Những bí mật ít người biết về chiếc phong bì của giải Oscar
Bên cạnh tượng vàng Oscar danh giá còn tồn tại một biểu tượng “vô giá” – chiếc phong bì Oscar.
Nói đến giải Oscar, nhiều người thường nghĩ đến những tượng vàng Oscar. Đó là niềm khao khát mơ, ước cháy bỏng của bất kì đạo diễn, diễn viên hay nghệ sĩ điện ảnh nào.
Nhưng bạn có biết, bên cạnh tượng vàng sáng lấp lánh này vẫn còn một biểu tượng khác nữa – đó là những chiếc phong bì ghi tên người chiến thắng giải thưởng danh giá.
Chiếc phong bì nặng khoảng 100gr này được thiết kế với mục đích bảo vệ danh tính của những người chiến thắng giải Oscar nhằm tránh ánh mắt “dòm ngó” của báo giới. Tuy nhiên, đằng sau chiếc phong bì danh giá này lại chứa đựng nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết.
Những chiếc phong bì Oscar.
Cùng tìm hiểu 6 điều thú vị về chiếc phong bì Oscar qua bài viết dưới đây:
1. Chiếc phong bì trẻ tuổi hơn giải Oscar
Mặc dù năm 2015, tượng vàng Oscar sẽ bước vào tuổi 87 nhưng chiếc phong bì danh giá này mới chỉ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75.
Khi giải Oscar được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1929, người chiến thắng sẽ được thông báo trước 3 tháng. Vào năm 1930, tiền lệ này được thay đổi khi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ quyết định “bật mí” danh sách những người chiến thắng với báo giới và yêu cầu họ không được công bố cho đến khi diễn ra lễ trao giải. Tuy nhiên, vào năm 1939, tờ Los Angeles Times đã để lộ danh sách những người chiến thắng trước khi thông báo chính thức được công bố.
Bởi vậy, vào năm 1940, chiếc phong bì của giải Oscar ra đời để tránh sự “nhòm ngó” của báo giới và không làm hỏng sự bất ngờ của đêm trao giải.
2. Chiếc phong bì mới được thiết kế lại 5 năm trước
Cách đây 5 năm, nhà thiết kế Marc Friedland đến từ Los Angeles (Mỹ) đã thiết kế lại mẫu phong bì cho giải Oscar. Thiết kế mới có vỏ ngoài màu vàng lấp lánh, mặt trong có hình ảnh tượng vàng Oscar in trên nền màu đỏ đẹp mắt.
Với thiết kế mới, phong bì Oscar đã được diễn viên, nhà làm phim Tom Hanks – người vinh dự bước lên sân khấu trao giải Oscar vào năm 2011 khen ngợi và cho rằng, đó là một tác phẩm nghệ thuật.
Video đang HOT
Diễn viên, nhà làm phim Tom Hanks xuất hiện với chiếc phong bì Oscar vào năm 2011.
3. Ban tổ chức luôn chuẩn bị 2 bộ phong bì phụ ngoài bộ phong bì chính
Mặc dù chỉ có 24 phong bì chính thức xuất hiện tại lễ trao giải điện ảnh danh giá thế nhưng trên thực tế, có tới 3 bộ phong bì được chuẩn bị cho mỗi lần diễn ra giải Oscar. Như vậy, có tới 72 chiếc phong bì được sản xuất.
Hai bộ phong bì dự trữ được sản xuất để phòng trường hợp bộ phong bì chính không thể tới buổi lễ trao giải kịp giờ vì lý do nào đó.
Bên cạnh đó, đội sản xuất cũng làm ra 363 tấm thiếp in tên người thắng cuộc. Các tấm thiếp này có tên của mọi ứng viên. Tuy nhiên việc tấm thiếp nào được đặt vào phong bì nào sẽ được thực hiện tại một địa điểm nằm ngoài nơi sản xuất. Và tất nhiên, khâu quan trọng này sẽ được lựa chọn và tiến hành bí mật với sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của Viện Hàn lâm.
4. Phải mất 3 tuần để làm xong những chiếc phong bì Oscar
Bạn có biết, những chiếc phong bì Oscar đều được làm thủ công trong studio của nhà thiết kế tại Los Angeles. Để hoàn thành toàn bộ số phong bì này, các nghệ sĩ sẽ phải mất 110 giờ làm việc với 10 công đoạn tách biệt.
Những người thợ sẽ sử dụng nhiều vật liệu cao cấp như giấy kim loại đặc biệt được nhập khẩu từ một xưởng giấy nhỏ ở Đức và những tấm vải satin đỏ dài tới 40m để làm nơ.
5. Phong bì được bảo vệ cẩn thận
Công ty Price Waterhouse and Coopers đã được giao nhiệm vụ kiểm phiếu bầu giải Oscar suốt 81 năm liên tiếp. Những phiếu bầu này sẽ quyết định người chiến thắng trong từng hạng mục.
Công ty luôn giữ kín danh tính người chiến thắng và bảo vệ những phong bì Oscar cẩn thận cho đến khi buổi lễ trao giải chính thức được diễn ra.
Năm nay, hai cộng sự của công ty Price Waterhouse and Coopers là ông Brian Cullinan và Martha Ruiz là hai người duy nhất biết trước kết quả ai đoạt tượng vàng Oscar. Bởi vậy, họ sẽ có nhiệm vụ đưa những phong bì ghi tên người đoạt giải đến lễ trao giải dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các vệ sĩ.
6. Chỉ có 24/72 chiếc phong bì được tồn tại sau lễ trao giải
Mặc dù có 72 chiếc phong bì được sản xuất nhưng chỉ có 24 chiếc phong bì được lên sân khấu. Những người chiến thắng sẽ cầm cả tượng vàng lẫn phong bì vàng về nhà. Số phong bì dự trữ còn lại sau đó sẽ bị hủy, nhằm tránh việc người ta mang chúng ra bán đấu giá trục lợi.
Theo Friedland, mặc dù mỗi chiếc phong bì có giá trị lên tới 200USD (hơn 4 triệu đồng) nhưng giá trị lưu niệm của nó là vô giá. Chính vì thế việc tiêu hủy những phong bì dự trữ góp phần lưu giữ giá trị lịch sử của biểu tượng này.
Theo Trang Đỗ / Trí Thức Trẻ
Những bài phát biểu hay nhất Oscar 2015
Cùng điểm lại những bài phát biểu xúc động, ý nghĩa và thú vị nhất của các ngôi sao trong lễ trao giải Oscar 2015.
Eddie Redmayne - Nam chính xuất sắc nhất (Phim "The Theory of Everything")
Eddie Redmayne được cho là người có bài phát biểu đáng yêu nhất Oscar năm nay. Khi bước lên sân khấu nhận giải Nam chính xuất sắc nhất, nam diễn viên 33 tuổi đã không giấu được sự hạnh phúc, bất ngờ đến... mất kiểm soát của mình. Anh thậm chí đã làm đứt đoạn bài phát biểu khi phải dừng lại chỉ để kêu lên thật to "Wwoooww" trước vinh hạnh mà mình đạt được khiến khán phòng rộ lên những tiếng cười.
"Giải thưởng này thuộc về tất cả mọi người trên thế giới - những người đang phải chiến đấu với căn bệnh ALS (tạm dịch: xơ cứng teo cơ một bên - PV). Nó thuộc về một gia đình đặc biệt: Stephen, Jonathan Jane và những đứa trẻ nhà Hawking..." - Eddie tiếp lời.
Sau khi dành tất cả những lời cảm ơn xúc động cho các đồng nghiệp, Eddie Redmayne kết thúc bằng việc bày tỏ tình yêu đến vợ mình.
Vai diễn giúp Eddie Redmayne đứng lên bục vinh quang là nhà vật lý, thiên văn học tài năng Stephen Hawking - người mắc bệnh ALS trong bộ phim The Theory of Everything. Ngoài 30 tuổi nhưng anh đã khiến người xem bất ngờ khi hóa thân thành một ông lão 72 tuổi đầy trọn vẹn. Trong cuộc gặp gỡ với Stephen Hawking ngoài đời thực, chính nhà khoa học này cũng phải dành lời khen tặng cho diễn xuất tuyệt vời của Eddie.
Patricia Arquette - Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Phim "Boyhood")
Tuy được đặt nhiều kỳ vọng nhưng bộ phim Boyhood lại chỉ giành được một giải thưởng tạiOscar 2015 - là giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Patricia Arquette.
Bước lên sân khấu nhận giải, Patricia Arquette cảm ơn gia đình, đoàn làm phim Boyhood, cũng như đưa ra tuyên bố về nữ quyền tại Hollywood. Cô nói: "Giờ là lúc chúng ta đưa ra công bằng về mức lương, cũng như về quyền công bằng cho người phụ nữ tại nước Mỹ".
Phát biểu của Patricia Arquette đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các ngôi sao khác ngồi dưới khán đài, trong đó, sự nhiệt tình hưởng ứng của Meryl Streep và Jennifer Lopez đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các phóng viên và trở thành một trong những khoảnh khắc ấn tượng của Oscar 2015.
Trong bài phỏng vấn hậu trường, Patricia Arquette cũng thẳng thắn bày tỏ: "Điều không thể tha thứ là chúng ta đi khắp thế giới để nói về quyền bình đẳng cho phụ nữ nhưng chúng ta lại không có quyền đó ở nước Mỹ, và chúng ta không có bởi vì khi họ viết nên Hiến pháp, họ không có ý định làm điều đó cho phụ nữ".
J.K. Simmons - Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (phim Whiplash)
"Nếu có thể, tất cả các bạn, hãy gọi cho mẹ của mình. Gọi cho mẹ, cho cha của các bạn nếu bạn là người may mắn vẫn còn đủ cả mẹ lẫn cha. Hãy gọi họ chứ đừng nhắn tin, cũng đừng email, hãy gọi điện thoại, nói với họ rằng bạn yêu họ và cảm ơn họ, và lắng nghe họ miễn là họ muốn nói chuyện với bạn".
Don Hall - Đạo diễn phim "Big Hero 6" nhận giải Phim hoạt hình hay nhất
"Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé mặt đầy tàn nhang đã nói với cha mẹ mình rằng, một ngày nào đó, cậu sẽ làm việc cho hãng phim Walt Disney. Và cha mẹ cậu đã làm một điều tuyệt vời: ủng hộ cậu và tin tưởng cậu. Từ sâu tận đáy lòng mình, cậu bé ấy cảm ơn cha mẹ rất nhiều!".
Common - nhận giải Ca khúc trong phim hay nhất cho "Glory" - phim "Selma"
"Cây cầu này (ám chỉ tới bản sao trên sân khấu của cây cầu Edmund Pettus ở tiểu bang Selma, Alabama, nước Mỹ) đã từng một thời là ranh giới phân chia quốc gia, nhưng giờ đây nó là biểu tượng của sự thay đổi. Tinh thần của cây cầu này đã vượt qua mọi rào cản về chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay vị thế xã hội. Tinh thần của cây cầu này đã kết nối những đứa trẻ đang mơ về cuộc sống tốt đẹp từ South Side của Chicago đến những người Pháp đang đứng lên đòi quyền tự do, tới những người Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ. Cây cầu này được xây dựng trên niềm hy vọng, được hàn gắn bởi lòng từ bi và được nâng lên bởi tình yêu dành cho tất cả mọi người".
Graham Moore - Biên kịch xuất sắc nhất (Phim Imitation Game)
"Khi tôi 16 tuổi, tôi đã từng có ý định tự tử vì cảm thấy mình lạ lẫm, khác biệt, như thể chẳng thuộc về nơi nào. Và bây giờ tôi đang đứng ở đây. Vậy nên tôi muốn dành giây phút này cho những đứa trẻ ở ngoài kia, những người cũng đang cảm thấy rằng mình lạ lùng, khác biệt hay là chẳng thuộc về nơi nào cả. Vâng, các bạn cảm thấy vậy, nhưng hãy cứ lạ lùng, hãy cứ khác biệt, và rồi sẽ đến lượt các bạn đứng trên sân khấu này. Xin vui lòng truyền thông điệp này đến những người đi cùng bạn".
Julianne Moore - Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (phim Still Alice)
"Tôi từng đọc một bài báo nói rằng thắng giải Oscar có thể khiến bạn sống lâu thêm 5 năm, và điều đó là sự thật, và tôi xin cảm ơn Viện Hàn lâm vì chồng tôi trẻ hơn tôi! Một trong những điều tuyệt vời nhất của bộ phim này là nó khiến chúng ta cảm thấy mình được thấu hiểu và không cô độc, và những người mắc bệnh Alzheimer xứng đáng được thấu hiểu để chúng ta có thể tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh này".
Theo Thanh Nguyên / Trí Thức Trẻ
12 khoảnh khắc thú vị phía sau cánh gà Oscar 2015 Đây là những giây phút thú vị của các sao Hollywood phía sau sân khấu lễ trao giải thưởng Oscar lần thứ 87 mà các khán giả truyền hình không được trực tiếp nhìn thấy. J. K. Simmons được tài tử Liam Neeson chúc mừng đằng sau sân khấu lễ trao giải Oscar sau khi ông vừa thắng giảiNam diễn viên phụ xuất...