẫn chưa sao trả nghĩa cho chị hết được.
Chị coi tôi như em gái, cho tôi vào làm trong công ty của chị, vô tình lại là nơi phù hợp với ngành nghề tôi đang học. Vậy là mới năm thứ 3 thôi, tôi đã có công việc với đồng lương đủ nuôi con mà không cần nhờ đến anh chị nữa.
Bây giờ, khi đã ra trường được 2 năm, nhờ sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của chị, tôi đã là trưởng bộ phận, đã có đủ tiền để nuôi con, thuê cho con một cái nhà tốt hơn, mua cho con hộp sữa tốt hơn.
Vì yêu cầu công việc, tôi cũng chú trọng đến ngoại hình nhiều hơn. Và ít nhất cũng đã trở thành một trưởng bộ phận năng động, trẻ trung và xinh xắn như mọi người nhận xét.
Khi cuộc sống đang dần ổn định như thế thì tôi lại gặp lại thầy. Thầy xuất hiện trước mắt tôi một cách tình cờ khi thầy đưa cháu trai đến xin việc. Chúng tôi gặp nhau, nhanh chóng nhận ra nhau, rồi cũng nhanh chóng lấy lại vẻ bình thản để đối diện với nhau.
Hận thù trong lòng tôi sớm đã không còn. Tôi chỉ nhìn thầy như một người bạn đã quá lâu không gặp, không chút tò mò về cuộc sống của thầy, cũng không còn bất cứ cảm xúc nào nữa. Và khi đó, tôi biết rằng, tôi đã có đủ dũng khí để gạt lại quá khứ sau lưng mà sống tiếp.
****
Nhiều dân mạng bật khóc cho rằng, cuộc đời của mỗi con người là một câu chuyện dài. Và đây là một cuộc đời cay đắng, nhiều nước mắt. Họ khâm phục ý chí người phụ nữ nghị lực trong câu chuyện, cũng trách cho thầy giáo thiếu tình yêu thương kia.
Nick name Kiến Còm chia sẻ: "Tôi đã khóc khi đọc câu chuyện về cuộc đời chị. Xót xa cho phận đàn bà phải trải qua nhiều đắng cay tủi nhục để có ngày hôm nay. Thương cho chị quá. Chúc chị luôn mạnh khỏe và vượt qua tất cả".
Còn Hoàng Nguyên lên tiếng: "Chị ơi! Chị thật là mạnh mẽ. Em ngưỡng mộ chị quá. Quá nhiều nỗi đau, quá nhiều tủi nhục với một cô nữ sinh. Chúc chị luôn thành công trong cuộc sống".
"Em xin cảm ơn câu chuyện của chị. Em cũng đang ở trong một nỗi đau, có lẽ chẳng bao giờ em vượt qua được. Giờ có câu chuyện của chị em như có thêm niềm tin, có thêm sức mạnh. Em cảm ơn chị nhiều ạ!" Bạn Ly Ly Trần chia sẻ.
Không ít những người đồng cảnh ngộ cũng vào đây cùng chia sẻ câu chuyện cuộc đời của mình "cảm ơn chị, chị đã tiếp thêm nghị lực cho em", "cảm ơn chị, tôi cũng đang rất đau lòng", .... Với nhiều dân mạng câu chuyện như là một tấm gương về nghị lực kiên cường của con người khi gặp khó khăn, thử thách. Họ chúc cho chị sớm vượt qua nỗi đau, tìm được những điểm tựa, ánh sáng trong cuộc đời.
Theo VNE
Màng "trinh" của đàn bà và sự ích kỉ của đàn ông Phụ nữ, ngã ngớn trong vòng tay của đủ loại đàn ông, nếm mùi tình dục mà chẳng cần tình yêu, xem sự dâng hiến đơn giản là thỏa mãn cảm xúc chứ không bận tâm đến sự thăng hoa của tình cảm thì hẳn - là - hư - hỏng. Cái màn trinh của phụ nữ không phải là thước đo cho...