Những bí mật khủng khiếp bên trong vành đai lửa Thái Bình Dương
Những bí mật bên trong vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực xảy ra những trận động đất khủng khiếp nhất trên Trái Đất lần đầu tiên được các nhà khoa học tiết lộ với công chúng.
Động đất xảy ra bởi vết đứt gãy trên vỏ trái đất.
Trước đây, dải đứt gãy sâu 7 km mang tên Banda Detachment nằm ở phía đông Indonesia thực là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Song tới thời gian gần đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra cơ chế hình thành của dải đứt gãy được cho là đứt gãy lớn nhất trên Trái Đất này.
Bằng cách phân tích bản đồ độ phân giải cao về đáy biển Bandam, các nhà địa chất học thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) và Đại học Royal Holloway (Anh) đã nhận thấy lớp đá nền đáy biển bị cắt sâu bởi hàng trăm vách đá dốc đứng song song.
Những nhát cắt này chỉ ra một phần vỏ Trái Đất có diện tích lớn hơn nước Bỉ hoặc Tasmania nhiều khả năng bị tách đôi bởi đoạn mở rộng kéo dài 120 km dọc theo một vết nứt.
TS. Jonathan Pownall, Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho biết: “Vực thẳm đã được biết đến từ 90 năm trước nhưng cho đến gần đây, chưa ai có thể giải thích tại sao nó lại sâu như thế. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra vực thẳm sâu 7 km dưới biển Banda ở phía đông Indonesia hình thành do mở rộng dọc theo vết nứt lộ thiên lớn nhất được ghi nhận trên vỏ Trái Đất”.
Video đang HOT
GS. Gordon Lister thuộc Trường Khoa học Trái Đất thuộc ANU bổ sung thêm thông tin, Banda Detachment là kết quả từ đứt gãy trải rộng trên diện tích hơn 60.000 km2 dưới đáy đại dương.
“Chúng tôi đã tìm ra lý giải hợp lý cho sự tồn tại của dải đứt gãy mà chúng tôi đặt tên là Banda Detachment dựa trên dữ liệu đo sâu và hiểu biết về địa lý khu vực”, GS. Gordon Lister nói.
Hình ảnh mô phỏng dải đứt gãy sâu 7 km mang tên Banda Detachment nằm ở phía đông Indonesia.
Phát hiện có thể tạo nên bước đột phá trong dự đoán sóng thần ở khu vực vành đai lửa bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương, nơi nổi tiếng với những trận động đất và phun trào núi lửa. Theo TS. Jonathan Pownall, hiểu biết về những đứt gãy lớn như Banda Detachment ở khu vực có nguy cơ sóng thần cao và động đất lớn là điều kiện cơ bản để có thể đánh giá đầy đủ những hiểm họa từ hoạt động kiến tạo của vỏ Trái Đất.
Trận siêu động đất làm “xê dịch” Nhật Bản
Nhật Bản là nơi gặp gỡ của nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau như mảng Thái Bình Dương, Á-Âu, Bắc Mỹ, Philippine. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của những ngọn núi lửa và suối nước nóng trên khắp đất nước Mặt trời mộc. Và với việc nằm ngay trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên mỗi thế kỷ, Nhật Bản đều phải hứng chịu một vài trận động đất có sức tàn phá kinh hoàng.
Sức mạnh tổng lực phát ra từ trận động đất mạnh gần 9 độ richter ở Nhật Bản ngày 11.3.2011 tương đương với sức nổ của 6,7 nghìn tỉ khối lượng chất nổ TNT và gấp khoảng 1.000 lần sức hủy diệt của tất cả vũ khí hạt nhân của thế giới cộng lại. Tâm chấn của trận động đất này nằm ở ngoài khơi Nhật Bản nên sau trận động đất đã xảy ra sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp. Đây là nguyên nhân gây ra thương vong lớn hơn nhiều so với động đất thông thường xảy ra trên mặt đất.
Điều này đã nhắc nhở chúng ta một thực tế rằng, những trận động đất xảy ra dưới biển có thể có sức mạnh hủy diệt đáng sợ hơn rất nhiều so với những trận động đất xảy ra trên mặt đất.
Trận động đất này còn làm hòn đảo chính của Nhật dịch chuyển gần 2,5m và trục nghiêng của Trái đất bị xô lệch 10cm, CNN đưa thông tin ghi nhận của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) và Viện Vật lý và Động đất Quốc gia Ý.
Theo Danviet
Động đất 6,5 độ Richter ở Indonesia, ảnh hưởng cả Singapore
Một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter xảy ra ở Indonesia sáng 2.6, chấn động lan sang cả Singapore.
Bản đồ khu vực xảy ra trận động đất sáng ngày 2.6. USGS
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất mạnh 6,5 độ Richter có tâm chấn ở độ sâu 50 km, cách thành phố Sungai Penuh trên đảo Sumatra chỉ 91 km và cách thành phố Padang, thủ phủ đảo Sumatra khoảng 155 km, Reuters ngày 2.6 đưa tin.
Cơ quan Địa chất, Khí tượng và Thủy văn Indonesia (BMKG) cho biết trận động đất xảy ra vào khoảng 5 giờ 56 phút sáng 2.6 và không có cảnh báo sóng thần.
Hiện chưa có báo cáo chính thức về thiệt hại sau trận động đất. Tuy nhiên, theo tờ The Straits Times, giới chức địa phương ghi nhận có hai người bị thương và 9 tòa nhà ở Tây Sumatra bị hư hại, hệ thống điện và thông tin liên lạc không ảnh hưởng.
Cũng theo The Straits Times, mặc dù cách tâm chấn hơn 500 km nhưng Singapore cũng cảm nhận được chấn động của trận động đất này. Tuy nhiên người phát ngôn của Lực lượng phòng vệ nội địa Singapore cho biết cơ quan này không nhận được bất kỳ yêu cầu trợ giúp nào liên quan đến trận động đất.
Indonesia nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Động đất mạnh 7 độ Richter, Vanuatu phát lệnh cảnh báo sóng thần Môt trân đông đât mạnh 7 đô Richter đã xảy ra tại Vanuatu rạng sáng 29.4 khiên nước này phát lênh cảnh báo sóng thân nhưng sau đó được huỷ bỏ. Vanuatu phat lênh canh bao song thân vao sáng ngay 29.4 nhưng dơ bo sau 2 giơAFP Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất mạnh 7...