Những biển hiệu chỉ có ở Việt Nam
Những biến báo “độc nhất vô nhị” có một không hai chỉ có ở Việt Nam.
Tấm biển rất đáng… chú ý.
Ăn một tô bún, khuyến mại một trái ớt.
Không có phụ nữ xấu, chỉ sợ không có đủ thịt cá sấu cho phụ nữ ăn.
Khu vực cực kỳ nguy hiểm.
Video đang HOT
Xe ôm.
Cảnh báo rõ ràng.
Nơi “giải quyết nỗi buồn”.
Nơi “giải quyết nỗi buồn”.
Chịu khó… nhịn 10 phút.
Không ôm ấp, sàm sỡ tại nhà hàng
Con đường kỳ lạ.
UBND xã cấm đổ rác.
Không sử dụng vỉa hè, lề đường để mua bán D-com 3G
Khu vực cực kỳ nguy hiểm.
Theo vietbao
"Lem nhem" biển hiệu ở Mũi Né
Dọc theo tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu (P.Hàm Tiến, TP. Phan Thiết, Bình Thuận) hiện nay xuất hiện rất nhiều biển hiệu tiếng nước ngoài sai quy định.
Điều đáng quan tâm là đa số các biển hiệu đều vi phạm Nghị định 75. Chẳng hạn như viết chữ nước ngoài đặt lên trên chữ tiếng Việt. Viết chữ tiếng Việt quá nhỏ so với chữ nước ngoài. Trong biển hiệu chỉ có một vài chữ tiếng Việt, còn lại là dày đặc tiếng nước ngoài. Thậm chí còn có những biển hiệu "chả thèm" viết tiếng Việt... Ông Lê Ngọc Ba, người dân ở KP.1, P.Hàm Tiến nói: "Chúng tôi là người dân địa phương, tiếng mẹ đẻ nhiều khi còn đọc chưa thông thạo, thì lấy gì biết tiếng Tây tiếng Tàu. Bây giờ suốt chiều dài con đường quê tôi (đường Nguyễn Đình Chiểu) cứ như nước ngoài. Chả biết những cái bảng kia viết nội dung gì. Nếu cơ quan chức năng sàng lọc lại được thì tốt hơn biết nhường nào. Vừa sạch đẹp mỹ quan thành phố, vừa cho du khách biết đây là quê hương Việt Nam mình".
Biển hiệu này chỉ có hai chữ tiếng Việt, nhưng có hàng trăm chữ nước ngoài - Ảnh: Quế Hà
Ông Nguyễn Linh, chủ một resort ở Mũi Né cho biết: "Thứ tiếng nước ngoài trên các biển hiệu sai quy định hầu hết được viết bằng tiếng Nga. Vì người Nga hiện chiếm đến 50% trong khách quốc tế ở Mũi Né". Cũng theo ông Linh, việc cơ quan chức năng lơi là hoặc nể nang với các "đại gia" du lịch chính là yếu tố tạo nên cảnh bát nháo về biển hiệu tiếng nước ngoài, thậm chí là quảng cáo trên địa bàn Mũi Né hiện nay. "Chúng tôi mong có sự chế tài nghiêm để lập lại trật tự trên lĩnh vực sử dụng tiếng nước ngoài cho biển hiệu quảng cáo. Đó cũng là việc cần thiết để làm trong sạch hơn thương hiệu du lịch Mũi Né", ông Linh đề nghị.
Biển hiệu đặt trên đường không theo quy định rất mất mỹ quan TP.Phan Thiết - Ảnh: Quế Hà
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa- Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin TP. Phan Thiết cho biết: "Có nhiều người lý giải thương hiệu ở Mũi Né ngày xưa đặt tên như vậy nên bây giờ không thể thay thế bằng tiếng Việt được. Lý giải này chúng tôi không chấp nhận. Anh viết tiếng nước nào kệ anh, nhưng phải có tiếng Việt to hơn ở trên. Vì đó là quy định của Luật Quảng cáo". Cũng theo ông Hòa: "Chúng tôi cũng đã họp với Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận đề nghị phải rà soát, kiểm tra lại tất cả các biển hiệu, kể cả biển quảng cáo có tiếng nước ngoài ở Phan Thiết, đặc biệt là khu vực Mũi Né. Tình trạng "lem nhem" này có phần lơi lỏng trong những năm qua"- ông Hòa nói.
Đây không một con phố của nước Nga, mà là đường Nguyễn Đình Chiểu của TP. Phan Thiết, Bình Thuận - Ảnh: Quế Hà
Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Hạnh- Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận cho biết, Sở đã có một tổ công tác chuyên chấn chỉnh việc này, nhưng hiệu quả chưa cao. Theo ông Hạnh, ngày 20.1 tới, Sở mời tất các các doanh nghiệp có biển hiệu đặt trên các tuyến đường khu vực Hàm Tiến, Mũi Né để triển khai nội dung Luật Quảng cáo mới. "Riêng các doanh nghiệp treo biển hiệu tiếng nước ngoài sai quy định, trong vòng 30 ngày không chỉnh sửa chúng tôi sẽ xử phạt nghiêm"- ông Hạnh nói.
Điều 33 của Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 quy định xử phạt trên lĩnh vực văn hóa thì hành vi vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu:
- Phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 trong các vi phạm sau đây: c) Không ghi đúng, đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.
- Phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 triệu đồng trong các vi phạm sau: a) Trên biển hiệu của cơ quan, tổ chức Việt Nam không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài; b) Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam; c) Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam.
Theo TNO
Kỳ lạ quán cà phê phố núi vừa bán vừa... đuổi khách Quán không đặt tên, không biển hiệu, cũng chẳng có bàn ghế sang trọng hay bất kì một bản nhạc nào, thế nhưng, quán cà phê của ông Chín Gia Lai lại đông khách đến mức vừa bán vừa phải... đuổi khách đi. Nằm ngay mặt tiền của con đường Đinh Tiên Hoàng (TP.Pleiku, GiaLai) quán cà phê của ông Ngô Hồng Hà...