Những biểu tượng sắc đẹp mới của thế giới
Chiến thắng của Zozibini Tunzi ở Miss Universe và Toni-Ann Singh tại Miss World tiếp thêm động lực cho các cô gái da màu hiện thực hóa giấc mơ.
Có đến ba người đẹp da màu đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ cấp quốc gia trong những ngày cuối tháng 10. Điều đáng nói rằng lần đầu Miss Universe Japan và Miss Universe Canada trao ngôi vị cao nhất cho thí sinh gốc Phi.
Tiêu chuẩn nhan sắc khoảng 5 năm trở lại thay đổi rõ rệt. Các nước hầu như theo sát gout quốc tế khi người chiến thắng luôn là nhân tố tạo bất ngờ.
Thời Donald Trump còn nắm quyền Hoa hậu Hoàn vũ, ông luôn chọn người đẹp thân hình bốc lửa, tỷ lệ gương mặt hoàn hảo giành vương miện. Nhưng từ ngày bán lại format cho WME/IMG, mọi thứ đã khác.
Vậy đâu là lý do giúp các người đẹp da màu chiếm ưu thế hiện tại?
Câu chuyện truyền cảm hứng
Ngày 24/10, Nova Stevens đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Canada 2020. Chiến thắng của thí sinh cao 1,84 m lập tức gây tranh cãi bởi cô là gốc Kenya, không phải thuần Canada.
Hơn nữa, Stevens có làn da đen, đường nét gương mặt bị chê thiếu mềm mại và do đó, khi bàn đến nhan sắc, cô không hợp nhãn số đông.
Theo chuyên trang Missosology, Global Beauties đánh giá , Stevens hoàn toàn xứng đáng. Cô toát ra khí chất của người dẫn đầu vì đã được tôi luyện từ nhiều đau khổ trên hành trình khẳng định bản thân.
Năm 6 tuổi, gia đình Stevens ly tán do chiến tranh khiến cô phải lưu lạc tới Canada. Thiếu thốn tình cảm cha mẹ cùng với nỗi bất hạnh bị miệt thị ngoại hình đã luôn nhắc nhở cô phải thành công.
Ngày trước khi đăng quang, người mẫu 27 tuổi không ngừng đấu tranh đòi bình đẳng cho người da màu (đồng tổ chức các cuộc tuần hành Tự do ở Vancouver) nhất là sau vụ George Floyd bị cảnh sát ghì chết thương tâm hồi tháng 5.
Cô nói trên Daily Hive: “Tôi đứng đây để các bạn nhìn rõ màu da của tôi. Điều đó có thể không xóa bỏ định kiến phân biệt chủng tộc ở bạn, nhưng sẽ giúp bạn hiểu rõ những cuộc đấu tranh mà dân da màu phải trải qua”.
Nhan sắc gây tranh cãi của tân Hoa hậu Hoàn vũ Canada. Ảnh: Instagram.
Aisha Harumi Tochigi, thí sinh gốc Ghana gây tranh luận khi đội vương miện Miss Universe Japan 2020. Nhưng trên hết, cô được khen nhan sắc gợi cảm, khác biệt, và chưa được nhìn thấy ở các cựu hoa hậu xứ phù tang.
Lý giải thành công của Tochigi, Angelopedia khen cô nỗ lực và quyết tâm hơn thí sinh khác. Cô mới 24 tuổi nhưng rất chững chạc, nhiều trải nghiệm do lớn lên giữa hai nền văn hóa Á – Phi.
Thêm vào đó, Tochigi dù không đẹp xuất sắc nhưng ghi điểm trong hoạt động tình nguyện. Cô đi khắp thế giới để bảo vệ quyền phụ nữ, giúp đỡ trẻ em và lên tiếng vì người da màu.
“Năm nay xảy ra nhiều vụ phân biệt sắc tộc và độ tuổi trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Qua đây, tôi muốn nhắn nhủ rằng đừng phán xét người khác bằng vẻ bề ngoài. Hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu nhau”, cô bày tỏ.
Cô gái đầu trọc đăng quang Hoa hậu Nam Phi 2020. Ảnh: Instagram.
Câu chuyện Shudufhadzo Musida mang tới Miss South Africa 2020 truyền cảm hứng tích cực. Lớn lên trong ngôi làng nghèo, “người đẹp đầu trọc” luôn ước ao có cuộc sống ổn định hơn. Và Musida nhận ra cách duy nhất là phải học.
Nỗ lực của cô được đền đáp bằng tấm bằng cử nhân Khoa học xã hội về triết học, chính trị và kinh tế tại Đại học Pretoria, học ngành Quan hệ quốc tế của Đại học Witwatersrand, và giờ đây là vương miện Hoa hậu Nam Phi danh giá.
Có thể Musida kém sắc trong cảm nhận nhiều người, nhưng bù lại cô mang trái tim nhân hậu và lạc quan.
Hoa hậu phát biểu rằng cô muốn tiếp thêm động lực đến cộng đồng như cách bản thân được truyền cảm hứng bởi những phụ nữ da màu mạnh mẽ như Oprah Winfrey, Beyonce, Basetsana Kamelo và Michelle Obama.
Video đang HOT
Sự thể hiện thuyết phục
Tại địa hạt đấu trường quốc tế, những “viên ngọc trai của lục địa đen” tỏ ra không hề tầm thường.
Trong đêm chung kết Miss Universe 2019, với câu hỏi ứng xử: “Điều quan trọng nhất chúng ta cần dạy các cô gái trẻ thời này là gì?”, Zozibini Tunzi – đại diện Nam Phi – trả lời: “Không gì ngoài tinh thần lãnh đạo. Đó là điều các cô gái trẻ và những phụ nữ thiếu hụt trong thời gian dài. Không phải vì chúng ta chẳng làm được, mà bởi vì những định kiến xã hội thường áp đặt lên phụ nữ”.
Cả khán phòng đã ồ lên và vỗ tay không ngớt. Từ một gương mặt kém nổi bật, Tunzi trở thành chiến binh “ngựa ô” và ghi điểm tuyệt đối sau câu trả lời trên.
Zozibini chứng minh khát khao làm người lãnh đạo và nỗ lực xóa bỏ góc nhìn cũ kỹ về phụ nữ ở thế kỷ 21 – điều mà Miss Universe luôn tìm kiếm. Do đó, chiến thắng đến với cô cũng là điều dễ hiểu.
Suốt nhiệm kỳ, do dịch Covid-19, hoa hậu chưa thể đi nhiều nơi nhưng vẫn chăm chỉ làm công tác thiện nguyện ở quê hương. Cô cho thấy ngoài trí tuệ ra thì phong thái giao tiếp cũng nhẹ nhàng, tự nhiên và thu hút.
Hai cô gái đăng quang hai đấu trường lớn nhất thế giới năm ngoái đều là người da màu. Ảnh: Instagram.
Cùng năm 2019, Miss World chọn người đẹp da màu lên ngôi. Đó là Toni-Ann Singh, cô gái của Jamaica (3 trong số 5 thí sinh tiến sâu nhất mùa giải đó là người da màu).
Toni-Ann Singh chỉ cao 1,67 m, số đo ba vòng kém hấp dẫn. Cô khác biệt không chỉ vì ngoại hình mà còn bởi sống có lý tưởng và đam mê. Mẹ Singh truyền cảm hứng cho mọi thử thách của con gái. Cô nhấn mạnh: “Gia đình như nguồn cội sức mạnh, giúp tôi thành con người hôm nay”.
Hoa hậu có bề dày thành tích học tập tốt, từng theo học chuyên ngành Tâm lý học và nghiên cứu phụ nữ tại Đại học bang Florida (FSU). Cô dự định tìm hiểu về ngành y ở tương lai.
Toni-Ann Singh cũng gây trầm trồ với giọng hát ngọt ngào trời phú. Trong đêm chung kết Miss World, cô phô diễn trọn vẹn giọng hát nội lực ca khúc I Have Nothing của huyền thoại Whitney Houston.
“Tôi nghĩ tôi đại diện cho một điều đặc biệt, một thế hệ phụ nữ đang nỗ lực thay đổi thế giới”, Singh nói trước hàng triệu khán giả.
Hoa hậu Lương Thùy Linh – top 12 Miss World 2019 – chia sẻ với Zing: “Toni-Ann Singh không chỉ có giọng hát rất hay mà còn là người sống tình cảm, quan tâm đến các thí sinh khác. Tôi nghĩ cô ấy đăng quang là xứng đáng. Mọi người có thể thấy cô ấy được chúc mừng, cổ vũ ra sao trên sân khấu”.
Điều Toni-Ann Singh, Zozibini Tunzi làm được mở ra bước ngoặt mới cho nhan sắc gốc Phi trên đấu trường quốc tế, thúc đẩy sự tự tin và động lực để các cô gái da màu chinh phục đam mê của mình.
'Hoa hậu giống đàn ông' và hiểm họa của miệt thị ngoại hình
Miệt thị cơ thể bắt nguồn từ việc vật lộn với vấn đề ngoại hình của chính mình. Đôi khi chúng ta không nhận ra đã làm tổn thương người khác, cho đó là góp ý hiển nhiên.
Hoa hậu gì giống đàn ông vậy?", "Nhan sắc như vậy mà đăng quang hoa hậu sao?"...
Đây là hai trong những câu bình luận miệt thị ngoại hình mà Hoa hậu Nam Phi Shudufhadzo Musida và Hoa hậu Hoàn vũ Canada Nova Stevens đối mặt sau khi đoạt vương miện.
Hai hoa hậu mới đăng quang có nhiều điểm chung như đều là người gốc Phi, đầu để trọc, gương mặt góc cạnh và chuẩn bị tham gia đấu trường nhan sắc lớn nhất hành tinh Miss Universe 2021.
Tuy trở thành hoa hậu, cả Musida và Stevens nhận không ít bình luận miệt thị, nhất là câu nói "Hoa hậu giống đàn ông".
"Miệt thị phụ nữ giống đàn ông đã là quá đáng với phái đẹp, đây lại là người đẹp đăng quang cuộc thi cấp quốc gia. Nhiều người vẫn nghĩ miệt thị là lời góp ý, thực tế nó nguy hại hơn nhiều", một độc giả bình luận.
Câu nói "Hoa hậu giống đàn ông" là lời miệt thị nặng nề với Shudufhadzo Musida và Nova Stevens. Ảnh: Instagram.
Tân Hoa hậu Canada có đáng bị miệt thị?
Vượt qua 39 thí sinh, Nova Stevens đăng quang Hoa hậu tại cuộc thi Miss Universe Canada 2020. Sau đêm chung kết, cô viết trên trang cá nhân: "Tôi là người da đen nhưng là công dân Canada. Tôi đứng đây với tư cách phụ nữ da màu nói lên quyền lợi những người vô tội đã chết vì bạo lực và thù hận. Tôi muốn các bạn lắng nghe và thấu hiểu điều này".
Tuy nói lên tiếng lòng của phụ nữ da màu, Nova Stevens vẫn nhận không ít bình luận chê bai không xứng đáng với vương miện. Đăng quang ngôi vị hoa hậu tại quốc gia Bắc Mỹ, Nova gặp không ít khó khăn. Giữa nhiều thí sinh da trắng, tóc vàng, tân hoa hậu là thí sinh độc nhất.
Người đẹp 27 tuổi vốn sinh ra ở Kenya, quốc gia vốn có nhiều xung đột và chiến tranh. Năm lên 6, cô phải xa gia đình. Stevens được các tổ chức cứu trợ đưa đến Canada, trong khi mẹ cô ở lại trại tị nạn của Liên Hợp Quốc Sudan, cha và các anh chị lại ở Ethiopia.
Lối sống tự lập từ nhỏ kèm với nỗi đau chiến tranh, xa gia đình đã thúc đẩy Nova đi theo con đường hoạt động từ thiện, thường xuyên lên tiếng vì cộng đồng người da màu.
Tân Hoa hậu Hoàn vũ Canada mang vẻ đẹp trí thức, luôn đấu tranh vì cộng đồng. Ảnh: Instagram.
Trong các thí sinh tham gia Miss Universe Canada 2020, người đẹp gốc Kenya có bề dày hoạt động người mẫu ở thị trường quốc tế cùng các hoạt động kêu gọi bình đẳng giới, chống phân biệt chủng tộc.
Trong cuộc phỏng vấn với Daily Hive, tân hoa hậu nói: "Tôi hành động vì lý tưởng của chính mình và xã hội. Tôi sẽ không ngồi yên chứng kiến bất công với người da màu. Tôi vinh hạnh vì tiếng nói của mình được quan tâm".
Việc ủng hộ người da màu và kinh nghiệm hoạt động thiện nguyện là yếu tố giúp Stevens đăng quang. Tuy nhiên, đây cũng là lý do chính khiến người đẹp bị miệt thị. Cô bị cho là có các đường nét quá thô của người gốc Phi, không mang đặc trưng của người Bắc Mỹ...
Tuy nhiên, cuộc thi Miss Universe mà Stevens sắp tham gia ủng hộ vẻ đẹp tri thức, không phân biệt màu da, sắc tộc. Hơn nữa, gương mặt không phải là tiêu chí duy nhất để nói lên nét đẹp của phụ nữ.
Nói cách khác, Nova Stevens không đáng bị miệt thị và hoàn toàn xứng đáng với vương miện Miss Universe Canada 2020.
Phụ nữ dễ bị miệt thị hơn đàn ông
Tờ Healthline cho biết body shaming ở phụ nữ không mới nhưng ngày càng phổ biến vì sự phát triển của mạng xã hội. Nghiên cứu cho thấy phim ảnh, truyền hình và cả báo chí thường xuyên đưa ra hình ảnh "phi thực tế" về nét đẹp và cơ thể của phụ nữ.
Thế nào là phụ nữ đẹp?
Phải thừa nhận một điều những cô gái eo thon, chân dài, da trắng luôn thuận lợi hơn bộ phận còn lại. Điều đó do định kiến từ lâu của thế giới về "chuẩn mực cái đẹp". Tất nhiên, không thể một sớm một chiều thay đổi điều đó.
Như trường hợp của Miss Universe Canada vừa đăng quang. Cô bị miệt thị chỉ vì không hợp quy chuẩn "da trắng, mặt thon, mũi cao...", như những gì truyền thông "tiêm" vào trí óc của chúng ta nhiều năm nay.
Và để trả lời thế nào là đẹp, không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Ngoại hình đẹp hay tâm hồn đẹp? Điều đó tùy thuộc vào cách nhìn và hệ giá trị riêng của mỗi người.
Nghiên cứu đăng trên The Guardian cho thấy phụ nữ, đặc biệt là người da màu bị chỉ trích nhiều hơn cả. Từ miệt thị ngoại hình, phụ nữ sau đó bị lăng mạ, đe dọa thậm chí tấn công tình dục.
"Tôi phải dùng thuốc an thần để bình tĩnh vì những tài khoản ẩn danh chỉ trích màu da của tôi. Họ thậm chí lan truyền thông tin mật, tấn công tài khoản mạng xã hội và dùng nó để đe dọa tôi", Nadiuska, 19 tuổi nói với The Guardian.
Phụ nữ thường trốn chạy hoặc im lặng khi bị miệt thị, tấn công trên mạng xã hội. Ảnh: Instagram.
Anne-Birgitte Albrectsen, người đứng đầu nghiên cứu miệt thị phụ nữ của Plan International, cho biết những cuộc tấn công trên mạng tuy không diễn ra ở đời thực nhưng lại đe dọa, hạn chế quyền tự do ngôn luận của họ.
"Việc cố tình miệt thị phụ nữ, nhất là người da màu là hành động kém văn minh trong thời đại kỹ thuật số, làm hạn chế khả năng trở thành lãnh đạo của người tài năng", Anne-Birgitte Albrectsen nói.
Theo nghiên cứu của Plan International, có hơn một nửa trong tổng số 14.000 thanh niên từ 15-25 tuổi bị miệt thị trên mạng, trong đó đa phần là phụ nữ.
Trong cuộc khảo sát từ 22 quốc gia, nhiều người cho biết phản kháng cao nhất sau khi bị miệt thị là cãi nhau trên mạng xã hội, không có ý hành động nghiêm khắc nào được thông qua.
"Dịch Covid-19 đã thúc đẩy chúng ta gắn bó nhiều hơn với Internet. Điều này càng cho thấy nạn miệt thị diễn ra gay gắt hơn, các nền tảng mạng xã hội phải đẩy mạnh việc bảo vệ người dùng của họ", chuyên gia Albrectsen khẳng định.
Miệt thị ngoại hình nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ
Krystal Karges, CEO của công ty truyền thông Hope cho biết nhiều người không biết mình đang miệt thị ngoại hình người khác, chỉ vì sự vô tâm, đùa giỡn quá trớn. "Miệt thị ngoại hình ban đầu chỉ là những lời bông đùa và dần trở nên quá trớn, thiếu kiểm soát", cô nói.
Trong bài viết đăng trên Healthline, Karges "thách" các cô gái trẻ tự suy nghĩ trong một phút để trả lời các câu hỏi: "Đã bao nhiêu lần bạn tự than thở mặt mình giống đàn ông, bụng mình quá bự, bắp tay không thon gọn?", "Đã bao nhiêu lần bạn tự soi gương và thấy chán ghét khuyết điểm chính mình, phàn nàn về trang phục không vừa vặn?".
Nếu câu trả lời là có, xin "chúc mừng", bạn đã gia nhập hội "body shaming".
Krystal Karges khẳng định từ suy nghĩ chán ghét chính mình, body shaming dần ăn sâu vào tư tưởng và cho rằng đó chỉ là lời góp ý bình thường, không có gì phải tự ti.
Chuyên gia khẳng định những lời chê bai không chỉ là vấn đề miệt thị. Việc coi trọng bản thân quá mức và dùng điều đó phán xét người khác là biểu hiện của bệnh tâm lý, cần phát hiện sớm và chữa trị, bởi điều này nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ.
"Miệt thị cơ thể ăn sâu vào tiềm thức chúng ta, bắt nguồn từ việc vật lộn với vấn đề của chính mình. Vì vậy, đôi khi chúng ta không nhận ra mình miệt thị và làm tổn thương người khác, cho rằng đó chỉ là lời góp ý", Krystal Karges nói.
Giống trường hợp của Hoa hậu Hoàn vũ Canada và Hoa hậu Nam Phi, việc bị chỉ trích "giống đàn ông, xấu, không đẹp chuẩn hoa hậu..." có thể bắt nguồn từ những câu nói đùa với nhau, nhưng lại dần trở thành vũ khí bằng ngôn từ tấn công người khác.
Miệt thị ngoại hình, cân nặng bắt nguồn từ những lời bông đùa, châm chọc. Ảnh: Medium.
"Đặt trường hợp bạn là người bị hàng nghìn, thậm chí chục nghìn bình luận chê giống đàn ông, xấu xí hay gì đó, bạn sẽ thế nào? Tôi không nghĩ bạn đủ mạnh mẽ để tiếp tục đứng lên như Hoa hậu Hoàn vũ Canada hay Hoa hậu Nam Phi đâu", một ý kiến trong diễn đàn về hoa hậu ở Việt Nam viết.
Luật sư Mike Feuer sau khi chứng kiến nhiều vụ kiện tụng, tự tử đau lòng chỉ vì nạn nhân bị miệt thị ngoại hình đã thẳng thắn chỉ trích những cá nhân miệt thị màu da, ngoại hình người khác.
"Body shaming là hành động sỉ nhục để hậu quả đau đớn và lâu dài. "Nó chế giễu và bêu xấu người khác, làm mất đi sự tụ tin và khiến họ duy trì ý tưởng có hại rằng mình không hoàn hảo", ông nói với Los Angeles Times.
Mike Feuer nói thêm việc body shaming về bản chất không phải là tội danh nhưng thúc đẩy người bình thường trở thành nạn nhân của những sự việc đau lòng.
"Và chúng ta không nên dung thứ cho điều đó", Feuer khẳng định.
Vì sao Hoa hậu Nam Phi 2020 gây tranh cãi sau đăng quang? Với làn da nâu và gương mặt góc cạnh, Shudufhadzo Musida gặp nhiều tranh cãi khi đăng quang. Tuy nhiên, tân Hoa hậu Nam Phi có nét đẹp học thức và nhiều kinh nghiệm làm từ thiện. "Tôi đã đạt được ước mơ từ nhỏ của mình", Shudufhadzo Musida (Shudu) xúc động nói trong khoảnh khắc đoạt vương miện Hoa hậu Nam Phi....