Những biến tấu hấp dẫn của chè đậu đỏ Sài Gòn
Chè đậu đỏ không chỉ là món tráng miệng mát lành mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm. Ngoài chè truyền thống, bạn có thể thưởng thức những biến tấu khác như patpingsu, zenzai…
Chè đậu đỏ được nhiều người ưa chuộng vì ngọt mát, ăn ngon và bổ. Nếu là những ngày đầu năm, ăn đậu đỏ còn mang ý nghĩa may mắn, tốt lành. Ở TP HCM, muốn ăn chè đậu đỏ, dễ tìm nhất là đến quán chè hoặc ra chợ, ghé những gánh / hàng chè bình dị, tùy thích gọi một chén chè chỉ có đậu đỏ hay thêm bánh lọt, nước dừa, đá bào.
Bên cạnh đậu xanh, đậu đỏ cũng là loại đậu có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác tạo thành những biến tấu hấp dẫn. Chỉ riêng chè Việt, đậu đỏ đã có nhiều loại, như đậu đỏ hạt sen, đậu đỏ trân châu, đậu đỏ sương sáo, đậu đỏ sữa dừa, đậu đỏ yến mạch… Bạn có thể thưởng thức riêng từng loại, hoặc gọi chung một ly thập cẩm rất ngon.
Chè đậu đỏ cũng là món tráng miệng yêu thích của nhiều nước châu Á nên ở Sài Gòn, nơi tập trung nhiều món ngon các nước, bạn có thể thưởng thức thêm chè đậu đỏ kiểu Hàn Quốc, Nhật, Hoa. Ngoài chè Hoa, chè Hàn Quốc và Nhật thường ăn kèm với kem, trái cây, đá bào, si-rô rất hấp dẫn.
Patpingsu – chè đậu đỏ Hàn Quốc
Đây là món chè đậu đỏ đang được yêu thích nhất hiện nay ở Sài Gòn. Ngoài đậu đỏ, patpingsu còn có kem, thạch, trái cây, kẹo dẻo, si-rô, sữa. Nhiều nguyên liệu như thế nên patpingsu thường được phục vụ trong tô, đĩa sâu lòng hoặc ly lớn, xếp từng lớp rất hấp dẫn.
Ở Sài Gòn, Hanuri trên đường Sư Vạn Hạnh (Q.10) là quán Hàn giá rẻ lại ngon rất được lòng giới trẻ hiện nay. Là địa chỉ yêu thích của nhiều người nên Hanuri cũng có patpingsu. Bên cạnh đó, nếu muốn ăn chè đậu đỏ đúng kiểu Hàn, bạn có thể ghé quán cà phê kem Bene trên đường Đồng Khởi (Q.1) và Angle In Us trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1). Đây là hai quán cà phê kiểu Hàn đang được giới trẻ yêu thích hiện nay.
Zenzai – Chè đậu đỏ Nhật
Cũng như patpingsu Hàn Quốc, zenzai Nhật ở Sài Gòn thường được ăn kèm với những món tráng miệng ngọt ngào khác, như kem trà xanh, kem vani, mochi, shiratama, trái cây… Được yêu thích nhất là matcha zen, chè đậu đỏ kem trà xanh, với hương vị quyến rũ của kem mát lạnh, đậu đỏ ngọt thanh và bột nếp shiratama dai dai.
Ngoài chuỗi cửa hàng MOF, địa điểm thưởng thức các món tráng miệng Nhật quen thuộc của người Sài Gòn, thì Watcha Café trên đường Tôn Thất Tùng (Q.1) và Shibuya Wagon trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1) cũng là những nơi được giới trẻ yêu thích hiện nay vì giá rẻ, thực đơn đa dạng. Tùy theo những nguyên liệu đi kèm mà đậu đỏ ở những nơi này sẽ có nhiều loại như matcha anmitsu, shiratama zen…
Chè đậu đỏ kiểu Hoa
Chè đậu đỏ ở những quán chè Hoa tại Sài Gòn thường nấu đơn giản, chủ yếu chỉ có đậu đỏ, trần bì, bột báng. Tuy vậy, chè đậu đỏ ở những nơi này rất ngon. Hạt đậu được ngâm kỹ, nấu khéo nên vừa mềm, vị lại không quá ngọt mà có chút nhân nhẫn của trần bì, ăn vào cảm giác rất mát, bổ.
Ở Sài Gòn, muốn ăn chè Hoa thì vào khu quận 5, nơi đây có những quán chè, xe chè danh tiếng mấy chục năm, như chè Thanh Tâm đường Bùi Hữu Nghĩa, chè Nhà Đèn (hay chè cột điện) đường Trần Hưng Đạo, chè Hà Ký đường Châu Văn Liêm, chè Tường Phong đường An Điềm…
Theo Phương Nghi / Báo Phụ Nữ
[Chế biến] - 4 biến tấu thơm ngon của bánh bao cho bữa sáng
Chị em có thể làm những chiếc bánh bao nóng hổi này cho gia đình thưởng thức vào bữa sáng cuối tuần.
Có rất nhiều cách làm bánh bao khác nhau mà cách nào cũng đem lại sự hấp dẫn và thích thú khi thưởng thức.
Bánh bao chay
Nguyên liệu:
- 300g bột mì
- 12,5g men
- 30g đường
Video đang HOT
- 150g nước hoặc sữa tươi
Cách làm:
Chuẩn bị nước ấm khoảng 35 độ C và cho đường vào hòa tan. Trộn men với nước. Khuấy đầu và để khoảng 5 phút. Nếu không thích cho đường bạn có thể bỏ qua nó
Cho bột mì vào trong một bát lớn. Đổ nước có mem từ từ vào bột rồi khuấy đều.
Sau đó, nhào bột cho mịn, mềm. Lúc đầu có thể dính một chút. Đậy bát lại, rồi ủ bột trong khoảng 1 giờ hoặc cho đến khi chỗ bột nở lên gấp đôi.
Khi bột đã nở lên gấp đôi, cho bột ra khỏi bát.
Sau đó lăn bột thành thanh thuôn dài có đường kích khoảng 2,5cm hoặc bất kì kích thước nào mà bạn muốn.
Rắc một ít bột mì lên bề mặt phẳng bạn làm bánh. Rồi cắt thanh bột thành các miếng có kích cỡ vừa ý. Phết một ít dầu ăn vào phần dưới đáy của miếng bột để chống dính. Cho nước lạnh vào nồi. Đặt xửng lên, cho bánh vào xửng. Đậy vung, đun sôi. Tiếp tục hấp bánh thêm 15 phút sau khi nước sôi là được.
Bánh bao đường
Nguyên liệu:
- 7ml dầu lạc
Nhân đường:
- 15g bột mì; 45g bột đường nâu; 7g hạt vừng rang
Vỏ bánh:
- 300g bột mì; 12g men; 30g đường; 150ml nước
Cách làm:
Làm vỏ bánh
Chuẩn bị nước ấm khoảng 35 độ C và cho đường vào hòa tan. Trộn men với nước. Khuấy đầu và để khoảng 5 phút. Nếu không thích cho đường bạn có thể bỏ qua nó.
Cho bột mì vào trong một bát lớn. Đổ nước có mem từ từ vào bột rồi khuấy đều.
Sau đó, nhào bột cho mịn, mềm. Lúc đầu có thể dính một chút. Đậy bát lại, rồi ủ bột trong khoảng 1 giờ hoặc cho đến khi chỗ bột nở lên gấp đôi.
Khi bột đã nở lên gấp đôi, cho bột ra khỏi bát.
Sau đó lăn bột thành thanh thuôn dài có đường kích khoảng 2,5cm hoặc bất kì kích thước nào mà bạn muốn.
Làm nhân bánh:
Làm móng chảo rồi cho 15g bột mì vào rang cho đến khi có màu hơi nâu. Lửa để nhỏ trong quá trình này. Trộn phần bột mì đã rang với 45g đường nâu và hạt vừng rang.
Sau đó, chia bột bánh thành các phần bằng nhau, viên tròn lại rồi ấn dẹt. Dùng thìa xúc một ít nhân bánh lên vỏ.
Dùng ngón tay trái và ngón trỏ để gấp bánh hình tam giác (như trong hình), rồi miết kín các mép bánh lại.
Dùng cọ phết dầu ăn vào phần dưới đáy của bánh bao, cho bánh đặt lên xửng hấp rồi cho vào nồi. Hấp bánh trong khoảng 10 phút. Tắt lửa và đợi thêm 5 phút rồi cho bánh bao nhân đường ra, thưởng thức khi đang còn nóng nhé!
Bánh bao bí đỏ
Nguyên liệu:
- 560g bí đỏ, lấy bỏ hạt, chia là 8 phần
- 120g bột gạo nếp
- 100g lạc rang, xát bỏ vỏ, băm nhỏ
- 105g đường nâu
- 60g vụn bánh mì
- 45ml dầu lạc
Cách làm:
Làm vỏ bánh
- Cho bí đỏ vào nồi hấp chín, mặt vỏ để xuống dưới. Khi bí ngô chín, cho ra để nguội.
- Dùng thìa múc phần thịt bí ngô ra một bát rồi nghiền nhuyễn. Lúc này thu được khoảng 340g thịt bí ngô.
- Từ từ trộn bột gạo nếp với thịt bí ngô, mỗi lần khoảng 30g bột gạo nếp. Bạn có thể trộn bằng dĩa hoặc đũa cho đến khi chúng kết hợp với nhau. Trộn cho đến hết phần bột gạo nếp. Rắc ít bột lên chống dính. Dùng tay nhào một cho đến khi chúng hòa quyện thành một khối mịn, mềm mại.
- Cho vụn bánh mì vào một bát, để riêng.
Làm nhân bánh
- Trộn lạc rang băm nhỏ với đường nâu trong một bát cỡ trung bình, từ từ thêm 15ml nước tồi trộn đều bằng dĩa.
- Chia hỗn hợp bí đỏ với bột nếp thành 4 phần bằng nhau, sau đó chia mỗi phần này thành 4 phần nhỏ nữa. Sau đó viên các phần bột này thành các viên tròn.
Hoàn thiện
- Ấn dẹt một viên bột, xúc phần nhân đường lạc vào, dùng tay gói các mép bánh lại và miết, xoa xoa vào lòng bàn tay để bánh kín hết các mép, nhân không rơi ra ngoài.
- Bạn có thể sử dụng nhân đậu đỏ ngọt (sweet bean paste) thay vì nhân đường nâu lạc.
- Lăn bánh bí bao bí ngô qua vụn bánh mì, làm tương tự với chỗ bánh còn lại.
- Đun nóng dầu ăn trong một chảo chống dính trên ngọn lửa cao cho đến khi dầu ấm, nóng. Cho bánh vào chảo, rồi chiên trong 2 phút cho đến khi bánh có màu vàng nâu. Lật bánh. Đậy vung lại, hạ thấp nhiệt độ, chiên bánh thêm trong 2 phút. Kiểm tra bánh sau một phút, nếu bánh đã có màu vàng nâu thì tắt bếp, đậy vung, om bánh trong nồi 1 phút. Sau đó, chuyển bánh ra ngoài cho nguội.
Bánh bao bí đỏ chiên ăn khi đang còn ấm là ngon nhất. Bạn có thể bọc bánh thật kỹ trong túi nilon hoặc trong hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh đến 3 ngày.
Bánh bao khoai lang tím
Nguyên liệu:
- Dầu để phết
Phần màu trắng của bánh:
- 200g bột mì; 5g men nở; 15g đường; 100ml nước
Phần bột màu tím:
- 200g bột mì; 5g men nở; 15g đường
Cách làm:
Gọt vỏ khoai lang tím, cắt thành những miếng nhỏ rồi cho vào nồi hấp khoai 15 phút. Sau đó, dầm nát khoai bằng muôi hoặc thìa.
Chuẩn bị nước ấm khoảng 35 độ C rồi cho đường vào hòa tan. Trộn men nở vào nước, khuấy đều và để trong 5 phút.
- Cho bột vào bát lớn, đổ nước có men từ từ vào và khuấy đều.
- Sau đó nhào bột cho đến khi mềm, mịn. Lúc đầu có thể bột sẽ hơi dính một chút.
Làm lại các bước trên, trộn bột mì với khoai lang tím nghiền rồi nhào cho đến khi bột mịn.
Để cả hai phần bột nghỉ trong 1 giờ hoặc cho đến khi bột nở lên gấp đôi.
Sau đó, viên hai phần bột trắng và tím này thành hai viên tròn lớn.
Dùng cán bột cán mỏng hai phần bột. Lấy tấm bột tím để đè lên trên tấm bột trắng rồi từ từ cuộn chúng lại.
Dùng dao cắt cuộn bột thành các phần nhỏ. Phết một ít dầu ăn vào mặt dưới cùng của bánh khi đặt lên nồi hấp để bánh không bị dính vào vỉ hấp.
Đun sôi nồi nước và để thêm 15 phút nữa cho bánh chín. Sau đó vặn nhỏ lửa, để thêm khoảng 5 phút sau đó cho bánh bao khoai lang tím và ăn nóng.
Theo T.H
Khám phá
9 món ăn dễ chế biến từ quả bơ Cùng vào bếp, biến tấu những món ăn cực ngon và bổ dưỡng lại vô cùng dễ làm từ quả bơ khi mùa bơ đang rộn ràng. Bơ nướng trứng: Bơ bổ làm đôi, bỏ hạt, khoét một chút ruột rồi đập trứng vào, nướng trong 15 phút, rắc muối tiêu ăn nóng. Sinh tố bơ chuối: Thành phần cơ bản gồm bơ,...