Những bí quyết tăng chiều cao hiệu quả cho người từ 10-18 tuổi
Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có chiều cao lý tưởng, khỏe mạnh và thông minh. Cha mẹ đã biết bí quyết tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ từ 10 đến 18 tuổi như thế nào chưa?
Quá trình phát triển chiều cao của trẻ qua các giai đoạn
Trước khi bắt tay vào quá trình tăng trưởng chiều cao hiệu quả cho trẻ cha mẹ cần nắm được quá trình phát triển chiều cao của trẻ đạt hiệu quả tối đa.
Đối với trẻ có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng nhanh nhất về chiều cao: thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
Giai đoạn dậy thì (Nữ từ 10 – 16 tuổi, Nam từ 12 – 18 tuổi) cơ thể sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau lứa tuổi dậy thì, sức lớn của trẻ chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm.
Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1 – 2 cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.
Chắc chắn không ít bố mẹ có suy nghĩ chiều cao của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào di truyền. Nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn thì sau này con cũng sẽ không cao được. Điều này hoàn toàn không chính xác nhé. Chiều caocủa một người phụ thuộc vào 03 yếu tố: di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), sự rèn luyện thân thể (20%), yếu tố khác như môi trường xã hôi, bệnh tật, giấc ngủ,…
Về nguyên tắc, chiều cao sẽ phát triển tối đa khi có một thể trạng khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, tích cực rèn luyện thể thao, chế độ sinh hoạt khoa học. Việc chọn thời điểm tác động tích cực về dưỡng chất và thể thao là cực kỳ quan trọng, đó là những giai đoạn phát triển nhanh về chiều cao, đặc biệt là giai đoạn dậy thì.
Video đang HOT
Bí quyết giúp tuổi dậy thì vươn tới chiều cao lý tưởng
Ở giai đoạn dậy thì, chiều cao phát triển nhanh nhất. Do đó, để đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành, các bạn tuổi teen và phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động, cần xây dựng lối sống lành mạnh. Khi bố mẹ luôn cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sức khỏe dẻo dai thì không có lý do gì mà bé lại không phát triển chiều cao tối đa.
Dinh dưỡng hợp lý giữa “chất và lượng”
Một điều bố mẹ cần lưu ý nữa là về chế độ dinh dưỡng hợp lý giữa “chất” và “lượng”. Bố mẹ đừng nghĩ là cứ cho con ăn nhiều là cao nhé. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng cần khoa học nhé. Ở giai đoạn này nam cần ít nhất 2500-2800 calo và nữ cần 2200 calo mỗi ngày để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Cần uống sữa ít béo, ăn thịt nạc, cá, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả.
Tăng cường vận động
Ngoài việc nạp dinh dưỡng vào cơ thể cho bé bố mẹ đừng quên tăng cường vận động cho trẻ nhé. Những buổi hoạt động ngoài trời cũng sẽ giúp cơ thể tuổi dậy thì phát triển tốt hơn. Nếu trẻ ít được vận động sẽ ức chế quá trình phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được. Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao: đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài…
Sinh hoạt điều độ, tránh các tác nhân gây ức chế quá trình tăng trưởng
Thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ hút thuốc thụ động do cha mẹ, người thân, hay tập tành uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như trà, cà phê khi hệ thần kinh và hệ xương còn non nớt sẽ khiến trí não chậm phát triển, xương bị vôi hóa sớm, hạn chế sự phát triển chiều cao.
Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, thiếu sự tư vấn của bác sĩ, liên tục trong thời gian dài cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều caocủa trẻ.
Ngủ đủ và đúng giờ
Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm cũng như ý thức việc nên đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cho các em một giấc ngủ sâu và là yếu tố kích thích tăng trưởng được tuyến yên tiết ra, làm tăng thêm chiều cao và cân nặng.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức lớn
Trước tuổi dậy thì, xương phát triển mạnh về chiều dài, sau tuổi dậy thì xương phát triển về chiều dày. Xương cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cấu thành gồm:- Các chất hữu cơ: (chiếm 30% trọng lượng xương khô) là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein. Các dưỡng chất cần cho sự hình thành chất hữu cơ của xương, ngoài các chất khoáng còn là Chondroitin sulfat, acid folic, và DHA.- Các chất khoáng (chiếm 70% trọng lương xương khô): Bao gồm Canxi, Magie, đồng, kẽm, Silic, Boron, Mangan,….Để bé phát triển chiều cao tối đa ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé mẹ nên chú ý đến việc bổ sung cả vitamin và khoáng chất nhé.
Theo www.phunutoday.vn
Thay đổi sinh lý ở bạn gái dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn để bé gái phát triển các đặc tính nữ giới, dần thành người phụ nữ trưởng thành. Giai đoạn này, cơ thể bé có nhiều thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng.
Sự phát triển của "núi đôi": Khi chớm bước vào tuổi dậy thì, hai bên vú của bé gái sẽ có nhiều thay đổi và to dần. Sự phát triển này bắt đầu phát triển theo kiểu một bên to trước, bên kia theo sau. Vì vậy, bạn gái đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực chỉ nhú một bên, chẳng mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp.
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đầu tiên, quầng vú dầy lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, bạn gái có thể ngứa hoặc đau tức vú một chút.
Cặp "núi đôi" trưởng thành có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và các dây chằng liên kết. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích.
Bên trong vú là tuyến sữa. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn.
Ảnh minh họa
Cơ quan sinh dục: Trong giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng phát triển. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormon sinh dục và phóng noãn (rụng trứng).
Hiện tượng kinh nguyệt là quá trình sinh lý bình thường - dấu hiệu chứng tỏ bạn gái đã bắt đầu rụng trứng, có khả năng thụ thai và sinh con. Bạn gái có thể thấy kinh từ năm 10 tuổi và cũng có bạn đến năm 17 - 18 tuổi. Chỉ khi đã 18 tuổi mà không thấy kinh nguyệt thì mới đáng lo và cần đi khám để bác sĩ kiểm tra.
Trong những ngày hành kinh, một số bạn gái có cảm giác khó chịu, căng tức ngực và nặng phần bụng dưới, đau bụng, đau lưng...; tâm lý nôn nóng, dễ nổi cáu, giảm tập trung, dễ thay đổi cảm xúc... Đây cũng là hiện tượng thường gặp được gọi là "Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh" và nó sẽ tự chấm dứt khi hết chu kỳ.
Theo Ngô Minh Anh/Suckhoedoisong.vn
Cô bạn Trung Quốc mặt xinh, dáng đẹp, người gì đâu đáng yêu hết phần người khác Sở hữu gương mặt xinh đẹp, nụ cười ngọt ngào cùng thân hình quyến rũ, ai mà nỡ lòng nào từ chối một cô bạn như thế này cơ chứ? Nói Trung Quốc là thiên đường gái xinh thật không có sai mà, bởi ca sĩ, diễn viên đẹp đã đành, những cô nàng bình thường ở đây cũng có vô số mỹ...