Những biện pháp chống chơi lậu lừng danh trong lịch sử làng game
Ngày xưa đã có nhiều cách để chống các anh em hay “chơi chùa”.
Ngày nay, DRM là thứ bị rất nhiều anh em game thủ ghét bỏ vì làm giảm hiệu năng của máy khiến game lag hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc chống hack và chống chơi lậu đã xuất hiện từ lâu rồi anh em ạ. Và vì công nghệ ngày xưa chưa phát triển nên các nhà phát triển game từng dùng rất nhiều cách độc lạ để bảo vệ đứa con tinh thần của họ. Trong bài viết này, mời anh em cùng mình điểm lại những cách chống chơi lậu game độc đáo và có phần hơi hài hước từng được sử dụng nhé.
Star Trek: 25th Anniversary (1992)
Cũng như trong loạt phim Star Trek đình đám, khi anh em muốn dịch chuyển sang một địa điểm khác trong tựa game Star Trek: 25th Anniversary thì cũng phải sử dụng bản đồ sao và cổng dịch chuyển. Tuy nhiên, các nhà phát triển game không để tên địa điểm lên bản đồ trong game mà chỉ đánh số thôi, nếu muốn biết nơi nào đánh số mấy thì anh em phải lật tờ hướng dẫn chơi đính kèm trong hộp ra mới biết được. Nếu không có hướng dẫn mà chọn đại một địa điểm nào đó thì sẽ đụng phải phi đội của quân địch và tiếp tục bị tấn công nếu vẫn chọn sai. Vì vậy, nếu không có tờ hướng dẫn thì gần như là không thể chơi game.
Prince of Persia (1989)
Khi anh em chơi đến level 2 thì sẽ gặp một căn phòng chứa đầy lọ nước bí ẩn cùng với những chữ cái kế bên. Lúc đó, bên dưới màn hình sẽ hiện thông báo hướng dẫn anh em mở đến một trang, dòng và từ chính xác trong tờ giấy hướng dẫn chơi thì mới biết chọn lọ nước nào. Nếu không có tờ hướng dẫn thì khó mà biết uống chai nào là đúng và uống sai 3 lần thì vị hoàng tử của chúng ta sẽ trúng độc mà chết. Nếu uống đúng thì anh em mới được qua màn.
Video đang HOT
Metal Gear Solid (2000)
Trong cả hai bản game trên PlayStation và PC của Metal Gear Solid đều yêu cầu anh em phải chỉnh đúng tần số radio thì mới cho chơi tiếp. Lúc đó, nhân vật trong game nói rằng “tần số ở sau hộp đĩa CD”, mà cái hộp đó không phải là một cái hộp trong game đâu, đó là hộp đựng đĩa game ngoài đời thật ấy. Hầu hết người chơi đều nghĩ rằng cái đĩa được đề cập là đĩa CD trong kho đồ của Snake và cố gắng tìm cách lật cái đĩa trong game lại lại mà không nghĩ game đang phá vỡ bức tường thứ tư.
Leisure Suit Larry III (1989)
Leisure Suit Larry III là một tựa game phiêu lưu kể về Larry Laffer, một người vừa ly hôn vợ, đến một khu nghỉ mát để cho thư thả đầu óc và được ý trung nhân mới có tên Passionate Patti. Tuy nhiên, không hiểu vì sao Larry lại bỏ rơi cô này ở ngoài vùng hoang dã và nhiệm vụ của anh em khi chơi game là phải tìm ra cô này. Khi anh em đi đến một sòng bạc ở phần đầu game thì nhân viên bảo vệ sẽ chặn đường anh em và đòi số vé có trên tờ hướng dẫn. Cuốn hướng dẫn sử dụng của game thì được thiết kế theo phong cách một tờ giới thiệu tham quan du lịch không có gì đặc biệt cả. Nếu anh em không có tờ hướng mà chọn sai thì anh bảo vệ sẽ buộc tội anh em dùng vé giả và đuổi anh em đi, thế là trò chơi kết thúc.
The Secret of Monkey Island (1990)
The Secret of Monkey Island là một game phiêu lưu hành động dạng point and click láy bối cảnh tại vùng biển Caribbean đầy cướp biển. Ngày xưa, nếu muốn chơi phiên bản cũ của game thì phải quay một tấm bìa cứng được in hình mặt của nhiều tên cướp biển sao cho khớp với vòng quay trên màn hình máy tính thì mới biết ngày tháng rồi giải các câu đố trong game. Đến phiên bản thứ hai thì người chơi cũng cần một từ bìa cứng tương tự nhưng dưới dạng bánh xe Mix ‘n’ Mojo nên nếu không có bánh xe được bán kèm theo đĩa thì chỉ có ngồi nhìn thôi anh em ạ.
The Colonel’s Bequest (1989)
Tựa game cổ điển của nhà phát triển Sierra có phương pháp chống chơi lậu khá là bài bản anh em ạ. Mỗi bản game sẽ đi kèm với một cái kính lúp làm bằng bìa cứng cùng với phần kinh được làm từ nhựa màu đỏ. Khi bắt đầu chơi, game sẽ hiện ngẫu nhiên dấu vân tay và bắt anh em dùng cái kính lúp để soi dấu vân tay được ẩn sau bản tấm bản đồ. Anh em phải chọn đúng thì mới được chơi tiếp.
Operation Stealth (1990)
Tựa game này còn có tên khác là James Bond 007: The Stealth Affair cũng có cách chống chơi lậu game độc đáo không kém. Trong quyền sách hướng dẫn chơi game có một tấm hình theo phong cách trừu tượng. Khi bắt đầu chơi thì game sẽ hiện ra một phiên bản trắng đen của tấm ảnh và anh em phải chọn đúng màu như hình thì mới được.
Dòng game huyền thoại Prince Of Persia sắp 'hồi sinh' ?
Trước thềm buổi Livestream Ubisoft Forward thứ hai sắp được tổ chức, cộng đồng game thủ và nhiều trang tin trên toàn cầu đang bắt đầu âm ỉ những tin đồn về số phận của Prince Of Persia - tựa game Hoàng tử Ba Tư lừng danh một thời.
Sau thành công của tựa game Karateka, nhà làm game Jordan Mechner đã bắt tay thực hiện Prince of Persia (1989) và đưa tựa game này trở thành huyền thoại. Prince Of Persia chinh phục người chơi vì những màn giải đố và phiêu lưu đầy ấn tượng, quan trọng hơn hết, trò chơi còn vẽ nên cả thế giới "nghìn lẻ một đêm" quyến rũ và không trùng lặp với các tựa game khác cùng thời đại. Phiên bản Prince Of Persia này được xem là một trong những tựa game vĩ đại nhất mọi thời, và đã khai sinh thêm hai phiên bản The Shadow and the Flame và Prince of Persia 3D.
Dòng game Prince Of Persia đã trải qua một cuộc cách mạng vào năm 2003, khi Ubisoft giữ quyền phát triển và phát hành dòng game này. Phiên bản đầu tiên Prince of Persia: The Sands of Time là một cú hích thật sự ở thời điểm đó, nhận được điểm số rất cao từ giới chuyên môn và tiêu thụ được đến 14 triệu bản (tính đến năm 2014). Sau phiên bản này, hai phần kế tiếp Warrior Within và The Two Thrones đều được đón nhận tốt, hoàn tất bộ ba Prince Of Persia kỷ nguyên mới.
Dù vậy, Prince Of Persia đã không còn giữ được phong độ và bắt đầu xuống dốc, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Ubisoft phải ưu tiên cho những dự án tiềm năng hơn - mà Assassin's Creed là một trong số đó. Trớ trêu ở chỗ Assassin's Creed ban đầu chỉ là một tựa game "ăn theo" Prince Of Persia, không thể ngờ rằng, dòng game này trở thành tài sản lớn nhất của Ubisoft nhiều năm về sau và góp phần "khai tử" chính Prince Of Persia.
Tuy nhiên có vẻ như Prince Of Persia đã sắp được Remake (làm lại hoàn toàn mới, chỉ sử dụng cốt truyện, tuyến nhân vật và các chất liệu cũ) dựa trên những tin đồn và chuyển động gần đây của Ubisoft. Vào rạng sáng nay, một cửa hàng bán lẻ đã vô tình làm hé lộ phiên bản Prince Of Persia dành cho PS4 và Nintendo Switch, dĩ nhiên thông tin này đã bị gỡ bỏ ngay sau đó, nhưng cũng đủ trở thành "giọt nước tràn ly" khiến những lời đồn đoán về Prince Of Persia bùng lên.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, Prince Of Persia Remake sẽ được Ubisoft công bổ trong buổi Ubisoft Forward tiếp theo và ra mắt đâu đó trong quãng thời gian cuối 2020, đầu 2021. Tuy nhiên, phiên bản nào sẽ được Remake (hoặc cả ba phần) vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.
Konami thiết kế trang phục cho Fall Guys theo phong cách Metal Gear Solid Konami tại Vương quốc Anh vừa ra mắt thiết kế riêng cho Fall Guys: Ultimate Knockout theo phong cách của Metal Gear Solid Big Boss và Solid Snake. Cộng đồng game thủ Fall Guys: Ultimate Knockout mới đây vừa xôn xao vì Konami vừa đăng hình ảnh những bộ trang phục theo phong cách Metal Gear Solid cho Fall Guys lên Twitter. Fall...