Những bí mật lịch sử bất ngờ của phố Hàng Cót không phải ai cũng biết
Với sự hiện diện của nhiều biệt thự, đường tàu điện và nhà hát đầu tiên của Hà Nội, phố Hàng Cót là một trong những con phố ’sang chảnh’ bậc nhất 36 phố phường Hà thành xưa.
Phố Hàng Cót là con phố dài khoảng 400 m, kéo dài từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hàng Mã, mạn Tây Bắc khu phố cổ Hà Nội. Đây vốn là đất các thôn Tân Lập, Tân Khai, thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện thọ Xương Cũ.
Tên gọi phố Hàng Cót bắt nguồn từ việc thời xưa trên phố có nhiều hộ làm nghề đan cót liếp bằng tre nứa, loại vật liệu dùng làm hàng rào, vách nhà…
Người Pháp gọi phố Hàng Cót là rue Takou. Từ năm 1945, phố quay trở lại với cái tên tiếng Việt thân thuộc.
Nằm gần ga Đầu Cầu (Long Biên), lại có tuyến xe điện Vọng – Kim Liên – Yên Phụ chạy qua (từ 1935) nên phố Hàng Cót có một vị trí giao khá thương thuận tiện trong khu phố cổ. Trong thập niên 1930-1940, diện mạo phố thay đổi chóng mặt.
Giai đoạn này, phố Hàng Cót được mở mang thành một tuyến phố rộng đẹp. Rất nhiều ngôi nhà kiểu mới to đẹp được xây dựng dọc phố.
Ở giữa phố trường THCS Thanh Quan ở số nhà 29, là một di tích lịch sử đáng chú ý của Hà Nội. Tại đây, nhân dịp Hội chợ Hà Nội năm 1887, một thương nhân Hoa kiều đã xây một rạp hát tuồng Tàu, chính là nhà hát đầu tiên của Hà Nội.
Bên cạnh các vở diễn phục cụ cộng đồng Hoa kiều đông đúc ở phố cổ, nhà hát này thỉnh thoảng cho các ban nhạc từ Pháp sang thuê làm nơi biểu diễn. Tháng 3/1888, một vụ cháy lớn xảy ra ở phố Hàng Cót, may mắn nhà hát không việc gì.
Năm 1916, chính quyền trưng thu rạp này, cho phá đi để xây một trường tiểu học dành riêng cho nữ sinh gọi là Ecole Brieux, dân gian gọi là trường Hàng Cót. Năm 1948, trường Brieux đổi tên là trường Thanh Quan.
Ngày nay, phố Hàng Cót là một tuyến phố thương mại phát triển của phố cổ Hà Nội. Trên phố có khá nhiều cở sở dịch vụ du lịch, thời trang, ẩm thực… quy mô lớn nhỏ.
Một số đền chùa cổ vẫn được bảo tồn khá tốt trên phố Hàng Cót, đầu tiên là đền Tam Phủ ở số nhà 52, là một ngôi đền của đạo Mẫu.
Chùa Pháp Bảo Tạng ở số nhà 44 được xây dựng thời tạm chiếm (1946 – 1954). Thời đó, Hội Phật giáo và các Phật tử xây chùa này để lưu giữ những bản văn khắc in kinh Phật.
Phố Hàng Cót cũng là một trong số vài tuyến phố ở Hà Nội có cầu đường sắt bắc ngang trên cao, tạo nên một cảnh tượng lý thú đối với khách phương xa lần đầu đặt chân đến con phố này.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Cót ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Ẩm thực Hà Nội xưa và nay. Nguồn: VTC
Quốc Lê
Các nhà hát vắng lặng không bóng người thời COVID-19
Tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều quốc gia áp dụng tình trạng khấn cấp, dừng các hoạt động đông người, biến các địa điểm công cộng như rạp hát trở nên trống rỗng, không bóng người.
Khán phòng của Nhà hát Quốc gia Hungary. Chính phủ Hungary tuyên bố tình trạng khẩn cấp để ứng phó COVID-19 và cấm tất cả các sự kiện trong nhà với hơn 100 người tham gia và các sự kiện ngoài trời với hơn 500 người tham gia.
Một rạp chiếu phim trống không ở Kochi, bang Kerala, Ấn Độ. Chính quyền bang Kerala đã đóng cửa các rập chiếu phim nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Nhà hát Semperoper, bang Dresden, Đức. Toàn bộ hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở nhà hát này đã bị hủy vì COVID-19. (Nguồn: EPA)
Hội trường Đại học Jagiellonian, Krakow, Ba Lan. (Nguồn: Getty Images)
Nhà hát opera Teatro Massimo Vittorio Emanuele, Palermo, Italy sẽ còn phải đóng cửa trong một thời gian dài vì COVID-19 đang bùng phát dữ dội ở đất nước hình chiếc ủng. (Nguồn: Getty Images)
Hội trường Hạ viện Tây Ban Nha vắng lặng trong mùa dịch COVID-19. (Nguồn: AP)
Theo vietnamplus.vn
12 điều bất cứ du khách nào cũng muốn nhận ra trước khi du lịch Nhật Bản, không nắm rõ là có ngày "toang" như chơi Không phải ai cũng nắm rõ 12 lời khuyên thiết thực này trước khi đi du lịch Nhật Bản. Ngày nay, đi du lịch Nhật Bản trở thành niềm mơ ước của rất nhiều tín đồ cuồng xê dịch khắp châu Á và cả thế giới. Được mệnh danh nào là "đất nước đến từ năm 3000", "quốc gia ngoài hành tinh" với...