Những biến động khi Thủ tướng Abe từ chức
Sau khi Thủ tướng Nhật thông báo từ chức, chỉ số chứng khoán đột ngột sụt giảm, cho thấy nỗi lo về kinh tế – chính trị thời kỳ hậu Abe.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua tuyên bố từ chức vì sức khỏe yếu và không muốn bệnh tật ảnh hưởng đến các quyết sách quan trọng, trở thành lãnh đạo đầu tiên của một nền kinh tế lớn rời nhiệm sở trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành.
Ngay sau thông báo của Thủ tướng 65 tuổi, tất cả nhân viên tại bộ phận pháp chế và hành chính thuộc Bộ Tài chính Nhật đều đứng bật dậy. “Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra”, một quan chức cấp cao giấu tên với khuôn mặt đăm chiêu cho hay. “Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài nín thở chờ đợi”.
Bộ Tài chính Nhật đang vận hành hết công suất để soạn thảo ngân sách năm tài khóa 2021, khi thời hạn cuối tháng 9 không còn xa. Do đó, đội ngũ nhân viên của bộ đều tự hỏi nội các mới và việc đảng cầm quyền lựa chọn người thay thế Abe sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình này.
Sự xáo trộn còn diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Nhật, cũng như nhiều nước khác, chịu những đòn giáng mạnh mẽ vì đại dịch. Thêm vào đó, kinh tế Nhật dường như ngày càng phụ thuộc vào biện pháp nới lỏng tiền tệ và chi tiêu tài khóa, hai chính sách đầu tiên trong chiến lược kích thích kinh tế Abenomics của ông Abe. Việc cải cách cấu trúc, chính sách còn lại, không đạt được mục tiêu trở thành trọng tâm như kế hoạch ban đầu.
Quá trình phục hồi kinh tế kéo dài nửa thập kỷ của Nhật Bản dưới sự giám sát của ông Abe đã kết thúc hồi năm 2018. Chỉ số trung bình Nikkei năm nay tạm thời tăng lên trên 24.000 điểm, cao hơn nhiều so với con số 10.230 khi ông Abe nhậm chức thủ tướng lần thứ hai năm 2012, mặc dù tổng sản phẩm nội địa quý II giảm tới 27,8% so với quý trước đó, phần lớn do ảnh hưởng của Covid-19.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp báo tuyên bố từ chức ở Tokyo hôm 28/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các nhà phân tích đều nhất trí rằng quá trình nắm quyền lâu dài giúp Thủ tướng Abe duy trì tầm ảnh hưởng ổn định cả trong và ngoài nước. Izuru Makihara, giáo sư chính trị tại Đại học Tokyo, cho biết về chính sách đối ngoại, ông Abe theo đuổi chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, củng cố quan hệ với Mỹ bằng cách ban hành luật an ninh quốc gia cho phép các đồng minh tự vệ tập thể.
Do đó, sự ra đi của ông Abe có thể để lại những tác động lớn về địa chính trị, đặc biệt tại thời điểm căng thẳng Mỹ – Trung không ngừng leo thang trên mọi lĩnh vực, từ thương mại đến quân sự. Lầu Năm Góc hôm 27/8 cho biết Trung Quốc đã phóng thử 4 tên lửa đạn đạo diệt hạm xuống Biển Đông. Sự việc này có thể khiến Washington có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh, làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang.
“ Bối cảnh an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể đang chứng kiến cơn địa chấn lớn. Với việc ông Abe từ chức, khu vực sẽ mất đi một bên ủng hộ quan trọng với chính sách cạnh tranh và đối đầu Trung Quốc tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như trên toàn cầu”, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức tư vấn RAND Corp ở Mỹ, nhận định.
Grossman cho rằng trong tương lai, Nhật không phải là nước duy nhất có sự bất định trong chính sách đối ngoại. Mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, khiến ông Abe trở thành mắt xích kết nối Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là Bộ Tứ, nhóm có quan điểm ngày càng quyết liệt với Trung Quốc vài tháng gần đây.
“Thủ tướng Abe là động lực và trí lực đằng sau một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Mối quan hệ thân thiết giữa ông với một Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa dân túy giúp xoa dịu phần nào nghi ngờ về độ tin cậy và năng lực lãnh đạo của Washington”, Patrick Cronin, chuyên gia châu Á – Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson ở Mỹ, đánh giá.
Bên cạnh việc hỗ trợ chính sách của Mỹ, ông Abe cũng “không ngần ngại kiến tạo vị thế lớn hơn và độc lập hơn cho Nhật Bản”, Cronin nói thêm. “Ông ấy biết thời điểm và cách thức thuyết phục Tổng thống Trump tránh những bước đi sai lầm, dù là về đối ngoại với Triều Tiên, Trung Quốc, hay việc hỗ trợ các đối tác trong khu vực”, chuyên gia cho hay.
Liệu người kế nhiệm Abe có thể xây dựng quan hệ nồng ấm với ông chủ Nhà Trắng như vậy hay không vẫn là một câu hỏi mở.
“Chúng tôi muốn cảm ơn Thủ tướng Abe vì sự lãnh đạo xuất sắc của ông ấy, với tư cách là thủ tướng nắm quyền liên tục lâu nhất Nhật Bản. Cùng với Tổng thống Trump, ông Abe đã giúp liên minh Mỹ – Nhật, cũng như mối quan hệ tổng thể giữa hai nước, trở nên vững chắc chưa từng thấy”, một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ giấu tên cho hay.
Sau khi nghe tin Thủ tướng Nhật từ chức, Trump cũng bày tỏ lo lắng về tình hình sức khỏe của ông. “Tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng cao nhất tới Thủ tướng Shinzo Abe, một người bạn rất tuyệt vời của tôi. Chúng tôi có mối quan hệ tuyệt vời và tôi cảm thấy rất buồn trước thông tin này”, Trump phát biểu hôm 28/8.
Trump đã gặp Abe nhiều lần trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Một quan chức ngoại giao Nhật Bản năm ngoái cho biết tần suất tiếp xúc chứng tỏ “mức độ quan hệ cá nhân thân thiết chưa từng có” giữa hai lãnh đạo.
Đối với tình hình chính trị trong nước, Yuichi Hosoya, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Keio của Nhật Bản và là chuyên gia an ninh hàng đầu nước này, cho biết việc ông Abe từ chức chắc chắn sẽ đẩy chính trường Nhật vào cảnh hỗn loạn hơn nữa.
“Những quan chức cốt cán của chính phủ, nhóm người muốn tiếp tục duy trì đường lối như hiện nay, có thể sẽ xung đột với nhóm người yếu thế hơn bị lãng quên, khiến cuộc tranh giành quyền lực trong đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thêm căng thẳng”, Hosoya giải thích.
Giáo sư này còn chỉ ra rằng dựa trên lịch sử Nhật Bản, những chính phủ nắm quyền lâu dài thường được tiếp nối bởi một chính phủ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Từ cuối những năm 1980, Nhật Bản từng thay 8 thủ tướng chỉ trong 9 năm.
“Thủ tướng kế nhiệm sẽ có rất nhiều việc phải làm”, Yuri Okina, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết.
Tổng thống Trump tiết lộ cuộc điện đàm đặc biệt với Thủ tướng Nhật Abe
Tổng thống Trump bày tỏ tiếc nuối trước quyết định từ chức của ông Abe và tiết lộ về cuộc điện đàm lần chót với Thủ tướng Nhật.
"Tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng cao nhất đối với Thủ tướng Shinzo Abe, một người bạn tuyệt vời của tôi", ông Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Air Force One.
"Tôi cảm thấy rất tệ vì điều đó", ông Trump nói thêm.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông Abe rất yêu đất nước Nhật Bản, đồng thời tiết lộ cả 2 sẽ có cuộc điện đàm trong thời gian tới.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe. (Ảnh: Reuters)
Cuộc điện đàm dự kiến diễn ra vào ngày 31/8 sẽ xoay quanh lý do ông Abe đột ngột từ chức. Bên cạnh đó Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ thông tin việc ông không thể tham gia Hội nghị G7 thời gian tới.
Ngoài ra, một nội dung khác nhiều khả năng sẽ được đề cập trong cuộc trao đổi là tầm quan trọng của quan hệ đồng minh giữa 2 nước, nhấn mạnh quan hệ này sẽ không thay đổi khi Thủ tướng mới lên nắm quyền.
Ngày 28/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe và không muốn bệnh tật ảnh hưởng tới công việc.
"Tôi đã quyết định từ chức Thủ tướng. Tôi không muốn bệnh tật dẫn tới những sai lầm trong các quyết sách quan trọng. Tôi không thể làm Thủ tướng nếu không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân", ông Abe cho hay.
Ông Abe là vị Thủ tướng Nhật Bản phục vụ lâu năm nhất trong lịch sử nước này, với 2.799 ngày nắm quyền liên tiếp.
Năm 2006, ông trở thành Thủ tướng thứ 90 của Nhật ở tuổi 52, nhưng buộc phải từ chức 1 năm sau đó vì chứng viêm loét đại tràng. Tới tháng 12/2012, ông tiếp tục nắm quyền Thủ tướng và nắm giữ cương vị này từ đó tới nay.
Trump lo lắng cho sức khỏe Abe Trump bày tỏ nỗi lo lắng khi Thủ tướng Nhật từ chức, cho rằng tình trạng sức khỏe của ông Abe có thể rất nghiêm trọng. "Tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng cao nhất tới Thủ tướng Shinzo Abe, một người bạn rất tuyệt vời của tôi", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực...