Những Bitcoin ‘thất lạc’ sẽ đi về đâu?
Bitcoin có nguồn cung là 21 triệu, nhưng khoảng 3 – 4 triệu Bitcoin trong số đó đã bị thất lạc vì nhiều lý do khác nhau.
Khi nào Bitcoin được xem là “thất lạc”?
Theo trang River Financial, muốn sử dụng Bitcoin, ta phải có khóa riêng tư (private key) để chứng minh quyền sở hữu. Khi đánh mất khóa này, ta không còn cách nào chứng minh mình là chủ nhân của số Bitcoin trong ví, đồng nghĩa với việc không ai có thể sử dụng số Bitcoin đó được nữa.
Hàng triệu Bitcoin không thể sử dụng được nữa vì sai lầm của chủ nhân
Có bao nhiêu Bitcoin đã thất lạc?
Không thể xác định chính xác số Bitcoin đã bị mất. Trong những năm đầu tiên, nhiều người không nhận ra giá trị tương lai của đồng mã hóa này nên đã vô tình làm mất phần cứng chứa Bitcoin, quên khóa riêng tư hoặc cho không Bitcoin… Nhiều báo cáo ước tính rằng có khoảng 3 – 4 triệu Bitcoin đã thất lạc, mà nguồn cung Bitcoin hiện giờ chỉ có khoảng 21 triệu Bitcoin, như vậy chỉ còn khoảng 17 – 18 triệu Bitcoin có thể được lưu thông trong thị trường.
Bitcoin đã thất lạc như thế nào?
Về lý thuyết, blockchain Bitcoin là một sổ cái điện tử cực kỳ bảo mật và bất biến, giao dịch nhầm lẫn rất hiếm xảy ra. Những trường hợp mất Bitcoin chủ yếu do lỗi của con người.
Mặt khác, có hàng triệu Bitcoin đang “yên vị” trong ví của chủ nhân suốt một khoảng thời gian dài, không biết khi nào chúng sẽ được lưu thông trở lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa số Bitcoin đó đã bị mất. Ví dụ tiêu biểu chính là trường hợp của “cha đẻ” Satoshi Nakamoto. Người tạo ra Bitcoin đang giữ một số lượng lớn đồng mã hóa và không hề thực hiện bất kỳ giao dịch nào, hoàn toàn loại bỏ số tiền đó khỏi quá trình lưu thông. Với việc Satoshi nắm giữ hơn 1 triệu Bitcoin, tổng nguồn cung của đồng mã hóa này thực tế không đạt đến 21 triệu Bitcoin.
Khi có một lượng Bitcoin không biến động suốt một thời gian dài, thị trường sẽ xem như thể số Bitcoin này đã bị loại khỏi lưu thông và điều chỉnh giá dựa trên nguồn cung thấp hơn.
Bitcoin không được giao dịch trong một thời gian dài sẽ xem như bị loại khỏi lưu thông
Video đang HOT
Những trường hợp mất Bitcoin
Lỗi người dùng
Bitcoin là tài sản cho phép chủ sở hữu tự bảo quản mà không cần giao cho bên trung gian. Tuy nhiên, tự bảo quản tài sản đồng nghĩa với việc người dùng khó có thể lấy lại số tiền nếu xảy ra sai sót. Nhiều người giữ ví Bitcoin trên ổ cứng cá nhân hoặc thiết bị lưu trữ bên ngoài, sau đó vô tình vứt bỏ, tiêu hủy thiết bị. Người đàn ông tên James Howells từng nổi tiếng vì… vô tình vứt đi ổ cứng chứa số Bitcoin trị giá gần 300 triệu USD, tính theo mức giá thị trường hiện nay.
Rủi ro bảo mật từ bên thứ ba
Sợ đánh mất khóa riêng tư, không ít người lựa chọn giải pháp lưu ký tiền mã hóa, trao tiền cho các tổ chức lưu ký có kinh nghiệm và chuyên môn. Dù vậy, các tổ chức này cũng dễ trở thành đối tượng tấn công của tin tặc, phản ánh qua nhiều vụ hacker cố tình nhằm vào các sàn giao dịch tiền mã hóa để lấy khóa riêng tư của hàng loạt người dùng.
Sai sót trong giao dịch
Các giao dịch Bitcoin không thể thay đổi sau khi được thêm vào chuỗi khối. Do đó, nếu lỡ gửi Bitcoin đến một địa chỉ không chính xác, ta có khả năng mất luôn số Bitcoin đó. Cách duy nhất để khôi phục là đối phương hoàn tiền cho ta.
Dù vậy, trường hợp này cực kỳ hiếm xảy ra nên nhiều ví điện tử có khả năng tự động kiểm tra xem địa chỉ có hợp lệ không trước khi ta nhấn gửi Bitcoin. Để tránh mất Bitcoin, ta nên xác minh địa chỉ của đối phương trước khi tiến hành giao dịch.
Rất khó để tìm lại Bitcoin thất lạc, nhưng đã có một số trường hợp thành công
Bitcoin không được thừa kế
Bitcoin có thể thất lạc vĩnh viễn khi chủ nhân qua đời mà không chia sẻ khóa riêng tư cho bất cứ ai. Có nhiều trường hợp người đã khuất không bao giờ tiết lộ họ sở hữu Bitcoin, do đó người thân quanh họ cũng không biết số Bitcoin đó tồn tại để tìm cách khôi phục.
Làm cách nào để lấy lại Bitcoin đã mất?
Gần như không có cách nào khôi phục Bitcoin bị mất. Theo Bankrate, có một số dịch vụ như CryptoAssetRecovery.com tuyên bố khôi phục Bitcoin cho những ai lỡ quên mất mật khẩu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thành công.
Việc Bitcoin thất lạc ảnh hưởng ra sao đến mạng lưới Bitcoin?
Càng nhiều Bitcoin bị mất, số Bitcoin còn lại sẽ càng tăng giá trị. Chưa kể, Bitcoin có thể được chia nhỏ nhiều lần nên những Bitcoin thất lạc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cả mạng lưới. Theo Bitcoin Magazine, mỗi 0,00000001 Bitcoin tương đương với 1 Satoshi (đặt theo tên “cha đẻ” đồng tiền này).
Làm cách nào bảo vệ Bitcoin?
Ngày nay, có nhiều giao thức ra đời để bảo vệ khóa riêng tư và mật khẩu của chủ sở hữu Bitcoin. Nếu không nhờ vào dịch vụ lưu ký tiền mã hóa, bạn có thể giảm nguy cơ mất Bitcoin bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn mới nhất về bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu.
Người tự xưng là 'cha đẻ Bitcoin' chuẩn bị hầu tòa
Ông David Wright, người tự xưng đã tạo ra Bitcoin, chuẩn bị đối mặt với vụ kiện tranh chấp trị giá 64 tỷ USD.
Phiên tòa sắp xét xử tại bang Florida, Mỹ không chỉ liên quan đến ví chứa một triệu Bitcoin, mà có thể còn chỉ rõ danh tính thật của Satoshi Nakamoto - cha đẻ Bitcoin.
Danh tính của Satoshi Nakamoto là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới tài chính. Đến nay, công chúng vẫn chưa biết tên gọi này là đại diện của một người hay tổ chức. Ngoài ra, một thắc mắc khác là lý do khiến Satoshi vẫn chưa từng động đến một BTC nào trong ví của mình.
Những câu hỏi này có thể được giải đáp trong phiên tòa sắp tới tại Florida. Cụ thể, người thân ông David Kleiman đang kiện lập trình viên Australia Craig Wright, đối tác cũ của gia đình. Ông Wright từng tuyên bố bản thân là người tạo ra Bitcoin vào năm 2016. Tuy nhiên, phát biểu của ông bị cộng đồng tiền số phản bác.
Vụ kiện nhắm đến người đã tạo ra Bitcoin
Phía nguyên đơn đưa ra các bằng chứng cho thấy Kleiman và Wright từng cùng làm việc để tạo ra Bitcoin. Nên nếu ông Wright đang sở hữu một triệu Bitcoin, gia đình Kleiman phải được chia một nửa.
"Mối quan hệ giữa họ là hai người bạn hợp tác cùng nhau. Nhưng một người lại muốn chiếm hết cho bản thân khi đối phương qua đời", Tibor Nagy, luật sư của gia đình Kleiman nói.
Craig Wright tự xưng mình là người tạo ra Bitcoin.
Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho ông Wright cho biết họ có bằng chứng cho thấy ông Wright đã tạo ra Bitcoin mà không có sự giúp đỡ của Kleiman. "Tôi tin rằng không có gì đáng tin để chứng minh rằng họ từng hợp tác", Andres Rivero, luật sư của ông Wright chia sẻ.
Phía nguyên đơn cho biết ông Wright đã nhận sự giúp đỡ của Kleiman trong giai đoạn 2008 để hoàn thành bài báo dài 9 trang giới thiệu về hệ thống tiền điện tử. Theo đó, họ cùng nhau hợp tác để viết sách trắng (whitepaper) và tung Bitcoin ra thị trường.
Đến năm 2011, Kleiman thành lập một công ty ở Florida với tên W&K Info Defense Research. Gia đình người đàn ông đã mất cho rằng doanh nghiệp nói trên là dấu hiệu cho sự hợp tác với ông Wright. Tuy nhiên, luật sư phía bị đơn phản hồi rằng trên thực tế không có quan hệ hợp tác nào.
Đến ngày 26/4/2013, ông Kleiman qua đời. Vào tháng 5/2016, ông Wright tuyên bố rằng mình là người tạo ra Bitcoin. Tuy nhiên, tuyên bố của người này nhận phải chỉ trích từ cộng đồng nhà đầu tư Bitcoin. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến xung quanh việc hai người đàn ông này có đủ kiến thức để tạo ra Bitcoin hay không.
"Chuyên môn máy tính của ông Kleiman rất sâu rộng. Có thể ông là người tạo ra Bitcoin. Nhưng không có đủ thông tin để xác minh điều đó", Emin Gun Sirer, người sáng lập Ava Labs cho biết.
Danh tính của Satoshi Nakamoto vẫn là bí ẩn
Ngày 31/10/2008, một ai đó đã sử dụng tên Satoshi Nakamoto để gửi một bài báo dài 9 trang cho nhóm các nhà nghiên cứu để giải thích về thuật ngữ tiền mã hóa. Vài tháng sau, mạng lưới Bitcoin đi vào hoạt động và Nakamoto đã thu về một triệu Bitcoin trong năm đầu tiên.
Danh tính người tạo ra Bitcoin vẫn là một bí ẩn.
Trong những ngày đầu của Bitcoin, không ai quan tâm đến danh tính của Nakamoto. Người này đã tích cực phát triển tiền mã hóa trong 2 năm tiếp theo bằng cách đăng bài trên bảng tin và gửi email cho nhiều nhà phát triển. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010, các hoạt động trên Internet của Nakamoto đều ngừng lại.
Năm 2014, Newsweek đưa tin rằng một người đàn ông tên Dorian Nakamoto là người tạo ra Bitcoin. Tuy nhiên, Satoshi đã lên tiếng phủ nhận điều đó. "Tôi không phải là Dorian Nakamoto", cha đẻ Bitcoin thông báo trên một diễn đàn. Đây cũng là hoạt động công khai cuối cùng của Satoshi Nakamoto.
Các nhà đầu tư Bitcoin cho rằng ví chứa một triệu Bitcoin của Satoshi Nakamoto mới là bằng chứng thuyết phục nhất cho danh tính của người này. Bất kỳ ai tự xưng là Satoshi Nakamoto đều có thể chứng tỏ bằng cách chuyển một phần nhỏ Bitcoin khỏi địa chỉ ví nói trên.
Nhiều ví Bitcoin lớn hoạt động trở lại sau hơn 12 năm Trong tuần qua, có 4 ví cá voi chứa tổng cộng 200 BTC được kích hoạt trở lại sau hơn 12 năm. Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi giao dịch tiền mã hóa Whale Alert, hôm 8/4, có 2 địa chỉ ví chứa tổng cộng 100 BTC được kích hoạt trở lại sau hơn 12 năm. Theo thị giá hiện tại,...