Những biến hóa trong “đại án” triệu tỷ
Bị cáo Trương Mỹ Lan xuất hiện tại tòa, được xếp ngồi hàng ghế đầu. Chồng của bà Lan, bị cáo Chu Lập Cơ ngồi hàng đối diện cách nhau một lối đi.
Phía dưới không xa là Trương Huệ Vân, cháu gái ruột của Trương Mỹ Lan.
Họ là vợ chồng, con cháu và hôm nay ra tòa cùng là bị cáo trong một vụ án đặc biệt nghiêm trọng với số tiền rút ruột tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) lên tới cả triệu tỷ đồng.
Làm thuê cũng được “tặng” tiền tỷ
Chúng tôi và có lẽ rất nhiều người dân Việt Nam sẽ khó có thể hình dung được số tiền ấy lớn đến cỡ nào, phải so sánh như thế nào để dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Nhưng có một điều, chiêu trò “phù phép” để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng SCB của Trương Mỹ Lan chẳng khác nào một bộ phim truyện kéo dài suốt 10 năm (2012-2022). Một trong những nguyên nhân sai phạm hơn 10 năm tại SCB không bị phát hiện đã được cơ quan điều tra làm sáng tỏ. Đó là những “thủ thuật” hết sức tinh vi, những chiêu thức vô cùng bài bản, quy mô với hàng ngàn cá nhân câu kết chặt chẽ, ràng buộc chằng chéo.
Tập đoàn này được ví như mô hình kim tự tháp, trong đó những cấp dưới của Trương Mỹ Lan lần lượt là người thân, anh em trong gia đình. Theo quy ước ngầm thì sự tin cậy và sự thân tín sẽ giảm dần theo mức độ đến đáy của mô hình. Khi tham gia vào mô hình kim tự tháp, các cá nhân được Trương Mỹ Lan trả lương, tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB tùy theo cấp bậc.
“Bộ sậu” quan trọng nhất có vai trò giúp sức để bà Lan chiếm đoạt tiền được chính bà tuyển chọn và đưa vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại SCB gồm: Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh lớn, trưởng ban kiểm soát. Tương ứng với mỗi vị trí là mức lương từ 200-500 triệu đồng/tháng chưa bao gồm các phúc lợi khác. Trong phiên xét xử ngày 7/3, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) là người đầu tiên được HĐXX gọi lên bục xét hỏi. Bị cáo Văn bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn khai chính bị cáo Trương Mỹ Lan đã đưa mình lên vị trí tổng giám đốc. Văn thừa nhận bà Lan cũng là người đứng sau điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng SCB. Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn xác định rõ tất cả các khoản vay của Trương Mỹ Lan đều không đúng, nhưng vì bà Lan nắm giữ phần lớn cổ phần trong SCB nên bị cáo đã “nhắm mắt đưa chân”. Bởi lẽ, Văn tin tưởng với chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Lan sẽ là nơi nương tựa, giúp cho Ngân hàng SCB phục hồi trong tái cơ cấu. Văn thừa nhận, Ngân hàng SCB chính là công cụ của bà Lan và bản thân Văn không được hùn hạp hay ăn chia gì mà chỉ làm thuê ăn lương.
Khi biết có đoàn thanh tra vào thanh tra ngân hàng SCB, những lần Văn ra Hà Nội đều được bà Lan nhờ mang “hộp trái cây” gửi cho Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra. Thời điểm đưa hộp quà, Văn không hề biết có bao nhiêu tiền trong đó. Tổng cộng Văn đã gặp và đưa cho bà Nhàn 3 lần quà, trong đó một lần là 200.000 USD tại cơ quan, những lần còn lại tại nhà riêng, với tổng số tiền 5,2 triệu USD (khoảng 118 tỷ đồng). Sau khi đưa tiền thì SCB không bị thanh tra.
“Với tư cách là Tổng giám đốc SCB, bị cáo biết rõ tình hình tài chính rất xấu của ngân hàng mình, tại sao không có biện pháp nào xử lý mà lại tham gia vào việc đưa hối lộ đoàn thanh tra?” – Thẩm phán hỏi.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân mất 2 ngày để đọc bản cáo trạng
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn lặng yên trong giây lát, rồi trả lời: “Bị cáo chỉ là người làm thuê…”.
Người làm thuê thứ hai cho Trương Mỹ Lan bị xét hỏi là Bùi Anh Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB. Bùi Anh Dũng dù là Chủ tịch ngân hàng nhưng cũng chỉ làm thuê cho Trương Mỹ Lan và được hưởng mức lương 70 triệu đồng/tháng vào các năm 2013-2014. Sau này cao nhất là khoảng 500 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Dũng còn được bà Lan cho 500.000 ngàn cổ phiếu trị giá khoảng 5 tỷ đồng tại ngân hàng SCB. Vì giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền tại SCB nên cuối năm 2020 và 2021, Bùi Anh Dũng được Trương Mỹ Lan tặng quà Tết mỗi lần 20 tỷ.
Video đang HOT
“Chỉ là quà Tết thôi mà 20 tỷ. Bị cáo có thắc mắc về khoản cho này không?” – Chủ tọa hỏi.
Bùi Anh Dũng nói rằng, bản thân nghĩ đó là quà Tết chủ cho nhân viên chứ không nghĩ được nhiều (!)
Không chỉ Bùi Anh Dũng có quà “khủng” ăn Tết mà tất cả những người thuộc nhóm thân tín, anh em họ hàng có vai trò giúp sức cho Trương Mỹ Lan đều được bà chủ tặng quà.
Món quà lớn nhất Trương Mỹ Lan tặng phải kể đến nhân vật Dương Tấn Trước (Tổng giám đốc Công ty Tường Việt) được bà Lan thẳng tay biếu tặng 1.500 tỷ đồng. Để được nhận quà lớn như thế, Dương Tấn Trước đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 4.752 tỷ đồng và gây thiệt hại 605 tỷ đồng tại ngân hàng SCB. Hôm nay, đứng trước tòa, bị cáo Dương Tấn Trước trình bày có quen biết Trương Mỹ Lan từ năm 2020. Biết bà Lan là người có uy tín nên muốn hợp tác làm ăn chung, từ đó mới chấp nhận dùng các công ty của mình đứng ra vay tiền cho. Được cho hàng ngàn tỷ nhưng hiện tại Trước vẫn đang phải ôm nợ 1.000 tỷ đồng do đứng tên vay hộ bà Lan. Hôm nay đứng trước tòa, chủ nợ Dương Tấn Trước không quên đòi tại chỗ Trương Mỹ Lan khoản nợ đó.
Bà Lan là con nợ, nhưng cũng là chủ nợ của rất nhiều người ở bên ngoài. Qua luật sư, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhắn con gái của mình gặp gỡ một số người đang thiếu tiền hoặc giữ tiền của bà, để thu hồi khắc phục hậu quả trong vụ án.
Lời khai trước tòa của các cựu lãnh đạo ngân hàng SCB cùng chồng cháu, anh em của Trương Mỹ Lan đã cho thấy mối quan hệ chằng chéo, các phi vụ làm ăn mờ ám, phi pháp với những khoản tiền khổng lồ được phơi bày thật sự làm người ta kinh ngạc.
Hệ sinh thái “gia đình trị”
Trong suốt phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan giữ thái độ nghiêm túc, chăm chú lắng nghe những người làm thuê một thời của mình trả lời và trình bày trước HĐXX. Trong đó, có lẽ đau xót hơn cả là chồng, cháu ruột cùng anh em họ hàng của bà Lan cũng đang phải hầu tòa. Trương Huệ Vân (sinh năm 1988), cháu gái của chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan. Bà Vân là thế hệ thứ tư của gia tộc họ Trương, được biết đến là người có ảnh hưởng lớn trong “đế chế” Vạn Thịnh Phát.
Bị cáo Trương Huệ Vân – cánh tay đắc lực giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt ngàn tỷ từ Ngân hàng SCB
Trương Huệ Vân được tin tưởng giao đứng tên cổ phần, góp vốn, tham gia quản lý nhiều công ty khác nhau thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát. Năm 2021, Trương Mỹ Lan mua lại Công ty cổ phần Lavifood để đưa vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và giao cho Trương Huệ Vân quản lý, điều hành. Quá trình hoạt động, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trương Huệ Vân sử dụng pháp nhân Công ty Lavifood vay vốn tại Ngân hàng SCB để phục vụ mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.
Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn thống nhất, chỉ đạo Trương Huệ Vân cho thành lập các công ty “ma” để lấy phương án kinh doanh mua bán nông sản với Công ty Lavifood nhằm lập hồ sơ vay vốn khống, tạo lập khoản vay, rút tiền từ Ngân hàng SCB để sử dụng cho các mục đích của hai người.
Cơ quan điều tra xác định từ năm 2020, Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty “ma” và 4 công ty có hoạt động thật (50 khoản vay), tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiền khỏi Ngân hàng SCB. Trương Huệ Vân được Cơ quan điều tra xác định là đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án, nhận thức rõ hành vi phạm tội, tác động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả.
Tại tòa, chủ tọa đề nghị bị cáo Trương Huệ Vân cho biết mối quan hệ và lý do làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan. Bị cáo Trương Huệ Vân nghẹn ngào, rớm nước mắt trả lời: “Do sống cùng cô ruột (bị cáo Trương Mỹ Lan) từ nhỏ, được cô cho ăn học, làm việc nên coi cô như mẹ, do đó tin tưởng tuyệt đối và đã làm theo chỉ đạo của cô, không dám cãi lại”.
Về phần của Chu Lập Cơ, chồng của Trương Mỹ Lan tham gia phiên xét xử, trả lời bằng tiếng Anh và có phiên dịch. Ngồi ở hai hàng ghế khác nhau và bị che chắn bởi cảnh sát bảo vệ, bị cáo Chu Lập Cơ rất ít khi nhìn sang phía bên trái, nơi có vợ mình.
Cũng như bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo Chu Lập Cơ nhờ luật sư gặp con gái, nói với con gái đi thu hồi các khoản tiền bên ngoài mà người ta đang nợ để về khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra trong vụ án. Như vậy, cả hai vợ chồng Lan – Cơ đều ý thức được những sai phạm mà mình gây ra, đều biết rõ hậu quả để lại nặng nề và dai dẳng đến mức nào.
Trong vụ án này, bị cáo Chu Lập Cơ được xác định giữ vai trò giúp sức đắc lực cho Trương Mỹ Lan “rút ruột” số tiền hơn 9.000 tỷ đồng từ Ngân hàng SCB. Chu Lập Cơ là cổ đông chính (có 99,26% cổ phần), Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ vai trò quyết định cao nhất tại Công ty cổ phần Times Square Việt Nam. Năm 2012, để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã trao đổi, thống nhất với Chu Lập Cơ và lãnh đạo Ngân hàng SCB về việc sử dụng các tài sản ở Times Square để đảm bảo cho các khoản vay.
Thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ đã ký biên bản họp đại hội đồng cổ đông; biên bản họp hội đồng quản trị của Công ty Times Square chấp thuận thế chấp tài sản của công ty để bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức do bà Lan chỉ định.
Sau khi có tài sản đảm bảo để vay vốn, Trương Mỹ Lan chỉ đạo các cá nhân tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Times Square lập các hồ sơ vay vốn khống, nhờ người đứng tên các khoản vay và ký khống hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Bằng phương thức này, từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, Chu Lập Cơ đã giúp Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống để giải ngân số tiền vay tại Ngân hàng SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng, tổng số tiền giải ngân là 29.441 tỉ đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiền vay vốn được sử dụng cho mục đích riêng của Trương Mỹ Lan.
Số tiền mà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt từ Ngân hàng SCB rất nhiều, những con số ngàn tỷ đồng xếp hàng dài trong bản cáo trạng. Nhưng điều khó tưởng tượng hơn cả chính là những âm mưu, thủ đoạn mà Trương Mỹ Lan dựng lên thành “hệ sinh thái” lừa đảo kéo dài suốt 10 năm trời. Ở đó, có gia đình, anh em dòng họ của Lan; có hàng loạt cán bộ ngân hàng, thanh tra, kiểm toán cùng các “đại gia” máu mặt trong giới làm ăn kinh doanh thương trường. Tất cả đã “gục ngã” trước cám dỗ quá lớn của tiền bạc mà bị cáo Trương Mỹ Lan ra tay sắp xếp cho “cuộc chơi” này.
Chủ tịch Phan Văn Mãi: Vụ Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn kinh tế-xã hội TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay vụ Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội TP.HCM, khiến một bộ phận cán bộ, cơ quan e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm.
Sáng 28.6, tại Q.4 (TP.HCM) diễn ra buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội khóa XV và trước kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM. Tham dự có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Xuân Hiển, Hội luật gia Q.4, đề cập Nghị quyết 54 trước đây còn chậm do cơ chế đặc thù chưa ngang tầm với sự phát triển của TP.HCM. Với nghị quyết mới, để đạt được kết quả tích cực và mang lại nhiều giá trị, ông Hiển đề nghị các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND cần chuẩn bị sớm để triển khai những quy định và cơ chế đặc thù mang tính tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực, giải quyết điểm nghẽn, phát huy tiềm năng.
"Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng lợi dụng cơ chế mới, chính sách đặc thù để tạo ra sai phạm", cử tri Nguyễn Xuân Hiển nói.
Cử tri Nguyễn Xuân Hiển phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh QUANG HUY
Còn cử tri Nguyễn Văn Hưng nêu ý kiến về tình hình khó khăn của các doanh nghiệp do thị trường bị thu hẹp, thiếu hụt dòng tiền, thiếu vốn vay.
"Đề nghị lãnh đạo TP.HCM quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm lãi suất vay của ngân hàng, mở rộng room tín dụng...", ông Hưng nói.
Tác động của vụ Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là rất lớn
Trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã điểm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM 6 tháng đầu năm 2023. Theo ông Mãi, tình hình chung thế giới, cả nước và nội tại TP.HCM là khó khăn.
"Hiện nay, thị trường thế giới đang trung bình giảm đơn hàng từ 30 - 50%, điều này khiến sản xuất trong nước thu hẹp lại, việc làm bị cắt, thu nhập của người lao động giảm sâu, ảnh hưởng đến an sinh, an ninh trật tự", ông Mãi nói.
Song song đó, TP.HCM cũng có những khó khăn riêng mà các địa phương khác không có. "Vụ việc liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội TP.HCM rất lớn và tác động đến việc một bộ phận cán bộ, cơ quan e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm", ông Phan Văn Mãi nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh thêm: "Từ khó khăn do dịch Covid-19 để lại, do tồn đọng trước đây, những sự việc xảy ra từ năm ngoái đến năm nay, gọi là "nội công ngoại kích", khó ngoài khó trong, nên 6 tháng đầu năm của TP.HCM có nhiều khó khăn".
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời ý kiến cử tri Q.4 ngày 28.6. Ảnh QUANG HUY
Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, ngân sách TP.HCM để duy trì sản xuất, tái cơ cấu, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, gần như mỗi tháng ông đều ngồi lại với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, các hội chuyên ngành để trao đổi, kết nối doanh nghiệp.
Thông qua đó, TP.HCM đã giải quyết linh hoạt so với quy định ở nhiều lĩnh vực, như hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp cho các doanh nghiệp. Thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi, và có kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để hạ mặt bằng lãi suất, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay hơn.
TP.HCM sẽ nâng cao chất lượng nền hành chính công vụ
Về Nghị quyết 98 thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua, ông Phan Văn Mãi cho hay nghị quyết đã được thông qua coi như là thành công bước đầu, nhưng thành công thực sự là phải tổ chức thực hiện đạt được kết quả.
TP.HCM đã xác định 38 nội dung cụ thể hóa nghị quyết mới cần trình cho HĐND TP.HCM trong các kỳ họp sắp tới trong năm nay.
Đồng thời, ngày 7.7, Thành ủy TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị cán bộ toàn TP.HCM để triển khai, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, kế hoạch của UBND, HĐND TP.HCM.
Sau đó, TP.HCM sẽ có theo dõi, phân công cụ thể, đôn đốc, khen thưởng, kỷ luật và có các biện pháp về công tác sắp xếp, điều chỉnh cán bộ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
Đặc biệt, Thành ủy TP.HCM dự kiến sẽ thành lập ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết do Bí thư Thành ủy TP.HCM làm trưởng ban. Trong ban chỉ đạo sẽ còn có các tổ công tác làm sao huy động được trí tuệ, nguồn lực từ trong và ngoài nước để góp ý thực hiện nghị quyết đạt kết quả tốt nhất.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh: "Một trong những yếu tố để triển khai nghị quyết thành công là tổ chức bộ máy và con người. TP.HCM đang xây dựng đề án nâng cao chất lượng nền hành chính công vụ, chú ý cả về con người và cơ chế chính sách, công cụ hỗ trợ".
Hợp đồng giả mạo gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm: Xử lý ra sao? Chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm giả mạo, hợp đồng đương nhiên không có giá trị pháp lý. Nếu chứng minh được ngân hàng SCB và bảo hiểm Manulife thông đồng với nhau thì cả hai đơn vị này cùng phải chịu trách nhiệm hình sự Liên quan đến vụ việc một phụ nữ 75 tuổi ở Hà Nội tố bị nhân...