Những biển báo dễ gây hiểu lầm nhất Việt Nam
Sự trùng hợp bất ngờ khiến những tấm biển báo vốn hết sức bình thường trở nên vô cùng hài hước và ‘bá đạo’.
Bắn súng trong toilet?
Cần phải ABC đúng nơi quy định.
Không đậu đại học cũng có việc làm.
Khu vực cấm đẻ.
Video đang HOT
Cẩn thận thú dữ.
Đi Mỹ bằng đường xuyên qua lòng đất.
Vùng thụ tinh nhân tạo?
Sách thiếu nhi với các chủ đề nóng bỏng.
Rút hẳn ổ cắm điện ra khỏi nhà vào ban đêm.
Điểm đập đá tại trường tiểu học.
Theo baohatinh.vn
Chứng tâm thần phân liệt của họa sĩ Louis Wain qua tranh vẽ mèo
Ban đầu, tranh vẽ mèo của Louis Wain giống nhiều tranh động vật khác, dần dần trừu tượng hơn, cuối cùng không giống mèo nữa.
Louis Wain là một trong những họa sĩ thương mại nổi tiếng nhất lịch sử nước Anh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Cha mất khi ông mới 20 tuổi. Louis một mình chăm sóc mẹ già và năm chị em gái trong gia đình. Theo Schizlife, khi em gái ông bị bệnh ung thư vú phải nhập viện, cô bỗng cảm thấy thoải mái khi chơi với mèo. Từ đó, Louis bắt đầu nghĩ ra các ý tưởng như đeo kính cho mèo, phác họa lại những khoảnh khắc thú vị để giúp tâm trạng em gái tốt lên.
Dần dần, ông phát triển những ý tưởng phác thảo đó thành tranh vẽ mèo mang tính nghệ thuật. Tranh của ông được lan truyền rộng rãi, được in trên các tạp chí, sách thiếu nhi, bưu thiếp và đưa tên tuổi của ông vang danh thời bấy giờ.
Họa sĩ Louis Wain (1860-1939) nổi tiếng trong lịch sử nước Anh với các bức tranh vẽ về mèo. Ảnh: DeviantArt
Ban đầu, các bức vẽ mèo của Louis giống như nhiều bức tranh động vật dễ thương khác với hình ảnh mèo đội nón ngớ ngẩn, mèo cầm bóng, giả vờ nói chuyện với mèo con. Các thuộc tính của mèo đi trên bốn chân, không mặc quần áo, khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc... cũng thể hiện trong tranh.
Dần dần Louis phát triển những con mèo của mình theo hướng nhân học. Chúng giống với con người nhiều hơn. Mèo trong tranh vẽ của ông đứng trên hai chân, mỉm cười và mặc quần áo như con người, biết chơi piano...
Những chú mèo đi bằng hai chân, biết uống trà, nói chuyện. Ảnh: DeviantArt
Dấu hiệu đầu tiên tâm thần phân liệt của Louis Wain xuất hiện sau cái chết của mẹ ông. Nhiều người nghi ngờ chứng hoang tưởng ông thể hiện trong các bản vẽ. Lời nói của ông có chút khác thường nhưng bản thân lại không hay biết. Họa sĩ sợ hãi thiết bị điện tử và đồ đạc trong nhà.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Louis Wain mắc chứng tâm thần phân liệt do tiếp xúc với Toxoplasmosis từ ký sinh trùng mèo. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giải định và chưa có bằng chứng chứng minh.
Em gái ông cũng chia sẻ về hành vi lạ lùng đôi khi lên đến đỉnh điểm của Louis. Gia đình gửi Louis đến bệnh viện tâm thần Springfield, điều trị một năm nhưng tình trạng bệnh không giảm. Năm 1930, Louis chuyển đến bệnh viện tâm thần Napsbury, nơi có bầu không khí dễ chịu bao gồm một khu vườn và rất nhiều mèo.
Ông tiếp tục vẽ những bức tranh mèo trừu tượng. Công chúng cho rằng thay đổi này phản ánh sự tiến triển các triệu chứng tâm thần phân liệt của người họa sĩ.
Những bức tranh trừu tượng về mèo, dần dần con mèo không giống mèo nữa. Ảnh: DeviantArt
Những bức chân dung mèo mỉm cười và hạnh phúc trên hình nền hoa đẹp từ từ biến đổi. Hạnh phúc chuyển thành cảm giác nghi ngờ, nghiêm trọng trên khuôn mặt mèo. Màu sắc tươi sáng dần trở thành sáng chói, mèo trong tranh có thể phát ra ánh hào quang. Những con mèo thể hiện vẻ sợ hãi và khó chịu. Đôi tai được vẽ quay lưng lại và đôi mắt nhìn theo các hướng. Theo thời gian, các bức chân dung mèo bắt đầu giống một ảo giác. Cuối cùng, con mèo Louis vẽ không còn giống mèo nữa.
Louis Wain mất năm 1939. Theo các nhà khoa học, tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn tâm thần. Những rối loạn này thường biểu hiện thành ảo thị, ảo thanh, hoang tưởng, lời nói bị mất trật tự và hoàn toàn rối loạn chức năng xã hội.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Sách tương tác: Chưa bao giờ "dụ" bé đọc sách lại dễ dàng đến vậy! Không chỉ đơn giản là đọc chữ, xem tranh như những cuốn sách truyền thống, sách tương tác đã trở thành món "đồ chơi tri thức" vô cùng sáng tạo và thú vị đối với các độc giả nhỏ tuổi. Chưa bao giờ "dụ" bé đọc sách lại dễ dàng đến vậy! Khi sách truyền thống không còn hấp dẫn với trẻ con...