Những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu mà ai cũng cần biết
Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng trên dưới 30.000 trường hợp mắc thuỷ đậu, 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Thuỷ đậu tuy là bệnh lành tính, xong theo cảnh báo của các chuyên gia, bệnh này cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc…
Người lớn, bà bầu, trẻ em đều có thể “dính” thuỷ đậu
Trong thời gian gần đây, bên cạnh các dịch bệnh khác có bệnh nhân nhập viện như sốt xuất huyết, tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TW cũng ghi nhận nhiều phụ nữ mang thai mắc thủy đậu. Tại Khoa Virus – Ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới TW trong vòng một tháng trở lại đây đã có rất nhiều ca mắc bệnh thủy đậu.
Dù đang mang thai tuần thứ 15 nhưng chị K.T.L., 22 tuổi (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) không may bị mắc thủy đậu khiến chị hoang mang, lo lắng. Được biết, chị L. có tiếp xúc với anh trai, chị dâu và cháu gái đều bị mắc thủy đậu trước đó.
Chị K.T.L. không may bị mắc thủy đậu khi đang mang thai khiến chị rất lo lắng.
Tại các BV khác như BV Nhi TW, BV Bạch Mai… thi thoảng vẫn có bệnh nhân mắc thuỷ đậu gồm cả người lớn và nhập viện.
Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, thuỷ đậu còn có tên khác là bệnh trái rạ, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn suy giảm miễn dịch. Bệnh rất dễ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thuỷ đậu có tính lây nhiễm cao, nhất là trong giai đoạn sớm. Nó lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua những vật dụng có dính virus kể cả trong giai đoạn ủ bệnh khi cơ thể chưa nổi mụn nước.
Đây là một căn bệnh rất thường gặp. Hàng năm, bệnh vẫn thường tạo nên những trận dịch khiến cho số trẻ nhập viện cao và tỉ lệ biến chứng cũng vì thế trở nên nghiêm trọng hơn.
Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 – 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện mụn nước nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đối với trẻ, mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10mm.
Biến chứng của bệnh rất khó lường và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng
Theo thống kê của Hội Y học Dự phòng, năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh, 2017 là 39.000 ca, tăng 45.9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh. 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.
Tiêm phòng vắc xin: cách hữu hiệu để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, mắc bệnh thuỷ đậu sẽ phục hồi sau một quãng thời gian nhất định và không để lại di chứng gì nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, biến chứng của bệnh cũng rất khó lường và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng bao gồm: nhiễm trùng nốt thuỷ đậu- đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em, nguy cơ cao rơi vào giai đoạn 2 tuần sau khi các thương tổn xuất hiện. Nó cũng có thể dẫn đến chốc lở, đinh nhọt, viêm quầng và là di chứng về mặt thẩm mỹ đến suốt đời.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, biến chứng viêm phổi khi mắc thuỷ đậu cũng có thể xảy ra khiến trẻ có thể ho ra máu, khó thở, sốt cao, nguy cơ tử vong cao
Ngoài ra là biến chứng về nhiễm trùng máu, khi vi khuẩn có thể xâm nhập từ mụn nước thuỷ đậu bị vỡ và đi vào mạch máu
Một biến chứng khác của bệnh thuỷ đậu là biến chứng về thần kinh thường gặp là mất điều hòa tiểu não, viêm não, hội chứng Reye, viêm cột sống ngang, viêm màng não vô khuẩn, hội chứng Guillain-Barré
Ngoài ra, có một trường hợp đặc biệt khi bị mắc bệnh nhiễm sơ khởi ở tuổi nhỏ, virus Varicella Zoster sẽ “lẩn trốn” trong các hạch cảm giác trong cơ thể, sau đó, chúng có thể “thức dậy” ở tuổi trung niên gây ra bệnh Zona (giời leo) mạn tính. Đặc biệt nghiêm trọng là mẹ mang thai bị mắc bệnh thuỷ đậu có thể lây truyền sang con
Tiêm vắc xin là một trong những cách hữu hiệu để phòng chống bệnh thuỷ đậu
Do đó, các chuyên gia về y tế dự phòng lưu ý cha mẹ nên lưu ý tiêm phòng vắc xin phòng thuỷ đậu cho trẻ lẫn bản thân mình để giúp bảo vệ con trẻ trước nguy cơ mắc bệnh, cũng như chống lại các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nâng cao rào chắn miễn dịch cộng đồng tốt hơn.
Điều này giúp giảm số ngày bệnh của trẻ trong năm, cũng như góp phần bảo vệ nhóm người dễ bị biến chứng nặng khi mắc bệnh thuỷ đậu như: các bạn nhỏ bị suy yếu hệ miễn dịch, phụ nữ có thai mà chưa có miễn dịch
Hiện nay, các khuyến cáo đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai là nên tiêm phòng vắc xin MMR (Sởi – quai bị – Rubella) và thuỷ đậu trước một quãng thời gian nhất định mới nên có thai. Thời gian chờ đối với MMR là trước ít nhất 1 tháng, đối với thuỷ đậu là trước ít nhất 3 tháng.
Theo SK&ĐS
Biến chứng bệnh thủy đậu có thể gây viêm não, tử vong: Cha mẹ đừng chủ quan mà có thể mất con
Mùa hè năm nay, do tình hình thời tiết thay đổi thất thường nên những căn bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu, sởi, zona thần kinh... vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Hiện tại, số ca mắc bệnh thủy đậu vẫn đang tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều trẻ em. Nếu như bố mẹ không có sự đề phòng hoặc chữa trị kịp thời thì khả năng con phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm là rất cao.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella zoster gây ra, thường bùng phát dịch vào mùa xuân nhưng cũng có thể xảy ra quanh năm. Bệnh sẽ xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, có thể khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sau:
- Sốt, đau đầu, đau cơ.
- Có cảm giác hơi ngứa ngáy.
- Nổi mụn nước: Mụn nước có kích thước từ l - 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Nếu không phải đối mặt với biến chứng, bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Các nốt mụn sẽ khô dần, bong vảy, thâm da ở nơi có nổi mụn nước. Trong trường hợp bị nhiễm nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước có thể để lại sẹo.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Dù thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời thì cũng rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Một số biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra bao gồm:
Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này có thể gây ra tử vong nếu điều trị không kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
Viêm phổi: Đây là biến chứng thường xảy ra ở người lớn, xuất hiện ở ngày thứ 3-5 của bệnh với các biểu hiện như ho, ho ra máu, tức ngực, khó thở.
Viêm tai ngoài, tai giữa: Trẻ có thể bị viêm tai nếu mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.
Viêm thanh quản: Nếu mụn thủy đậu mọc trong khoang miệng hay niêm mạc miệng thì có thể gây ra viêm thanh quản.
Viêm cầu thận cấp: Nếu trẻ bị thủy đậu nặng sẽ gây ảnh hưởng đến thận, gây ra viêm thận, viêm cầu thận cấp cùng các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.
Viêm gan: Đây là một biến chứng ít khi xảy ra, biểu hiện thường chỉ là buồn nôn, khó tiêu, hệ miễn dịch giảm.
Thủy đậu có thể gây ra biến chứng viêm não, viêm màng não.
Zona thần kinh: Khi đã khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn tiếp tục tồn tại ở rễ dây thần kinh. Bất cứ khi nào hệ thần kinh suy yếu thì virus này sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh Zona (giời leo).
Hội chứng Reye: Trong quá trình bị thủy đậu mà sử dụng thuốc Aspirin thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng Reye - căn bệnh liên quan đến não và thoái hóa mỡ gan, đi kèm là các dấu hiệu như hôn mê, co giât, gan phình to, xuất huyết nội tạng, não bị phù...
Biến chứng thủy đậu đối với phụ nữ có thai: Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau khi sinh sẽ khiến em bé bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, từ đó gây ra dị tật, nặng hơn là tử vong.
Cách phòng ngừa thủy đậu
Cách ngừa bệnh thủy đậu an toàn và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine thủy đậu. 90% người đã tiêm chủng có khả năng miễn dịch tuyệt đối vơi bệnh, 10% còn lại vẫn có khả năng mắc thủy đậu sau tiêm chủng, tuy nhiên các trường hợp này thường bị rất nhẹ, không hề có biến chứng.
Cách tiêm vaccine với từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:
Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào: Tiên 2 mũi, cách nhau từ 4-8 tuần.
Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào: Tiêm 1 mũi.
Theo afamily
9 bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn người lớn, đó là lý do cha mẹ luôn lo lắng khi thấy con có những dấu hiệu lạ. Thông tin về các căn bệnh mà trẻ thường gặp trong bài viết này được diễn giải ở 5 khía cạnh: định nghĩa, cách lây nhiễm, giai đoạn ủ bệnh, dấu hiệu - triệu chứng đầu tiên và...