Những bí quyết giúp bạn nói không với ngoại tình
Không ai mong muốn một cuộc hôn nhân đổ vỡ, những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn nói không với việc ngoại tình.
Bạn lo sợ khi có những sức hút bên ngoài lôi kéo bạn? Bạn sợ rằng mình sẽ không kiềm lòng mà rơi vào vòng xoáy cám dỗ? Cách bạn xử trí sẽ chính là thứ tiên quyết cho hạnh phúc gia đình trong tương lai.
Không ai mong muốn một cuộc hôn nhân đổ vỡ, những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nói không với việc ngoại tình.
Ảnh: The Guardian
1. Suy tính cho tương lai
Bạn hãy thử tưởng tượng những hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra khi bạn ngoại tình.
Viễn cảnh về một cuộc hôn nhân tan vỡ, những đứa con bơ vơ, kinh tế bất ổn hay những lời đàm tiếu, bàn tán về sự không chung thuỷ… là điều bạn không hề mong muốn.
Đó sẽ là cái kết khi bạn chọn việc ngoại tình. Những suy tính cho tương lai sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc, viễn cảnh mà bạn tưởng tượng ra có thể trở thành sự thật một lúc nào đó.
Video đang HOT
2. Tận dụng cám dỗ
Hãy tận dụng sự cám dỗ như một chất xúc tác để gia tăng tình cảm cho mối quan hệ vợ chồng thêm bền chặt.
Hãy hành xử như thể bạn đang ngoại tình với chính bạn đời của mình. Mọi hành động, cử chỉ thân mật lúc này sẽ mang đến những cảm xúc mới lạ trong hạnh phúc lứa đôi.
Nên nhớ tình cảm bên ngoài chỉ là nhất thời, tình cảm của bạn với bạn đời mới chính là thứ tồn tại mãi mãi. Đừng tin vào cảm xúc trong chốc lát để đánh mất bản thân và gia đình.
3. Giành thời gian tâm sự
Nếu bạn và “người ấy” đang gặp phải vấn đề tranh cãi, hãy cho nhau khoảng thời gian riêng mà không vướng bận đến những chuyện khác, để tâm sự và gợi nhớ kỷ niệm ngày cả hai quyết định chung tay xây dựng tổ ấm này.
4. Giữ ‘cái đầu lạnh
Cám dỗ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nhất là khi bạn đang gặp vấn đề trong đời sống và trong mối quan hệ của mình.
Những vấn đề đó có thể đơn giản là những khó khăn gặp phải khi hai bạn mới có em bé hay những lo lắng công việc… Mọi sự chán nản đều tạo nên những vết rạn nứt giúp cám dỗ len lỏi và phá hoại mối quan hệ của hai bạn.
Việc bạn cần làm là giữ cho mình một cái đầu lạnh, không cho phép bản thân hiện thực hoá sự cám dỗ từ những suy nghĩ đơn thuần đến những hành động cụ thể.
Sự chín chắn trong suy nghĩ và lý trí chính là chìa khoá quan trọng nhất giúp bạn vượt qua cám dỗ và giữ hạnh phúc gia đình.
Cuối cùng, những bí quyết trên chỉ là gợi ý để bạn “giữ mình” khỏi cám dỗ. Người đưa ra quyết định vẫn là chính bạn. Hãy sáng suốt để không dẫn đến tình trạng gia đình đổ vỡ.
Vũ Nguyên
Theo vietnamnet.vn
Nguyên nhân trẻ thường nói dối và cách xử lý
Không phải bỗng dưng trẻ con lại nói dối. Trước khi trách phạt, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thỏa đáng để trẻ không tái phạm nữa.
Nuôi dạy con là một trong những thách thức khó khăn lớn nhất mà mỗi phụ huynh phải đối mặt. Tuy nhiên, những thách thức này cũng là một trong những hạnh phúc mà chúng ta sẽ cảm nhận được khi uốn nắn con trở nên ngoan ngoãn và trở thành người có ích trong xã hội. Một trong những khó khăn lớn nhất khi nuôi dạy con chính là khi trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ.
Những lý do khiến trẻ nói dối là vì muốn chứng minh bản thân, muốn nhận được sự quan tâm, muốn có được sự công nhận từ gia đình và bạn bè.
Để giúp trẻ ngưng nói dối hãy áp dụng những cách sau đây:
1. Giữ bình tĩnh
Nếu bạn tức giận sẽ không giúp gì cho tình huống này. Và khi bạn la hét, mắng mỏ trẻ cũng không khuyến khích chúng chỉ nói sự thật. Chúng ta chỉ có thể phản ứng bằng cách bình tĩnh và tiếp cận tình huống như một cơ hội giảng dạy. Khi đang tức giận, bạn sẽ tập trung vào sự trừng phạt thay vì giúp trẻ học và hiểu không nên lặp lại lời nói dối nữa.
2. Đừng hỏi, hãy "bắt nọn" trẻ
Hãy tỏ ra đã biết sự thật và cho trẻ biết rằng bạn biết chúng đang nói dối. Nếu bạn tỏ ra đã biết trẻ đang lừa dối, chúng sẽ hiểu rằng lời nói dối đã không còn tác dụng. Hãy ra một hình phạt phù hợp để dăn dạy trẻ rằng những lời nói dối không thể kéo dài và rất khó che giấu.
3. Tìm lý do đằng sau hành động nói dối của trẻ
Hãy tìm lý do để biết biết tại sao trẻ nói dối, có thể do trẻ không muốn làm bạn thất vọng. Đào sâu hơn và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại quyết định có hành vi xấu và không mong muốn ngay từ đầu. Có phải trẻ đang cố gắng để không thua kém với bạn bè? Có thể trẻ đang không muốn bạn buồn vì không được như bạn mong muốn?... Có thể vì những lý do này trẻ buộc phải nói dối. Hiểu được những lý do tại sao trẻ đưa ra quyết định nói dối sẽ giúp cha mẹ tìm ra cách giải quyết tốt hơn những tình huống mà con cảm thấy đang mắc kẹt.
4. Lập kế hoạch cùng nhau
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề nói dối, biết được lý do và đưa ra hình phạt công minh, bạn nên cùng với trẻ lập ra các kế hoạch để cùng khắc phục những vướng mắc dẫn đến hành vi nói dối. Khi bạn cùng với con giải quyết vấn đề, bạn sẽ giúp trẻ thấy mình không bị bỏ rơi, cha mẹ vẫn thương yêu và ở bên cạnh ngay cả khi phạm phải sai lầm. Cùng nhau khắc phục các vấn đề thông qua các tình huống khó khăn cũng là một cách để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết xung đột trong hiện tại và trong tương lai. Trẻ sẽ học được sự tự tin và dễ dàng của một cuộc sống trung thực.
Việc dạy con sự trung thực vốn là việc nói dễ hơn làm. Với 4 bước này, bạn có thể dạy cho con những điều tốt lành từ sự thành thật cũng như xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa cha mẹ với con.
Theo Danviet
Vụ "clip giành nuôi con": Người mẹ nói gì? Người mẹ trong đoạn clip "giành quyền nuôi con" đã lên tiếng lý giải về việc không đến thăm con và chia sẻ về việc hôn nhân đổ vỡ. Hình ảnh trên clip về người mẹ cố gắng bế con gái về nuôi nhưng cháu bé vẫn theo bố. (Ảnh cắt từ clip) Hôn nhân đổ vỡ Mấy ngày qua trên mạng xã...